Giu-đa Rước Lễ – Biden Cũng Rước Lễ?

Giu-đa Rước Lễ – Biden Cũng Rước Lễ?

Tình Cảm Vợ Chồng Thay Đổi Theo Thời Gian
Tâm Lý Ảnh Hưởng Tư Cách Sống Như Thế Nào?
Những Thách Thức và Nhu Cầu Giáo Dục Gia Đình

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ

Trong những ngày gần đây tin tức về cuộc gặp gỡ giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và tổng thống Hoa Kỳ, Joe Biden, và những công bố của truyền thông liên quan đến việc Đức Phanxicô khuyến khích ông rước lễ. Sự thật như thế nào vẫn không ai biết, nhưng vì ảnh hưởng và vai trò của ông Biden đã rấy lên một làn sóng tranh luận, hoài nghi có ảnh hưởng đến đức tin đối với những ai đang tin vào Thiên Chúa, vào Giáo Hội, và vào Phép Thánh Thể.

Một chính khách trước khi làm tổng thống đã cổ võ, hô hào, ủng hộ phá thai, và nay trong cương vị tổng thống cũng vẫn cổ võ, hô hào, và ủng hộ phá thai. Ông lại là người Công Giáo nên việc làm của ông có một tầm ảnh hưởng rất lớn lao không chỉ trong lãnh vực chính trị, xã hội, mà còn cả trong lãnh vực tôn giáo. David G. Bonagura Jr., giáo sư tại Chủng Viện Thánh Giuse, New York đã nêu lên quan điểm của ông khi đặt câu hỏi, liệu ông Biden cũng giống như Giuđa khi lên rước lễ?  Ông viết:

Đã đến lúc chấm dứt tạo nên những kết án mơ hồ trong việc bào chữa Tổng Thống Biden và cách thực hành Công Giáo của ông. Những nụ cười và những tấm hình sẽ chụp tại Roma khi Biden gặp gỡ Giáo Hoàng Phanxicô đã không thể che dấu được sự thật: vị tổng thống đã phản bội Chúa trong khi dùng địa vị của mình để có thể giết hại và hủy diệt những thai nhi vô tội trong lòng mẹ. Và điều hiển nhiên là ngay những người ủng hộ ông cũng hiểu hành động mà họ dùng để bào chữa.

“Chúa Giêsu đã trao Thánh Thể cho Giuđa trong bữa Tiệc Ly,” làm rấy lên một cuộc tranh cãi theo sau tổng thống, Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi, và những nhà chính trị ủng hộ phá thai rước Thánh Thể trong Thánh Lễ. “Chúa Giêsu đã bao gồm cả Giuđa. Vì thế, các giám mục nên theo gương Ngài và không ngăn cản các chính trị gia rước Thánh Thể.”

Sự so sánh vô lý bất cứ ai với trường hợp của Giuđa, trong quan tâm về một đức tin chân chính: Khi trao Thánh Thể cho Giuđa, không lâu sau đó, người tông đồ phản phúc này đã bán thầy mình với giá 30 xu, là phải chăng Chúa Giêsu đưa ra dấu chỉ đối với các tông đồ của Ngài rằng sẽ không có một luật lệ ràng buộc nào đối với bí tích thánh Ngài mới thiết lập và trao cho họ? Rằng tất cả đều được tiếp đón nơi bàn tiệc của Ngài, ở mọi thời điểm, không cần biết người lãnh nhận đã làm gì? Vì thế, tất cả các giám mục với những luật lệ của họ về việc đón nhận bí tích, giống như Pharisiêu, những kẻ mà Chúa Giêsu đã lên tiếng công khai chỉ trích vì “họ đã buộc những gánh nặng, khó lòng mang vác, và đặt trên vai những người khác”? (Matt 23:4)

Chúa Giêsu đã thiết lập Phép Thánh Thể – bí tích mình và máu của Ngài – trong Bữa Tiệc Ly. Biến cố này, giống như bất cứ hành động giảng dạy và chữa lành của Ngài, đã không hoàn toàn được hiểu thấu cho đến sau khi cuộc khổ nạn, chịu chết, và sống lại của Ngài. Những gì các tông đồ có thể đang nghĩ gì khi Chúa Giêsu trao cho họ miếng bánh và phán nó là thịt của Ngài? Hoặc một cách khác thường, khi Ngài đưa chén rượu, và gọi rượu trong đó là “máu giao ước của Ngài”, được đổ ra – trong thì hiện tại – để tha thứ tội lỗi? Giao ước gì và tội lỗi của ai? Và rằng các ngài hãy “làm việc này mà nhớ đến Ta”?

Việc Đóng Đinh Con Thiên Chúa vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, tại chính giờ phút khi lễ Vượt Qua các con chiên bị sát tế trong Đền Thờ gần đấy, giúp chúng ta chuyển dịch nghi thức tối thượng của Thứ Năm Tuần Thánh. Chúa Giêsu là lễ Vượt Qua mới, là Chiên của Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian. Ngài đã hy hiến thân mình Ngài và đổ máu Ngài ra vì phần rỗi chúng ta; đấy là giao ước mới và vĩnh viễn. Ngài lệnh truyền rằng Thánh Thể là vĩnh viễn, do đó ơn cứu độ của Ngài sẽ lưu truyền cho đến tận thế.

