Có kỳ lạ không khi người Công giáo tôn kính các Thánh tích?

“Tạm dừng”, “Nhìn”, và “Trở về” với sự khoan dung của Thiên Chúa…
Đền thờ Thánh Mẫu lịch sử ở Florida được nâng lên thành đền thờ quốc gia
ĐTC Phanxicô: Nên có thêm phụ nữ trong giới lãnh đạo của Giáo hội

Mary Zerac

“Thân thể chúng ta có nhiều phần, nhưng tất cả chúng ta đều chỉ có một thân thể”, đây là câu nói nổi tiếng thường nghe trong nhà thờ vào thập niên 80, dựa trên Thánh Kinh (1 Cor. 12:12).

Chúng ta là một thân thể trong Chúa Kitô, nhưng nếu bạn là một vị thánh Công giáo, nhiều phần của cơ thể của bạn có thể được phân phát ra khắp thế giới.

Thí dụ như thánh Catherine của thành Siena.

Là một nữ tu dòng Đa Minh trẻ tuổi và nổi tiếng trong thời Trung Cổ, bà đã sống cuộc sống chiêm nghiệm cầu nguyện và sám hối mãnh liệt và được tin là vì sự cầu nguyện của bà mà đã chấm dứt sự lưu đày của triều đại giáo hoàng tại Avignon, Pháp quốc của những người kế vị Thánh Phêrô trong thế kỷ 14.

Quê của bà ở Siena, nước Ý, khi bà qua đời, người ta muốn lấy xác của bà. Vì nghĩ rằng có thể họ sẽ bị phát giác nếu họ lấy cả xác của bà, nên những tên trộm của Siena đã quyết định rằng sẽ an toàn hơn nếu họ chỉ lấy đầu của bà.

Đang khi họ trốn ra ngoài thì bị những nhân viên an ninh chặn lại ở bên ngoài Rôma, họ đã nhanh chóng đọc một lời cầu nguyện xin được cầu bầu của thánh Catherine Siena. Khi các lính canh kiểm soát túi đựng thì không tìm thấy đầu của thánh Catherine, nhưng chỉ thấy một túi đầy hoa hồng. Sau khi bọn trộm  trở về tới Siena, thì đầu của thánh Catherine lại tái hiện trong túi đựng, đây là một trong nhiều phép lạ được cho là do thánh Catherine ban.

Đầu của thánh Catherine ở Siena được đặt trong một hộp đựng báu thánh tại nhà thờ chính tòa thánh Đa Minh ở Siena, nơi mà người ta vẫn có thể tôn kính ngày nay cùng với ngón tay cái của bà. Phần cơ thể khác của bà vẫn còn giữ ở Rôma, chân bà được tôn kính ở Venice.

Từ tấm Khăn liệm của thành Turin, hoặc ngón tay của tThánh Thomas, đến những giọt máu kỳ diệu của thánh Januarius, hoặc bộ óc của thánh Gioan Bosco, Giáo hội Công giáo giữ và tôn kính nhiều di vật được gọi là báu thánh từ Chúa Giêsu và các thánh.

Đối với người ngoại đạo, truyền thống tôn kính các di vật có vẻ như là một sự kỳ lạ.

Nhưng nguồn gốc của truyền thống này có từ trước thời Chúa Giêsu, và sự thực hành này được dựa trên nền tảng trong Kinh Thánh và từ những tông huấn của Giáo hội qua nhiều thế kỷ.

Mặc dù đây là một trong những truyền thống tốt đẹp của Giáo hội, nhưng lại cũng có thể là một trong những điều bị hiểu lầm nhiều nhất.

Linh mục Carlos Martins,  dòng Companions of the Cross, là quản lý trưởng kho báu vật, một nhân viên của Tòa Thánh được bổ nhiệm để trông coi và có quyền phân phát các di vật.

Ngài là thành viên của Hội Dòng Các Thánh Tông Đồ, và là người đứng đầu Bộ Kho báu của Giáo hội –  một Bộ nhằm mục đích đem lại cho người giáo dân một kinh nghiệm của Thiên Chúa Hằng Sống qua cuộc chạm vào với các thánh tích của các thánh dưới hình thức một cuộc trưng bày. Qua lời mời của các nước,Bộ này thường có những cuộc triển lãm các di tích khác nhau khắp Bắc Mỹ.

