CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỐNG VÀ CHẾT NHƯ THẾ NÀO SAU KHI CHÚA VỀ TRỜI? *
Thánh Giuse
Mẹ Sầu Bi Dưới Chân Thập Giá

Trần My Duyệt

 

 

Theo truyền thống đã có từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội Công Giáo tôn kính 7 Tổng Thần có tên là Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Camael, Jophiel, and Zadkiel. Ba vị đầu là Michael, Gabriel và Raphael được đặc biệt tôn tính đối với Kitô Giáo Latin, trong khi đó các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương kính nhớ cả 7 vị.

 

Ngoài ra, cung theo truyền thống Lutheranism và Anglicanism tôn kính 5 vị: Michael, Gabriel, Raphael, Uriel và Jerahmeel. Nhưng Kitô Giáo Chính Thống Đông Phương (Oriental Orthodox Christianity) và Kitô Giáo Chính Thống Tây Phương (Eastern Orthodox Christianity) lại kính nhớ 8 vị gồm Michael, Gabriel, Raphael, Uriel, Salathiel, Jegudiel, Barachiel, và Jeremiel. Bốn vị sau trong số này truyền thống Coptic đặt tên là Surael, Sakakael, Sarathael, và Ananael.  

 

Chữ Tổng Thần hay Tổng Lãnh Thiên Thần (archangel) tự nó không tìm thấy trong Kinh Thánh Do Thái hoặc Thánh Kinh Cựu Ước Kitô Giáo. Trong Tân Ước Hy Lạp từ archangel, chỉ xuất hiện trong 1 Thessalonians 4 (1 Thessalonians 4:16), và trong Thư Thánh Giuđa (Epistle of Jude) chương 1 câu 9, ở đó tên Michael mà sách Daniel gọi là “một trong những thủ lãnh hoàng tử thủ lãnh”, và “hoàng tử cao cả” (Daniel 10:12) mà trong Septuagint, chỉ về vị “thiên thần cao cả”.

 

Tóm lại, ý niệm về 7 tổng thần được nhắc đến trong Sách Tobit khi Raphael tự tiết lộ mình: “Ta là Raphael, một trong bảy thiên thần hằng chầu chực trước vinh quang Thiên Chúa, sẵn sàng phục vụ Ngài” (Tobit 12:15). Hai trong các thiên thần khác được nhắc đến trong Thánh Kinh mà Công Giáo và Tin Lành chấp nhận là tổng thần Michael và Gabriel. Những tổng khác như Uriel xuất hiện trong 2 Esdras (4:1 và 5:20) và Jerahmeel trong 2 Esdras 4:36; sách được công nhận bởi Giáo Hội Chính Thống Ethiopian và Giáo Hội Chính Thống Georgian và Nga. Tên của các tổng thần khác là do truyền thống.

 

3 VỊ TỔNG LÃNH THIÊN THẦN

 

Theo lịch phụng vụ Công Giáo chỉ có 3 vị Tổng Thần được mừng kính vào ngày 29 tháng 9 là Michael, Gabriel and Raphael. Cả ba đều được nhắc tên trong Thánh Kinh vì những vị trí quan trọng của các vị trong lịch sử cứu độ.

 

Michael (Micae) – “Ai bằng Thiên Chúa”.

 

Michael tên ngài có nghĩa là “Ai bằng Thiên Chúa”. Giống như các Tổng Thần khác, Michael thiêng liêng, sức mạnh siêu phàm, nhanh như ánh sáng, không thể bị tổn thương, có giọng oai dũng, khả năng chiến đấu, dũng mãnh, và quyền lực để nói với các loài vật.

