Đừng bao giờ để chiến tranh xảy ra nữa

Vụ kết án Đức Hồng y George Pell: Ý nghĩa pháp lý, chính trị, tâm linh và Giáo luật
Ông Joe Biden xác định mình là Công giáo, nhưng lại đi ngược với giáo huấn của Giáo hội
Tình yêu phải làm gì với điều đó – Sự mang thai hộ cho người giàu và nổi tiếng

Hôm Chúa nhật, 24/11/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cầu nguyện cho hòa bình tại nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử ở thành phố Hiroshima, nơi ngài kêu gọi chấm dứt chiến tranh và mối đe dọa của vũ khí hạt nhân.
Tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 24/11/2019, ĐTC nói :“Làm thế nào chúng ta có thể đem đến hòa bình nếu chúng ta liên tục kêu gọi mối đe dọa chiến tranh hạt nhân như là một phương kế hợp pháp cho việc giải quyết các cuộc xung đột? Ước mong
những đau thương mà người ta phải chịu đựng ở đây nhắc nhở chúng ta về những ranh giới đừng bao giờ vượt qua. Một nền hòa bình thực sự chỉ có thể là một nền hòa bình không vũ trang.”
Vào ngày 6/8/1945, các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ đã thả một quả bom nguyên tử uranium có tên là “Little Boy” vào thành phố Hiroshima, giết chết khoảng 80.000 người ngay lập tức.
Hơn 90% các tòa nhà ở thành phố Hiroshima đã bị phá hủy bởi vụ nổ. Đến cuối năm 1945, số người chết đã tăng lên 140.000 người, với những người bị xuất huyết đường ruột và bệnh bạch cầu (ung thư máu) do bức xạ còn lại sau đó.
Sau một phút thinh lặng để tưởng niệm đến các nạn nhân ở thành phố Hiroshima, ĐTC Phanxicô nói: “Với một lời cầu xin Thiên Chúa và tất cả những người có thiện chí, thay mặt cho tất cả các nạn nhân của các vụ đánh bom và thí nghiệm nguyên tử, và của tất cả các cuộc xung đột, chúng ta hãy cùng nhau kêu gọi: Đừng bao giờ gây ra chiến tranh nữa; Đừng bao giờ đụng độ vũ khí nữa; Đừng bao giờ lại gây ra đau khổ đến như thế nữa.
Thật vậy, nếu chúng ta thực sự muốn xây dựng một xã hội công bằng và an toàn hơn, chúng ta phải từ bỏ vũ khí.”
Trích dẫn từ Tông huấn Gaudium et Spes (Niềm vui và Hy vọng), ĐTC nói  rằng “hòa bình không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của chiến tranh … mà phải được xây dựng không ngừng nghỉ.” Ngài đã nói thêm rằng những bài học về lịch sử cho thấy hòa bình là thành quả của công lý, phát triển, đoàn kết, quan tâm như một ngôi nhà chung của chúng ta và luôn thúc đẩy lợi ích chung.
Ngài nói :
“Tôi tin chắc rằng hòa bình chỉ là một từ trống rỗng, trừ khi nó được thiết lập dựa trên sự thật, được xây dựng trong công lý, được cổ vũ và được hoàn thiện bởi lòng bác ái, và đạt được trong tự do.”
Trong vòng một tuần sau vụ đánh bom Nagasaki và Hiroshima, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, dẫn đến Thế chiến thứ II kết thúc vào ngày 15/8/1945.
Công viên Tưởng niệm Hòa bình, tọa lạc tại trung tâm của vụ nổ nguyên tử, đã được mở cửa 10 năm sau vụ đánh bom. Quốc hội Nhật Bản đã đặt tên cho thành phố Hiroshima là một “thành phố hòa bình” vào năm 1949.
ĐTC Phanxicô chia sẻ:
“Tôi cảm thấy có trách nhiệm phải đến đây như một người hành hương về hòa bình, dâng lời cầu nguyện trong thinh lặng, tưởng niệm những nạn nhân vô tội của bạo lực đó, và mang trong con tim mình những lời cầu nguyện và khao khát của những con người trong thời đại chúng ta, đặc biệt là người trẻ, người khao khát hòa bình, người tìm kiếm hòa bình và người hy sinh vì hòa bình. Với niềm tin sâu sắc, tôi muốn một lần nữa tuyên bố rằng việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh ngày nay là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của con người mà còn chống lại bất kỳ tương lai ngôi nhà chung của chúng ta.”
ĐTC nhắc lại: “Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là vô đạo đức, sở hữu vũ khí nguyên tử là vô đạo đức, như tôi đã nói hai năm trước. Chúng ta sẽ bị xét đoán về việc này.”
Sáng Chúa nhật, 24/11/2019, ĐTC Phanxicô đã đến thăm nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử ở Nagasaki, nơi ngài đã lên án vụ “kinh hoàng không thể kể xiết” của vũ khí hạt nhân
ĐTC tuyên bố tại Nagasaki: “Giáo hội Công giáo cam kết không thể từ bỏ thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc và các quốc gia. “Hòa bình và sự ổn định quốc tế”, không phù hợp với những nỗ lực xây dựng dựa trên nỗi sợ hủy diệt lẫn nhau hoặc mối đe dọa hủy diệt hoàn toàn. ”
Hai mươi người sống sót sau vụ đánh bom ở Hiroshima đã tham dự buổi lễ. Trong số đó có Kojí Hosokawa, người sống cách trung tâm của nơi thả bom chưa đầy một dặm và là người duy nhất sống sót trong tòa nhà của mình. Bây giờ ông đã 91 tuổi.
Ông chia sẻ tại cuộc hội thảo về hòa bình của ĐTC rằng:
Mặc dù còn rất ít thời gian dành cho cuộc sống của tôi, nhưng tôi tin rằng việc truyền lại kinh nghiệm ở Hiroshima cho thế hệ tiếp theo là nhiệm vụ cuối cùng được giao cho chúng tôi là những người sống sót sau vụ nổ bom.”
ĐTC Phanxicô đã nói với những người sống sót ở Hiroshima rằng: “Tại đây, tôi bày tỏ lòng kính trọng với tất cả các nạn nhân, và tôi nghiêng mình trước sức mạnh và phẩm giá của những người sống sót sau những giây phút đầu tiên, trong nhiều năm sau đó, đã đâm suốt tâm can trong nỗi đau khổ vô cùng của họ và trong hạt giống tinh thần của họ cái chết làm cạn kiệt năng lượng sống của họ.”
Ngài nói thêm, “chúng ta không thể cho phép các thế hệ hiện tại và tương lai mất đi ký ức về những gì đã xảy ra ở đây.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên National Catholic Register)