Trong cuộc phỏng vấn sau đây với CNA, Linh mục Martins đã lời một số những câu hỏi và loại bỏ một số hiểu lầm về truyền thống của di tích.

Trước tiên, di tích là gì?

Di tích là vật thể có liên hệ trực tiếp với các thánh hay với Thiên Chúa của chúng ta. Chúng thường được chia thành ba hạng khác nhau:

Những di tích hạng nhất là thân thể hoặc những phần nhỏ của thân thể của một vị thánh, chẳng hạn như các miếng xương hoặc da thịt.

Di tích hạng hai là những vật sở hữu của các thánh, chẳng hạn như áo quần hoặc sách vở  (hoặc các miếng nhỏ của những vật đó).

Di tích hạng ba là những đồ vật mà một vị thánh đã chạm vào hoặc đã được chạm vào di tích hạng nhất, hạng hai hoặc hạng ba của một vị thánh.

Từ “relic” có nghĩa là “mảnh vỡ” hay “còn sót lại của một thứ mà đã từng có nhưng bây giờ không còn nữa”. Chẳng hạn như chúng ta tìm thấy trong các cửa hàng đồ cổ “Di sản Nội chiến” hoặc “Di tích của Cách mạng Pháp”. Rõ ràng là chúng ta không nói về những loại di vật này mà là những di vật thiêng liêng.

Truyền thống tôn kính các thánh tích trong đạo Công giáo đến từ đâu?

A nun venerates the relics of St. Teresa of Một nữ tu tôn kính thánh tích của thánh nữ Têrêsa Avila tại Sofia – Bulgaria. Ảnh: Veselin Borishev via Shutterstock

Kinh thánh dạy rằng Thiên Chúa hành động thông qua các di tích, đặc biệt là về việc chữa lành. Trên thực tế, khi khảo sát những gì Kinh Thánh nói về các di vật thiêng liêng, người ta chỉ còn lại với ý tưởng việc được chữa lành là do ơn từ những thánh tích.

Khi xác chết của một người đàn ông đã được chạm vào xương của tiên tri Êlisê, người đàn ông đã sống lại và đứng dậy (2 Kings 13: 20-21).

Một phụ nữ đã được chữa khỏi bệnh băng huyết của cô chỉ đơn giản bằng cách chạm vào gấu áo choàng của Chúa Giêsu (Ma-thi-ơ 9: 20-22).

Các dấu hiệu và phép lạ mà các Tông Đồ đã làm rất lạ lùng khi người ta cho những người bệnh đứng xếp hàng dọc đường phố để khi thánh Phêrô đi ngang qua thì ít nhất cái bóng của Ngài có thể chạm vào họ (Công-vụ 5: 12-15).

Khi khăn tay đã được chạm vào thánh Phaolô và sau đó được chạm vào người bệnh, họ đã được chữa lành và các thần dữ đã bị đuổi ra khỏi họ (Công-vụ 19: 11-12).

Trong mỗi trường hợp chữa lành Chúa đã đều làm bằng cách sử dụng một vật thể. Phương cách chữa lành là sự va chạm vào vật thể đó. Tuy nhiên, điều rất quan trọng cần lưu ý là nguyên nhân chữa lành là Thiên Chúa; các di tích là một phương tiện mà qua đó Ngài hành động. Nói cách khác, di tích tự nó không có phép lạ. Chúng không có quyền lực của riêng chúng nếu không có quyền năng Thiên Chúa.

Bất kỳ điều gì tốt lành đến qua thánh tích là do quyền năng của Thiên Chúa. Nhưng thực tế là Thiên Chúa chọn sử dụng các vật di tích của các thánh để chữa bệnh và ban phép lạ để cho chúng ta biết rằng Ngài muốn hướng chúng ta đến các thánh như là “những người gương mẫu và người luôn cầu bầu” (Giáo lý Giáo hội Công giáo 828).

Sự tôn kính các thánh tích bắt đầu từ bao giờ?

Sự tôn kính thánh tích đã có từ những ngày đầu tiên của Kitô giáo, trong thời kỳ các Tông Đồ. Đây là một sự kiện được ghi lại của nhà thờ ở Smyrna (ngày nay là Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ) khi giám mục ở đó, thánh Polycarp đã bị thiêu sống:

“Chúng ta thờ lạy Đấng Cứu Thế, vì Ngài là Con Thiên Chúa, nhưng chúng ta tôn kính những đấng tử vì đạo mà chúng ta yêu mến như những môn đệ noi gương Thiên Chúa. Vì vậy, chúng ta được an táng tại nơi trở thành nơi an táng thân xác của Polycarp, mà đối với chúng ta thì quý hơn kim cương châu báu”.

