Tòa Bạch Ốc sẽ tổ chức buổi chiếu bộ phim Gosnell: The Trial of America’s Biggest Serial Killer (tạm dịch là: (Gosnell: Một Phiên Tòa Lớn Nhất tại Hoa kỳ về Tên Sát Nhân) vào tối thứ Sáu, 12/4/2019, trong một động thái nhận được lời khen ngợi từ các nhóm ủng hộ phò sinh, những người cho rằng đó là một chiến lược của Tòa Bạch Ốc dùng để “biểu lộ diễn đàn” về các vấn đề phá thai muộn và giết thai nhi.
Bộ phim, được phát hành vào tháng 10/2018, kể câu chuyện có thật về phiên tòa và sự kết án Kermit Gosnell – kẻ phạm tội phá thai muộn. Ông ta đã bị kết án vào tháng 5/2013 với bản án giết người cấp độ thứ nhất (first-degree murder) khi giết ba đứa trẻ vừa sinh ra còn sống trong một ca dự định phá thai, và một bản án giết người không cố ý (involuntary manslaughter) khi làm một phụ nữ bị tử vong trong khi phá thai.
Judd Deere, Phó Bộ trưởng Báo chí Tòa Bạch Ốc nói trong một tuyên bố với tờ Register rằng bộ phim mang đến một lời “nhắc nhở giật mình” qua một câu chuyện khủng khiếp có khủng khiếp về việc hành nghề của Gosnell.
Deere nói : “Kermit Gosnell đã bị kết án về ba tội giết người cấp độ thứ nhất vì giết trẻ em bằng cách cắt xương sống những đứa trẻ sau khi ông ta phá thai không thành công, và bộ phim này là một lời nhắc nhở đáng kinh sợ về những tội ác khủng khiếp này.”
Judd Deere cũng liên kết vụ án giết những đứa trẻ được sinh ra còn sống của Gosnell để chống lại vụ án việc phá thai muộn của đảng Dân chủ.
Ông nhấn mạnh: “Đảng Dân chủ hiện nay bảo vệ cách phá thai này, nhưng Tổng thống Trump đã quyết định bảo vệ sự sống, và chấm dứt hành vi giết thai nhi là ưu tiên hàng đầu trong chính quyền của ông.”
Đảng Dân chủ cố gắng thúc đẩy hợp thức hóa việc phá thai muộn
Deere có lẽ tham khảo những nhận xét từ một số người thuộc đảng Dân chủ bảo vệ phá thai muộn, cũng như sự phản đối mạnh mẽ của đảng Dân chủ ở cả Hạ viện và Thượng viện đối với Đạo luật Bảo vệ Trẻ Phá thai Sống sót (Born-Alive Abortion Survivors Protection Act), một đạo luật sẽ bảo đảm pháp lý cho trẻ sơ sinh sau khi đã bị phá thai bất thành nhưng còn sống sót.
Luật bảo vệ trẻ sơ sinh sống sót sau khi phá thai theo đảng Dân chủ của New York thông qua một biện pháp phá thai cực đoan để cho phép phá thai tại “bất cứ thai kỳ nào” để “bảo vệ sự sống hay sức khỏe của người mẹ”, những nhận xét gây tranh cãi của Thống đốc Ralph Northam, tiểu bang Virginia, về việc để cho trẻ sơ sinh chết sau khi sinh.
Trong một buổi phỏng vấn, ông Northam nói về việc phá thai ở thai kỳ giai đoạn thứ ba (từ 7 tháng đến 9 tháng) rằng: “Việc này được thực hiện trong những trường hợp thai nhi có thể có dị tật nghiêm trọng; có thể một thai nhi không thể sống được. Vì vậy, trong ví dụ cụ thể này, nếu một người mẹ đang chuyển dạ, tôi có thể nói cho bạn biết chính xác điều gì sẽ xảy ra. Trẻ sơ sinh sẽ được sinh ra, trẻ sơ sinh sẽ được giữ thoải mái, trẻ sơ sinh sẽ được làm cho sống lại (resuscitated) nếu đó là những gì người mẹ và gia đình muốn, và sau đó sẽ có một cuộc thảo luận giữa các bác sĩ và người mẹ.”
Tổng thống Trump đã lên án những nhận xét của ông Northam về việc phá thai tại buổi thuyết trình trước Quốc hội của ông hồi tháng 2/2019 và kêu gọi Quốc hội thông qua luật hạn chế phá thai muộn.
Một nguồn tin thân cận nói với tờ Register rằng ông Northam, “đã mang toàn bộ việc giết thai nhi ra trước” và rằng bộ phim Gosnell “được xem là một cơ hội để thực sự khám phá” sự khác biệt giữa Tòa Bạch ốc và Đảng Dân chủ về vấn đề đó.
Nguồn tin nói thêm : “Việc này [chiếu phim] là một tuyên bố chính trị, nhưng thật không thể tin được là có bao nhiêu người trong Tòa Bạch ốc của ông Trump cực kỳ ủng hộ phò sinh. Một chính quyền thực sự ủng hộ phò sinh là một cụm từ chính trị và thực tế.”
Nguồn tin xác nhận rằng việc chiếu phim đã được đề xuất và tiến hành trong cuộc họp tháng 12 với các nhóm ủng hộ phò sinh. Tòa Bạch ốc nói với tờ báo Politico rằng buổi chiếu phim sẽ có 150 khách từ phong trào ủng hộ phò sinh.
Sử dụng ‘Bully Pulpit” (biểu lộ diễn đàn)
Gosnell là bộ phim gây tranh cãi chính trị đầu tiên mà chính quyền Trump đã tổ chức chiếu. Tòa Bạch Ốc đã tổ chức các buổi chiếu phim kể từ khi cựu Tổng thống Franklin Delano Roosevelt chuyển đổi một phòng giữ áo choàng thành rạp chiếu phim vào năm 1942. Chính quyền Reagan chiếu bộ phim về ủng hộ sự sống gây tranh cãi có tên là The Silent Scream năm 1985.