 

Hình ảnh của ngài được diễn tả trong Sách Khải Huyền: “Bấy giờ, có giao chiến trên trời: thiên thần Michael và các thiên thần của người giao chiến với con Rồng. Con Rồng cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên trời nữa. Con Rồng lớn bị xô nhào xuống. Nó là con rắn xưa, gọi là ma quỷ hay Satan, kẻ  chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị xô nhào xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị xô nhào xuống với nó.” (Khải Huyền 12:7-9)

 

Ngài được biết đến trong trận chiến giữa thiện và ác, là người chữa lành và bênh vực Hội Thánh.  Trong mọi biến cố của Giáo Hội, Hội Thánh luôn dạy con cái mình cầu xin cùng Tổng Thần Michael bằng lời kinh đầy quyền năng đã được phê chuẩn bởi Ðức Giáo Hoàng Leo XIII, ngày 25 tháng 9 năm 1888:

 

Lạy ơn Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, xin giúp chúng con trong cơn giao chiến, đánh phá sự hiểm ác mưu sâu quỉ dữ.

 

Chúng con sấp mình nguyện xin Chúa chế trị nó, cùng xin nguyên soái cơ bình trên trời lấy quyền phép Chúa mà hạ Satan cùng các quỉ dữ đang rong ruổi khắp thế làm hại các linh hồn, bắt chúng giam cầm trong hỏa ngục. Amen

 

Gabriel (Gabrien) – “Người của Thiên Chúa”.

 

Trong tiếng Hy Lạp “aggeslos” có nghĩa là “sứ giả.” Tổng Thần Gabriel là một trong 7 tổng thần luôn hầu hạ trước Vinh Quang Thiên Chúa, và là một trong ba tổng thần được nhắc đến trong Thánh Kinh: Michael (Revelation 12:7-9), Raphael (Tobit 12:15), và Gabriel (Luke 1:27-28).  Ngài là “Sứ Giả của Thiên Chúa” và thuộc đẳng cao hơn trong các thiên thần khác.

 

Tên Gabriel có nghĩa là “Người của Thiên Chúa” trong tiếng Do Thái, hoặc “Thiên Chúa đã chiếu tỏ quyền năng”. Trong Thánh Kinh, Gabriel là sứ giả xuất hiện trong Cựu và Tân Ước.  Biến cố nổi nhất là lần xuất hiện trong biến cố truyền tin cho Đức Maria, và đã cho Maria biết  rằng người sẽ chịu thai bằng quyền năng Chúa Thánh Thần. Người con đó sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao, và Đấng Cứu Chuộc nhân loại (Luke 1:26-38; Matthew 1:20-24). Theo thánh sử Luca, Gabriel cũng là thiên thần xuất hiện bên Chúa Giêsu để an ủi Ngài trong lúc Chúa hấp hối ở vườn Gethsemane (Luke 22:43).

 

Raphael – “Thiên Chúa chữa lành”.

 

Raphael là tổng thần lần đầu tiên được nhắc đến trong sách Tobit và trong 1 Enoch, cả hai được dự đoán giữa thế kỷ thứ ba và thứ hai BCE.

 

Là một trong bảy Tổng Thần đứng trước ngai Thiên Chúa (Tobit 12:15), và là một trong ba vị được nhắc đến trong Phúc Âm. Raphael có nghĩa là “Thiên Chúa chữa lành”.

 

Trong Sách Tobit, Raphael tự nhận mình như “Azarias là con của Ananias tiền bối” của dòng họ Tobit, đi cùng Tobit, con của Tobiah. Raphael đã chữa cho Tobiah khỏi mù và trừ quỉ cho Sarah, vợ tương lai của Tobit khỏi quỉ Asmodeus. Quỉ Asmodeus đã giết những người đàn ông đã cưới Sarah ngay trong đêm tân hôn trước khi động phòng.

 

Tổng Thần Raphael là bổn mạng của những người đi đường, những người mù lòa, bệnh tật, không gặp may mắn, y tá, y sỹ và nhân viên y tế.

 

 

LỜI CẦU XIN

 

“Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng. Trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa. Con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài”. (Đáp Ca Lễ Các Tổng Lãnh Thiên Thần).

 

Và cùng với các Tổng Lãnh Thiên Thần, xin cho chúng con luôn “Hằng chầu chực trước vinh quang Thiên Chúa, sẵn sàng phục vụ Ngài”.

 

 

Lễ kính 29 tháng Chín, 2023

TMD