(Công ước của St. Polycarp, sáng tác khoảng 156 AD)

Polycarp là một nhân vật quan trọng. Ngài được thánh Gioan Tông Đồ cải đạo, Người đã rửa tội cho ông và sau đó đã phong chức Giám mục cho ông. Như vậy, chúng ta thấy rằng ngay từ buổi ban đầu Giáo hội đã thực hành sự tôn kính thân xác của những vị tử đạo.

Ý nghĩa tâm linh của các di tích như thế nào?

Thánh Jerome đã nói những lời tuyệt vời như sau:

“Chúng tôi không thờ lạy các di vật, chúng tôi không tôn thờ chúng, vì sợ rằng chúng ta sẽ thờ lạy những con người đã được tạo dựng nên bởi Thiên Chúa thay vì thờ lạy Đấng tạo dựng là Thiên Chúa. Nhưng chúng ta tôn kính các di tích của những vị tử vì đạo để từ đó chúng ta tôn thờ một Đấng mà nhiều người đã chịu chết vì Đấng ấy “(Ad Riparium, i, P.L, XXII, 907).

Chúng ta tôn kính các di vật chỉ vì chúng ta muốn thờ lạy Thiên Chúa.

Khi chúng ta thu thập các di vật từ thân thể của một vị thánh, chúng ta sử dụng phần nào của cơ thể?

Bất kỳ phần nào của thân xác của một vị thánh đều thiêng liêng và có thể được đặt trong một kho thánh thiêng. Tất cả mọi phần, mọi xương có thể được sử dụng. Ngoài ra, da thịt, tóc, và đôi khi máu, cũng được sử dụng. Có khi mọi thứ từ ngôi mộ cũng được lấy ra phân phát. Cũng có khi một ngôi mộ được giữ nguyên vẹn.

Tại thời điểm nào trong tiến trình phong thánh thì các phần hoặc các bộ phận cơ thể được coi là các di tích chính thức của Giáo Hội?

Trước khi việc phong chân phước xảy ra, sẽ có một nghi lễ chính thức nhờ đó các di tích được xác định và di chuyển vào nhà thờ hay nhà nguyện. Nói một cách đơn giản, ngôi mộ được khai quật và lấy xác ra khỏi mộ.

Chỉ có Giáo hội mới có quyền pháp lý để chính thức thừa nhận tính thánh thiêng của một cá nhân. Khi Giáo hội làm việc này – qua quá trình phong chân phước và phong thánh – những di tích của họ được chính thức công nhận là những di vật thiêng liêng.

Có một sự khác biệt quan trọng giữa phong chân phước và phong thánh. Việc phong chân phước là lời tuyên bố của Giáo hội là đã có bằng chứng chắc chắn rằng người đang được thừa nhận là một trong những người được ơn phước trên thiên đàng. Tuy nhiên, việc phong chân phước chỉ cho phép sùng kính tại địa phương. Đó là lòng sùng kính ở đất nước mà cá nhân người được phong chân phước đã sống và chết ở đó. Ví dụ như khi Mẹ Teresa được phong chân phước, chỉ có ở Ấn Độ và ở Albania, xứ sở của bà mới được phép sùng kính. Thánh lễ của bà không thể được cử hành tại nơi khác, ví dụ như ở Hoa Kỳ, và cũng không thể đặt các di tích của bà vào các bàn thờ.

Trong khi việc phong chân phước chỉ cho phép sự tôn kính tại địa phương thì việc phong thánh, mặt khác sự tôn kính bắt buộc cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ.

Giáo hội cho phép những phần thân thể của các thánh được phân phát, nhưng cấm sự phân tán tro cốt của người quá cố được hỏa táng. Tại sao vậy?

Mọi người khi qua đời đều có quyền được mai táng. Điều này có nghĩa là người ta có trách nhiệm phải chôn cất người chết.

Mỗi xã hội và văn hoá trong mọi thời đại của con người đều cảm thấy có nghĩa vụ này. Người chết luôn được chôn cất, và khảo cổ học chưa bao giờ tìm thấy một cộng đồng nhân loại đã không làm điều này. Do đó, người ta có thể nói rằng an táng người chết là một căn tính văn hoá của nhân loại.