Vì thế, chỉ trong Bữa Tối Sau Cùng – và  những gì Chúa Giêsu đã nói một năm trước đó tại Biển Tiberias mới có ý nghĩa: “Ai ăn thịt và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời, và Ta sẽ cho nó sống lại trong ngày sau hết.” (John 6:54)

Giuđa, qua trọng tội của hắn, là một khinh thường giữa Bữa Tiệc Ly và Thập Giá. Hắn đã phản Đức Giêsu Kitô. Hắn đã xếp đặt để thân thể của Chúa Giêsu bị trao nộp và máu Ngài bị đổ ra.  Hắn đã mặc cho hành động phản bội của mình bằng một cử chỉ thân thiện: một cái hôn trao nộp. Mặc dù làm vậy, hắn vẫn tự gọi mình là một môn đệ nhiệt thành của Chúa Giêsu.

Khi trao Thánh Thể cho Giuđa, Chúa Giêsu đã không loại bỏ hắn ra khỏi tình yêu, cũng như không “khí giới hóa” bí tích đã thiết lập một cách mới mẻ cho những động cơ tiềm ẩn. Không. Giuđa đã lường gạt Chúa Giêsu; trái tim của hắn đã khép lại với Ngài. Chúa Giêsu đã để việc Giuđa lãnh nhận bí tích trở thành dấu chỉ bên ngoài của cái chết linh hồn trong hắn.

*

Do việc rước Thánh Thể, Giuđa dạy cho biết sự quan trọng của hành động lãnh nhận mình thánh Chúa trong tình trạng tội lỗi – nó dẫn đến sự hủy diệt và sự chết. Bánh sự sống trở nên con đường dẫn đến cõi chết.

Chúa Giêsu, Mục Tử mô phạm, đã không gọi Giuđa một linh hồn ương ngạnh cần sự sửa sai nhẹ nhàng. Ngài đã gọi hắn “bị loại bỏ”, “Đứa Con Hư Hỏng.” (John 17:12) Chúa Giêsu còn thêm, trong những lời Thánh Kinh nghiêm khắc, “Khốn cho kẻ làm cho Con Người bị trao nộp! Thà rằng nó đừng sinh ra thì hơn.” (Matt 26:24)

Đây là những lời nặng nề nhưng bao gồm cảm tình yêu thương.

Chúa Giêsu, không giống một số người ngày nay, tìm cách thỏa hiệp với kẻ phản bội Ngài. “Những gì ngươi đang làm, hãy làm mau đi.” (John 13:27)

Giuđa dạy chúng ta rằng để lãnh nhận Thánh Thể trong tình trạng tội trọng là phản bội chính Chúa. Chúa Giêsu đã không chơi trò “đuổi bắt” với Giuđa khi trao Thánh Thể cho hắn trong tình trạng tội trọng. Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa của Gioan, trong con mắt Quan Phòng, sự tham dự của Giuđa, trở thành một bài học cho tất cả chúng ta, đó là “làm trọn như thế hết nghĩa công chính.” (Matt 3:15)

Mang một trái tim chai đá, thập niên này đến thập niên khác ủng hộ phá thai – và, gần đây nhất, cho phép bỏ Tu Chính Án Hyde, để chấp nhận quốc hội thông qua đạo luật Women’s Health Protection, thưa kiện ngược lại luật cấm phá thai của tiểu bang Texas – là điều cũng không thể so sánh với hành động phản bội của một tông đồ khác trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh: Phêrô. Người ngư phủ sa ngã trong giây phút yếu đuối và ngay lập tức đã nhận ra tội của ông bằng sự khóc lóc thống hối. Ngược lại, ngài tổng thống, đã dậm chân sâu hơn trong thái độ coi rẻ các giám mục, những vị thay quyền các tông đồ, do Chúa Giêsu đã tấn phong để tiếp nối – và để bảo vệ Phép Thánh Thể.

Giuđa không giống như Phêrô, không bao giờ cầu xin ơn tha thứ, đó là lý do tại sao hắn bị “loại”. Nhưng qua thái độ chống đối phù hợp với hành động bảo thủ ngày nay, Giuđa ít nhất cũng có một sự khiêm tốn để nhìn những gì tổng thống không quan tâm: “Tôi đã phạm tội bằng cách phản bội máu người vô tội.” (Matt 27:4)

Vì thế có những lý do để so sánh việc Giuđa nhận Thánh Thể với Tổng Thống Biden nhận Thánh Thể – những lý do tại sao Biden không nên rước lễ, và tại sao ông ta nên bị khiển trách nếu ông ấy cố tình.

Thánh Phaolô phải chăng có một hình ảnh rõ ràng về đứa Con Hư Hỏng trong tâm trí khi ngài viết những dòng chữ này sau hai thập niên Phép Thánh Thể được thiết lập: “Vì thế, ai ăn bánh hoặc uống chén của Chúa một cách bất xứng sẽ phạm đến mình và máu Chúa.” (1 Cor 11:27). Chúng ta cần có một tổng thống – và ơn cứu độ linh hồn ngài – trong tâm trí khi đọc những lời này hôm nay.

________

Nguồn:

The Catholic THING. Thursday, October 28, 2021

 

David G. Bonagura Jr. teaches at St. Joseph’s Seminary, New York. He is the author of Steadfast in Faith: Catholicism and the Challenges of Secularism and Staying with the Catholic Church: Trusting God’s Plan of Salvation.