Suy tư Mùa Chay – Bài Giảng Của Thánh Augustine

Suy tư Mùa Chay – Bài Giảng Của Thánh Augustine

Từ nhà truyền giáo Tin Lành sẽ trở thành linh mục Công giáo
Tại sao ngày lễ thánh Đa Minh không thực sự là ngày lễ lớn nhất của dòng Đa Minh
Giáng Sinh là Quà Tặng Bình An

“Cuộc đời luôn tiếp diễn như thế. Hỡi người Kitô hữu; nếu anh chị em không muốn chìm mình trong vũng lầy của thế giới này, thì đừng xuống khỏi thập giá.”  (St. Augustine)

(St. Augustine of Hippo: Live always in this fashion, O Christian; if you do not wish to sink into the mire of this earth, do not come down from the cross.)

Hôm nay chúng ta bước vào việc cử hành của Mùa Chay, mùa mà đã được giới thiệu cho chúng ta trong năm phụng vụ. Đây là bài giảng long trọng một cách thích hợp đối với anh chị em, nhờ đó lời của Thiên Chúa đem lại cho anh chị em qua mục vụ của tôi. Hy vọng nâng đỡ tinh thần anh chị em trong khi chay tịnh phần xác, và nhờ đó để con người bên trong, nhờ được đổi mới nhờ vào thức ăn xứng hợp, có thể đồng hành và được bền bỉ một cách can trường trong việc sửa dậy con người bên ngoài.  

Vì, đối với tinh thần sốt sắng của tôi, nó xem như xứng hợp đối với chúng ta, những người sắp sửa tôn vinh Cuộc Thương Khó của Chúa bị đóng đinh trong những ngày tới. Nó có thể đổi mới nhờ việc kìm hãm chính chúng ta, thập giá của những nhu cầu ham muốn thể xác, như vị Tông Đồ nói: “Những ai thuộc về Đức Kitô phải đóng đinh xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.” (Gal 5:24)

Thực ra, người Kitô hữu phải chịu đóng đinh thập giá một cách liên lỷ trong suốt cuộc đời mình, thông qua giữa cơn cám dỗ. Vì không có lúc nào trong cuộc sống mà ở đó ta có thể loại bỏ khỏi những cái đinh, như lời nhà Thánh Vịnh: “Đâm thâu thân xác ta bằng sự sợ hãi của ngươi.”

Những đòi hỏi xác thịt cấu thành thân xác, và những lời dạy dỗ của công chính, những cái đinh với chúng sự kính sợ Thiên Chúa xé rách thân xác và đóng đinh chúng ta như những nạn nhân được đón nhận đối với Ngài. Cũng như vị Tông Đồ nói đâu đó: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy dâng hiến thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa.” (Rom 12:1)

Vì lý do đó, liên quan đến cây thập giá, người đầy tớ của Thiên Chúa, vượt xa khỏi xấu hổ, đã hoan hỷ nói: “Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.” (Gal 6:14)

Đây là một thập giá, tôi nói, không chỉ kéo dài 40 ngày, nhưng suốt cuộc đời của một người, mà nó được tượng trưng bằng một con số mầu nhiệm 40 ngày. Hoặc bởi con người, sẽ hướng dẫn cuộc đời này, được thành hình buốn mươi ngày trong bụng mẹ như một số người nói; hay như bốn Phúc Âm đồng ý gấp 10 lần Lề Luật và 4 lần mười tương đương với con số này. Nó nói lên rằng cả Cựu và Tân Ước đều cần thiết cho chúng ta trong cuộc sống này, hoặc có thể đối với một số người, và cũng với lý do như vậy đối với một ai đó thông minh và trí thức tuyệt vời có thể lý giải.

Từ đó, Maisen và Êlia và chính Chúa chúng ta đã chay tịnh 40 ngày, và nhờ vậy có thể cho chúng ta biết rằng trong Maisen và Êlia và trong chính Chúa Kitô, đó là, qua Lề Luật và các Tiên Tri và Phúc Âm, việc thống hối này được thực hành như cho chính chúng ta, để nhờ vậy, thay vì chiến thắng và níu kéo vào thế giới này, chúng ta có thể chết đi con người cũ, “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiến đấu theo tính xác thịt mà thỏa mãn các dục vọng.” (Rom 13: 13-14)

Cuộc đời luôn luôn diễn ra như thế. Hỡi người Kitô hữu; nếu người không mong muốn được chìm mình trong vũng lầy của thế giới này, thì đừng xuống khỏi thập giá. Hơn nữa, nếu nó được thực hành qua đời sống của một người, thì sao nó chẳng được thực hiện trong 40 ngày này, trong đó đời sống không chỉ qua mau nhưng nó cũng là một dấu chỉ?

