Cuộc Thương Khó và Cái Chết Của Ngài Trở Nên Của Chúng Ta Như Thế Nào?

Cuộc Thương Khó và Cái Chết Của Ngài Trở Nên Của Chúng Ta Như Thế Nào?

Sống Đạo Rạo Rực Niềm Vui
CÁC THÁNH SÓNG SÁNH HẠNH PHÚC
NGHÈO CỦA NHƯNG GIÀU LÒNG

 Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

 

Chúa Giêsu đã bước vào cuộc khổ nạn và đã bị đóng đanh trên Thánh Giá. Là những Kitô hữu, chúng ta đã đón nhận hồng ân cứu độ của Người như thế nào? Những việc Người đã làm, những đau khổ Người đã chịu có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm linh của chúng ta? Làm cách nào chúng ta có thể đem nó vào cuộc sống? Sau đây là những suy tư mang ý nghĩa thần học của Lm. Timothy V. Vaverek.

 

***

Tường thuật của Thánh Gioan về cuộc Thương Khó bắt đầu bằng cách đưa chúng ta về với tâm trí và trái tim của Chúa Giêsu: “Người biết rằng giờ mình đã đến để rời thế gian về với Chúa Cha. Người đã yêu những kẻ thuộc về Người còn ở lại thế gian này và Người đã yêu họ cho đến cùng.”

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, được Chúa Cha sai xuống thế để hoàn tất chương trình đời đời của Ba Ngôi Thiên Chúa là đính ước với nhân loại mặc dù những tội lỗi phản bội của con người. (Is. 62:5). Để bắt đầu công việc hòa giải này, Người đã kết hợp bản tính con người chúng ta với Bản Tính Thiên Chúa của Người qua mầu nhiệm Nhập Thể.

Cuộc “hiệp thông thần linh” (hypostatic) này có nghĩa là Chúa Kitô, trong thân xác và linh hồn, tham dự vào đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa như sự diễn tả hoàn hảo của Con Người của Lời. Vì thế mà Chúa Giêsu có khả năng biết và yêu tất cả “những gì thuộc về Người trong thế giới”, ôm ấp không chỉ những ai đang sống trong thời gian của Người, nhưng cả những người đã chết và chưa sinh ra. Qua mối liên hệ mới mẻ con người ấy, Người khiến chúng ta nên một với Thiên Chúa.

Chìa khóa đối với Ơn Cứu Độ là Chúa Kitô đã chọn để được nâng lên từ cây Thánh Giá hầu lôi kéo chúng ta lại với Người, như một người chồng dính kết với vợ mình (Jn 12:32; Eph 5:31-32), không chỉ để tha thứ tội lỗi của chúng ta. Người đã đính ước chúng ta với chính Người như những Hôn Thê của Người, Giáo Hội. Nhờ đó, chúng ta được chia sẻ với Người trong cuộc sống và sứ vụ cứu chuộc của Người trên mặt đất, để rồi tham dự trọn vẹn Tiệc Cưới Thiên Quốc. Trong tiệc cưới này, Người sẽ hiệp nhất một cách hoàn toàn, vĩnh viễn “chính Người” với Ba Ngôi Thiên Chúa và mỗi người chúng ta.

Một khi chúng ta nhận thức được sự hiệp nhất qua kết hợp hôn nhân mà Chúa Giêsu đã thiết lập với Giáo Hội, chúng ta có thể cảm ơn Người. Vì Người đã mang chúng ta vào với cuộc Thương Khó, cứu độ mà nó bắt đầu ở bữa Tiệc Ly, và được hoàn tất qua cái chết, sự sống lại, và phục sinh vinh quang của Người.

Trong đêm Người bị phản bội, Chúa Kitô đồng thời tiết lộ hồng ân của chính Người và một đòi hỏi chia sẻ tình yêu tự hiến của Người với Thiên Chúa và con người. Gọi các môn đệ là “bạn hữu”, Người tuyên bố, “Không ai có tình yêu lớn lao hơn kẻ thí mạng sống vì các bạn hữu mình.”

Khi Người cầu nguyện trên bánh và rượu, Người mặc khải thân mình và máu của Người khi Nhập Thể để trở nên cách thức biểu lộ và nhận thức sự hiệp thông cá nhân của Người với các bạn hữu. Họ tất cả trở nên một với Người trong hiến tế hoàn hảo mà Người dâng lên Chúa Cha.

Người truyền cho các môn đệ hãy ăn Thịt của Người, sẽ bị trao nộp vì họ, và uống Máu của Người sẽ bị đổ ra vì họ. Nhưng Người hy hiến chính Người cho các  môn đệ và  họ.

