ĐHY Pell và những vấn đề chính trị của Rôma

Một dự luật ở California có thể buộc các linh mục vi phạm ấn tín Tòa giải tội
Tại sao Kitô hữu tin vào sự sống lại, chứ không phải sự đầu thai  
Tro dùng trong thứ tư Lễ Tro được lấy từ đâu?

ĐHY George Pell

Tuần này, quyết định của Tòa án Phúc thẩm tại Victoria đã đánh dấu kết luận rõ ràng về phiên tòa hình sự của Đức Hồng y George Pell tại Úc
Mặc dù ĐHY vẫn có thể thực hiện quyền kháng cáo cuối cùng của mình lên Tòa án Tối cao, các chuyên gia pháp lý và những người thân cận với ĐHY Pell vẫn nghi ngờ rằng một kiến ​​nghị như vậy sẽ không được chấp nhận, chứ đừng nói đến việc đưa ra phán quyết có lợi cho ngài.
Không có một tiến hành dân sự nào nữa, và ĐHY Pell gần như chắc chắn sẽ ở trong tù trong những ngày tháng sắp tới. Hiện tại sự chú ý đang dần chuyển sang Rôma, nơi một tiến trình xét xử theo Giáo luật đang chờ đợi.
Đối với các Tòa án của Úc, các
câu hỏi được nêu ra về sự đối xử của ngài, tiến trình đó diễn ra như thế nào sẽ có ý nghĩa quan trọng, không chỉ đối với ĐHY Pell, mà đối với việc Giáo hội vẫn có thể tuyên bố vận hành một hệ thống pháp lý độc lập có từ thời Đế chế La Mã.
ĐHY Pell sẽ phải đối mặt với một tiến trình theo giáo luật, tại Bộ Giáo lý Đức tin về các tội danh lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên – những cáo buộc tương tự đối với ngài ở Victoria. Nhưng tiến trình ngài sẽ nhận được như thế nào, và khi nào, vẫn là câu hỏi chưa được trả lời.
Với những lo ngại từ các chuyên gia và các nhà quan sát về sức mạnh của bằng chứng đối với ngài, có vẻ như ĐHY Pell rất khó có thể phải đối mặt với loại thủ tục hành chính tóm tắt như cách sử dụng để xử lý vụ án cựu  TGM. Theodore McCarrick
Quy trình ngắn hơn của Giáo hội được bảo lưu trong Giáo luật cho các trường hợp thực tế rõ ràng hợp lý, hoặc bằng chứng gần như tự giải thích được. Trong nhiều trường hợp các  vụ lạm dụng tình dục của tu sĩ, một bản án dân sự sẽ được các cơ quan có thẩm quyền về Giáo luật lấy làm bằng chứng thật sự khi họ phán quyết tất cả các bằng chứng hành vi của vụ án dân sự.
Tuy nhiên, do lệnh cấm báo cáo được áp dụng cho hai phiên tòa của bồi thẩm đoàn vụ ĐHY Pell, (đã đưa ra hai kết quả rất khác nhau), rất ít bằng chứng ban đầu đó thuộc về phạm vi công cộng, và sẽ cần phải được đưa vào tiến trình Giáo luật như những bằng chứng mới.
Ngoài ra, không giống như vụ của cựu TGM. Theodore McCarrick, ĐHY Pell đã không để lại các vụ kiện dân sự và không phải bồi thường nơi các giáo phận cũ của ngài; ngài cũng không phải đối mặt với bất cứ điều gì như số lượng người tố cáo trong một thời gian dài – ngài bị kết án tại Victoria trong lời khai của một người đàn ông độc thân mà thôi
Tính chất gây tranh cãi của kết quả bản án, xuất hiện hoàn toàn với ý kiến ​​không đồng tình từ một thẩm phán đáng kính, có nghĩa là sự quan tâm và theo dõi của công chúng vẫn đang ở mức gây sốt, và một quá trình vội vã có thể sẽ gây ra những lo ngại nghiêm trọng trong cộng đồng pháp lý của Giáo hội.
Tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra ĐHY Pell sẽ nhận được một phiên tòa theo Giáo luật đầy đủ, một tiến trình, nếu được phép trình bày đầy đủ, bên cạnh bất kỳ hệ thống tòa án thế tục nào một cách trung thực thẳng thắn. Nhưng đó là một từ “nếu”  lớn.
Rào cản đầu tiên sẽ là sự tiếp cận với những bằng chứng và lời khai chính. Người tố cáo ĐHY Pell sẽ cần phải làm chứng lại trước Tòa án Giáo luật và các giáo sĩ từ cả hai bên có cơ hội đặt câu hỏi cho anh ta – không có gì bảo đảm là anh ta sẽ đồng ý tham gia.
Ngoài ra, trong khi nhiều khả năng hầu như đa số, nếu không muốn nói là tất cả, các nhân chứng trong việc biện hộ cho ĐHY Pell, sẽ sẵn sàng làm chứng một lần nữa, thì chính ĐHY Pell lại đang ở trong tù, việc này khiến ngài khó xuất hiện trước tòa án.
Nhưng giả sử rằng một Tòa án của Giáo hội có thể nhận được tất cả bằng chứng và quyền truy cập cần thiết, những người ủng hộ và các học giả pháp lý của ĐHY Pell có thể có nhiều mối lo ngại về công lý của một quy trình Giáo luật như họ làm về vụ kiện hình sự ở Victoria.
Trong cơ chế thông thường, phiên tòa của ĐHY Pell – giống như bất kỳ giám mục nào – sẽ được xử lý bởi một hội đồng gồm ba, hoặc năm Thẩm phán, thường là Hồng y hoặc Tổng Giám mục, được chọn bởi Bộ Giáo lý Đức tin, được ủy quyền đặc biệt bởi Đức Thánh Cha.
Những Thẩm phán này thường được chọn vì chuyên môn pháp lý và kinh nghiệm tư pháp của họ và phiên tòa được tiến hành độc lập với hoạt động công việc thông thường của Bộ Giáo lý Đức tin. Nhưng, dù kết luận của các thảo luận như vậy có thể đạt được trong trường hợp của ĐHY Pell, thì đó không phải là lời cuối cùng.
ĐTC Phanxicô trong quá khứ đã thực thi quyền tiên quyết của mình để tự mình xét xử các vụ án cấp cao, và, với tầm vóc của ĐHY Pell, và tầm quan trọng của bất kỳ kết quả có thể nào, ngài có thể thấy không thể đưa ra quyết định cuối cùng trong vấn đề này.
Nếu vụ việc được đưa đến bàn của ĐTC, rất có thể Đức Phanxicô sẽ nhận được lời khuyên là việc này mang tính chất ngoại giao và pháp lý  ngang nhau.
Trong khi quy trình pháp lý của Bộ Giáo lý Đức tin, có thể được thiết lập để chống lại áp lực bên ngoài, nhiều người trong Bộ Ngoại giao coi vấn đề của ĐHY Pell có thể là một cuộc khủng hoảng ngoại giao cần được giải quyết.
Nếu một Tòa án ở Vatican tuyên bố ĐHY Pell trắng án về các cáo buộc mà ngài bị kết án, thì nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là một bản cáo trạng của hệ thống Tư pháp Úc và một sự thừa nhận ngầm về các cáo buộc rằng ĐHY Pell đã bị cầm tù bởi những ý kiến chống Công giáo.
Kết quả là sự sụp đổ ngoại giao có thể đẩy đến sự kêu gọi của các nhà lãnh đạo quốc tế chấm dứt tình trạng chủ quyền của Tòa Thánh theo luật pháp quốc tế.
Mặt khác, nếu ĐHY Pell bị kết án theo Giáo luật, những người trong Giáo hội tin rằng phiên tòa tại Úc của ĐHY về cơ bản là bất công và có thể kết luận rằng Giáo hội không còn thực sự có một hệ thống pháp lý độc lập, và các giám mục và linh mục trên toàn thế giới đừng trông chờ Rôma cho một phiên điều trần công bằng.
Kết quả đó có thể dẫn đến sự chia rẽ giữa một giám mục toàn cầu đã đang chuẩn bị cho những đấu đá.