Vì thế, ở những ngày khác đừng để tâm hồn anh chị em bị nhận chìm trong sự chiều chuộng thân xác và say sưa, nhưng trong những ngày ấy cũng phải chay tịnh. Trong những ngày khác không được tà dâm, ngoại tình, hoặc bất cứ hành động dục vọng ngoài luật lệ, nhưng cũng phải tự chế thú vui hôn nhân được phép.

Những gì anh chị em thực hành chay tịnh cũng hãy thêm vào bằng việc bố thí. Thời gian được phép cho những hành động vợ chồng hãy dùng để đàm đạo với Chúa; thân xác mệt lả của tình yêu xác thịt hãy dùng vào việc chăm chỉ cầu nguyện; những cánh tay xiết chặt trong những vòng ôm giang rộng qua hành động van xin. Anh chị em, những người chay tịnh ngay cả trong những ngày khác, hãy gia tăng những việc lành của mình. Chúng ta những người chịu đóng đinh thân xác bằng việc tiết dục bền bỉ trong những ngày khác, nhờ đó kết hợp mật thiết với Thiên Chúa mình bằng lời cầu thường xuyên và sốt sắng hơn.

Tất cả chúng ta hãy trở nên một lòng, một ý, tránh xa tội lỗi trên cuộc hành trình này, hít thở với khát vọng và cháy nóng với tình yêu cho một quê hương. Đừng ai ghen tỵ với nhau hoặc làm nhẹ đi ơn huệ của Thiên Chúa mà chính mình thiếu thốn. Hơn thế, ở đâu những phúc lành thần linh liên quan đến, hãy coi như anh chị em nợ những gì anh chị em yêu nơi anh em mình, và hãy để người ấy, đến lượt họ, quan tâm như chính họ nợ những gì họ yêu mến trong anh chị em.

Xin đừng để ai, vì giả vờ chay tịnh, chú tâm đến hình thức bên ngoài hơn tiết chế những thú vui, rồi tìm ăn món ăn đắt giá chỉ vì kiêng thịt. Làm bộ không uống rượu trong thực tế là không thể uống được. E rằng như thường tình, việc hãm dẹp xác thịt lại cho người ấy một sự ham hố lớn hơn đối với những đòi hỏi của thú vui. Thật ra, đối với những người sạch sẽ tất cả mọi thực phẩm đều sạch, nhưng không ai là hoàn toàn trong sạch.

Trên tất cả, anh chị em thân mến, hãy chay tịnh khỏi xung đột và bất hòa. Giữ trong tâm hồn những lời đã được Tiên Tri dùng để tố cáo mạnh mẽ những người: “Này, ngày ăn chay, các ngươi vẫn lo kiếm lợi, vẫn áp bức mọi kẻ làm công cho mình. Này các ngươi ăn chay để mà đôi co cãi vã, để nắm tay đánh đấm thật bạo tàn; để tiếng các ngươi kêu thấu trời cao thẳm”. Cùng một cách tương tự, đấng tiên tri thêm: “Phải chăng đó là cách ăn chay mà Ta ưa chuộng.” (Is 58:3-5)

Nếu anh em muốn kêu to, thì đã có lời cầu xin xuất hiện trong Thánh Kinh: “Tôi đã kêu lên cùng Chúa.” (Ps 142:1) Đó là tiếng kêu không do xung đột, nhưng do đức ái; không phải của xác thịt, nhưng của tâm hồn. Cũng không phải là tiếng kêu mà Isaias nói: “Ta đợi chờ nó làm điều chính trực, mà chỉ nghe vẳng tiếng khóc than.” (Is 5:7)

“Hãy tha thứ, và anh chị em sẽ được thứ tha; hay cho, và anh chị em sẽ được nhận lại.” (Lk 6:37-38)

Đây là hai cánh của cầu nguyện nhờ đó ta có thể bay lên tới Chúa: nếu có bất cứ lỗi lầm nào phạm đến Ngài, Ngài sẽ tha thứ và ban cho ta ơn phúc cần thiết.

(Bài giảng 205)

 

Trần Mỹ Duyệt chuyển ngữ