Bằng cách cho phép họ “làm việc này mà nhớ đến Ta,” Chúa Giêsu không chỉ ra lệnh họ cử hành Thánh Lễ như một sự hy sinh tưởng nhớ. Người còn bảo họ làm như Người đã làm, hàm ý, hãy tận hiến chính họ cho Người và hy sinh mạng sống vì Người. Nó cũng giống như đòi hỏi phục vụ tự hiến mà Người đã làm sau khi rửa chân cho họ: “Như Ta đã làm cho anh em, anh em cũng hãy làm như vậy.”

*

Đặc tính hôn nhân và cử chỉ mật thiết của sự hiệp nhất Chúa Kitô đã thiết lập trong Giao Ước Mới, là một bằng chứng trong việc đón nhận Mình và Máu của Người. Còn hơn hành động kết hợp trong hôn nhân, nó khó lòng để tìm ra những ý nghĩa sống động của một biểu tượng và hiệu quả sự hiệp nhất cá nhân trong thân xác và linh hồn.

Qua việc rước Thánh Thể, Chúa Giêsu bày tỏ rằng giờ đây các môn đệ là những phần Thân Thể và Hôn thê của Người, Giáo Hội. Một cách hiển nhiên, Người biểu tỏ chính mình như Đầu và Hôn Phu. Điều này có nghĩa là tất cả trở nên các thành phần của hiến tế Người sẽ dâng trên Thánh Giá.

Như Eva được trang điểm để thành người phối ngẫu của Adam, cũng vậy Giáo Hội được trang điểm như hôn thê của Adam Mới. Người, dĩ nhiên, là Đấng Cứu Thế và Đầu của chúng ta, cành nho bị cắt rời sẽ không có sự sống mới và trổ sinh hoa trái. Nhưng Người đã chọn để làm cho chúng ta trở nên những cộng tác viên của Người, những thợ khéo tay trong dự án cứu độ.

Và như thế, khi trở nên một với Chúa Giêsu, chúng ta hiệp nhất với Ba Ngôi Thiên Chúa và trở thành hiến lễ thơm tho của tình yêu. Toàn bộ sự hiện hữu của chúng ta như những Kitô hữu là sống với tình yêu hy hiến này trong và với Người. Điều này làm vinh danh Thiên Chúa, biến đổi chúng ta, và đem lại sự chuyển đổi của toàn thể nhân loại.

Dĩ nhiên, trong bữa Tiệc Ly, các Tông Đồ không hoàn toàn hiểu những lời và những hành động của Chúa Giêsu. Các ông tất cả đã chạy trốn khi Người bị bắt, ngoại trừ Gioan ở gần Người cho đến cùng. Sự yếu đuối tội lỗi của họ là một bi kịch, nhưng Chúa Giêsu đã không bao giờ bỏ họ – hoặc chúng ta.

Chúa Kitô biết và yêu những gì thuộc về Người – bao gồm chúng ta – “cho đến chết.” Người lôi kéo mọi người đến với Người trên Thánh Giá, để nhờ đó mà chúng ta được dâng cùng với Người lên Chúa Cha.

Chúng ta quên trái tim của bữa Tiệc Ly – và toàn thể mầu nhiện cứu độ – nếu chúng ta ngừng lại dưới chân Thánh Giá hoặc chỉ nghĩ đến những giới hạn của tha thứ tội lỗi. Chúa Giêsu trao ban chính Người cho các môn đệ, nhờ đó chúng ta có thể nối kết với Người trên Thánh Giá và chia sẻ hy lễ tình yêu của Người với Thiên Chúa và tha nhân. Đó là lý do tại sao Giới Luật Mới của Người là yêu như Người yêu.

Chúng ta không chỉ là những khách bàng quan hoặc những kẻ thọ ơn từ công trình cứu độ củ Người. Chúng ta là những người tham dự và đồng cộng khổ. Như Mẹ Maria, trái tim chúng ta phải bị đâm thâu vì tình yêu của Người, Đấng đã yêu thương chúng ta trước. Chúng ta phải bị đâm thâu vì hiệp nhất với Chúa Giêsu, đi theo bước chân vui mừng cũng như sầu khổ của Người.

Khi chúng ta bước vào Tam Nhật Thánh với Thánh Lễ Tiệc Ly của Chúa, trên thực tế, khi chúng ta sống đời Kitô hữu và tham dự vào các Thánh Lễ, chúng ta phải suy niệm về món quà tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu. Với món quà này, Người giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi, đưa chúng ta lại với Người, và cho chúng ta có thể chan hòa chính chúng ta với Người trong phục vụ tình yêu đối với Thiên Chúa và anh chị em.

Nhờ đó, hiến tế và cuộc Khổ Nạn của Người trở thành của chúng ta.

 

Lm. Timothy V. Vaverek

Nguồn: The Catholic THING

Thursday, April 14, 2022