Cân nhắc riêng về phía  ngoại giao, đặc biệt trong vụ của ĐHY Pell, có thể đã có những lý do cho mối quan tâm.
Với tư cách là Bộ trưởng Kinh tế của Vatican, ĐHY Pell đã bị nhiều nhà lãnh đạo giáo hội khác công khai chê trách.
ĐHY Úc nỗ lực cung cấp sự minh bạch về tài chính và trách nhiệm cho các vị lãnh đạo trong những năm đầu tiên của giáo triều ĐTC Phanxicô đã gặp phải sự kháng cự nội bộ – trong một sự kiện nổi tiếng, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh  đã hủy bỏ một cuộc kiểm toán độc lập mà không ĐHY Pell không được biết rõ ràng. Kể từ khi trở về Úc, những cải cách của ĐHY Pell, phần lớn đã bị đảo ngược bởi những người sẽ quan tâm nhất đến trường hợp của ngài ở Rôma.
ĐHY Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, ngày càng có quyền tuyệt đối, đã được biết đến trong nhiều năm qua để kiểm tra trong các vụ án từ Bộ Giáo lý Đức tin mà ngài cho là có tầm quan trọng rộng lớn hơn đối với Tòa Thánh. Các chuyên viên Giáo luật đảm trách việc thi hành công lý từ lâu đã phàn nàn về “áp lực” được áp dụng từ phía bên kia quảng trường thánh Phêrô.
Một vị lãnh đạo Giáo hội cấp cao ở Rôma quen thuộc với một số vụ án ở Vatican nói với CNA rằng ĐHY Parolin đã tự nỗ lực tham gia đến các vụ án đã được mở rộng.
“Khi [Bộ Giáo lý Đức tin] được yêu cầu ngừng nói chuyện với Bộ Ngoại giao, [Parolin] bắt đầu gọi điện thoại với các khâm sứ Tòa Thánh để theo dõi sự trao đổi giữa Bộ Giáo lý Đức tin và những nơi đang diễn ra vụ án.  Đó là một vấn đề rất nghiêm trọng.”
Là  cố vấn trưởng của ĐTC về gần như tất cả các khía cạnh về quản trị Giáo hội, lời khuyên của ĐHY Parolin có thể chứng minh quyết định trong bất kỳ quyết định nào mà ĐTC đưa ra đối với ĐHY Pell.
Vào tháng 3 vừa qua, ĐHY Parolin đã gọi tin tức về bản án của ĐHY Pell là “gây sốc và đau đớn.” Vào ngày 28 tháng 2, ngài nói với tờ báo L’Osservatore Romano rằng trường hợp của ĐHY Pell là “một động lực để tiếp tục quỹ đạo của ĐTC đó là: chiến đấu chống lại hiện tượng này và nên lưu tâm đến các nạn nhân.”
Mặc dù không có gì chắc chắn về cách  ĐHY Parolin đã tư vấn cho ĐTC, một thành viên của hàng ngũ ngoại giao Vatican nói với CNA rằng ĐHY Parolin là một người võ đoán, giáo điều.
Vị thành viên của ngoại giao đoàn
nói: “Vô tội hay có tội thì thực tế là Pell đã bị kết án tại một nhà tù ở Úc. Vị hồng y đặt sự kiên định của vấn đề ngoại giao của Tòa Thánh lên hàng đầu – nếu bạn không tin, hãy hỏi người Trung Quốc.”  Điều ông nói có ý ám chỉ đến số các giám mục và linh mục Trung Quốc bị Bắc Kinh cầm tù, mặc dù  thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican vào năm 2018 đã tạo ra một bước ngoặt.
Nếu ĐHY Pell kháng cáo vụ kiện của ngài lên Tòa án Tối cao Úc, vụ xét xử theo  giáo luật của ngài sẽ bị trì hoãn cho đến khi Tòa án Tối cao dân sự có kết luận. Nhưng, bất cứ khi nào vụ việc đến Rôma, ĐHY Pell và những người ủng hộ của ngài có thể nhận ra rằng những vấn đề chính trị của Vatican mà ngài để lại trong năm 2017 vẫn còn ảnh hưởng đến tương lai của ngài.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Ed Condon trên CNA)