Kristan Hawkins, Chủ tịch của Hội Sinh viên ủng hộ phò sinh của Mỹ (Students for Life of America – SFLA), nói với tờ Register rằng buổi chiếu phim Gosnell là một cách sử dụng việc “biểu lộ diễn đàn” của Tòa Bạch Ốc. Cô ấy đã tham dự cuộc họp của chính quyền với những người ủng hộ phò sinh đã truyền cảm hứng cho họ. Cô nói : “Tôi đã có mặt tại cuộc họp vào tháng 12 tại Tòa Bạch Ốc, khi chúng tôi đang ủng hộ những điều mà chính quyền Ttổng thống Trump có thể làm để tiếp cận với đa số người Mỹ ủng hộ phò sinh. Cách sử dụng biểu lộ diễn đàn này là một trong những ý tưởng mà chúng tôi đã thảo luận và SFLA rất ủng hộ, bởi vì mọi người cần phải tự nhìn thấy những điều kinh khủng ẩn sau cánh cửa đóng kín của các trung tâm cung cấp dịch vụ phá thai.”
Cô nói thêm rằng việc chiếu phim này là “một cách sử dụng thích hợp của một Văn phòng Tổng thống để thu hút sự chú ý đến những điều quan trọng đối với xã hội Mỹ.” Và cũng là “một tín hiệu mạnh mẽ cho những người tranh đấu hằng ngày để bảo vệ sự sống mà họ đã được nghe và cảm kích.
Mallory Quigley, Phó Chủ tịch Truyền thông của tổ chức Susan B. Anthony List, đã ca ngợi việc chiếu phim này trong một tuyên bố gửi tới Register, gọi đó là một sự tiến triển “khích lệ” đang gửi một “thông điệp mạnh mẽ.”
Cô nói : “Gosnell là một câu chuyện phim có thật, cực mạnh, cho thấy sự kinh hoàng của những gì đã xảy ra bên trong cơ sở phá thai của Kermt Gosnell tại Philadelphia và một số các em bé và ít nhất một người phụ nữ đã chết ở đó. Các tội ác của Gosnell và phiên tòa của ông hầu như bị báo chí phớt lờ nên Tòa Bạch ốc đang gửi một thông điệp mạnh mẽ bằng cách cho bộ phim này một diễn đàn. Đây chỉ là một cách mà Tổng thống đang thể hiện cam kết tiếp tục của mình trong việc thúc đẩy việc ủng hộ sự sống.”
Jeanne Mancini, Chủ tịch của March for Life, nói với tờ Register rằng việc chiếu phim chỉ là ví dụ mới nhất về sự hỗ trợ mà chính quyền này đã dành cho phong trào ủng hộ phò sinh ngay từ đầu.
Cô nhấn mạnh : “Buổi chiếu phim hôm nay, thật đúng lúc, với sự xuất hiện của các dự luật phá thai triệt để đang được đề xuất ở các tiểu bang trên cả nước. Dự luật ủng hộ phá thai giống như dự luật đã trở thành luật ở tiểu bang New York, và dự luật do Đại biểu Kathy Trần đề xuất ở tiểu bang Virginia, tạo ra một môi trường cho những kẻ phá thai như Kermit Gosnell có cơ hội phát triển mạnh.”
Mancini nói thêm rằng nhóm March for Life “rất hài lòng về chính quyền này đã làm những việc để bảo vệ những thai nhi vô tội chưa sinh,” với các chính sách như chính sách bảo vệ sự sống trong hỗ trợ y tế toàn cầu, nhằm “tôn trọng phẩm giá của trẻ em chưa sinh ở nước ngoài và ngăn chặn tiền thuế của Hoa Kỳ tài trợ cho việc phá thai ở nước ngoài. Sự tiến triển đã được tiếp tục với việc bổ nhiệm các thẩm phán, bao gồm hai thẩm phán vào Tối cao Pháp viện, những người thể hiện sự trung thành với Hiến pháp,” cũng như bổ nhiệm các nhân viên phò sinh trong chính quyền và các quy định tiến bộ như Tiêu đề X, tìm cách để chấm dứt trợ cấp tiền thuế cho ngành phá thai.”
‘Hình ảnh’ gây tranh cãi
Nick Searcy, đạo diễn của bộ phim, đã viết trên Facebook rằng ông ấy không thể tự hào và khiêm tốn hơn khi đến với buổi chiếu phim ở Tòa Bạch Ốc. Ông cũng tham gia cùng với nam diễn viên Dean Cain, người đóng vai một thám tử trong phim, để bảo vệ bộ phim, sau khi tờ báo Politico mô tả nó là “hình ảnh ghê rợn.” Tờ báo Slate cũng bị chỉ trích nặng nề khi cho rằng phim này là quá “máu me”
Cố vấn Tòa Bạch Ốc Kellyanne Conway đã cùng Cain và những người khác phủ nhận sự mô tả của Politico từ bộ phim PG-13 trên phương tiện truyền thông xã hội hôm thứ Năm. Cô cũng chỉ ra câu chuyện có thật đằng sau bộ phim.
Cô viết: “Bộ phim GOSNELL không phải là hình ảnh ghê rợn. Cuộc sống của Kermit Gosnell ngoài đời mới thật “RẤT RÙNG RỢN: khi bị kết án giết ba trẻ sơ sinh, gây ra cái chết cho bệnh nhân phá thai; 21 vụ trọng tội vì phá thai muộn bất hợp pháp.”
(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Lauretta Brown đăng trên National Catholic Register)