Theo từ ngữ thần học cho việc chôn cất này là luật tự nhiên. Bản chất tự nhiên đã trở thành một luật lệ trong tâm khảm con người và xem đó là bổn phận phải an táng người chết vì nghĩa tử là nghĩa tận, hoặc ít nhất nó là một hành động để tôn trọng người quá cố.

Như vậy thì không có gì đáng ngạc nhiên khi Giáo hội được liệt kê là một đoàn thể có lòng thương luôn chôn cất người chết.

Có nhiều hình thức an táng. Xác người ta có thể được chôn trong lòng đất, trên biển hoặc chôn nổi trong những hang động hoặc hỏa táng. Vấn đề là an táng phải ở một nơi duy nhất, để như vậy có thể nói người “nằm” nơi này như là một nơi an nghỉ cuối cùng. Tâm khảm con người cũng mong muốn điều này. Chúng ta thấy những người đến nghĩa trang và nói chuyện như thể họ đang nói chuyện với người nằm trong mộ. Và họ làm điều đó khác với khi họ nói chuyện với người chết tại nhà. Tại mộ phần, họ nói chuyện với người chết như thể họ đang ở “nơi” của người quá cố.

Vì lý do này, Giáo hội luôn luôn dạy rằng sự “phân tán” cơ thể người quá cố là hạ nhân phẩm của họ xuống thấp mà còn thấp hơn cả nhân phẩm căn bản của con người. Người sống cần có một nơi thực sự để thăm viếng chỗ người chết an nghỉ.

Tuy nhiên, đối với các thánh, như là một thân thể Chúa Kitô, thân xác của họ có quyền được tôn kính. Và quyền này, được hòa nhập từ nhân phẩm của họ như là Thân Thể Chúa Kitô và được thay thế cho quyền phải giữ nguyên vẹn thân xác của họ nơi an táng.

Cách thích hợp để giữ các di vật như thế nào? Những giáo dân Công giáo được phép giữ những thánh tích hạng nhất trong nhà của họ không?

Những thánh tích rất là quý giá. Nó không phải là cái gì đó có một thời đã sống và bây giờ đã chết. Trong trường hợp các di tích hạng nhất, chúng ta nói về thân xác chờ đợi ngày phục sinh, khi linh hồn của một vị thánh sẽ được hợp nhất với thân xác của họ.

Như vậy, cách chúng ta đối xử với các thánh tích là vô cùng quan trọng. Tốt nhất là thánh tích nên được lưu giữ trong nhà thờ hoặc nhà nguyện nơi mà giáo dân có thể đến để tôn kính.

Sự tôn trọng cao nhất mà Giáo hội có thể dành cho một thánh tích là đặt nó trên một bàn thờ, nơi mà thánh lễ có thể được cử hành. Sự thực hành này xảy ra từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội. Trên thực tế, những kho báu của các vị tử đạo là những bàn thờ có giá trị nhất cho việc phụng vụ.

Thánh tích cũng có thể đặt một nơi được che khuất trong các bàn thờ, cũng có thể được đặt trong một góc nhà thờ mà ở đó mọi người có thể đến tôn kính. Những nơi như vậy rất quan trọng vì đó là nơi giúp cho mọi người có cơ hội có một kinh nghiệm sâu sắc và thân mật hơn với vị thánh đó.

Giáo hội không cấm việc sở hữu các thánh tích. Thậm chí người ta có thể giữ chúng trong nhà của họ. Tuy nhiên, vì có nhiều vi phạm đã xảy ra liên quan đến các di tích, Giáo hội  đã không còn cho các cá nhân lưu giữ các di vật – ngay cả đến các hàng giáo sĩ cũng không còn được phép nữa.

Những sai phạm này bao gồm như không làm tròn nhiệm vụ tôn kính thích hợp (bỏ bê), sự bất kính vô cớ, hủy bỏ và trong một số trường hợp, thậm chí bán chúng. Những hành động bất kính không nhất thiết là do những người mà Giáo hội đã trao lại di tích lúc ban đầu. Nhưng khi những người đó qua đời, và các thánh tích đã được trao lại cho người thừa kế và vì thế các thánh tích đã bị xem thường. Với sự sa sút của nền văn hoá Kitô giáo trong thế giới phương Tây, đức tin không còn được coi là một điều hiển nhiên, ngay cả trong số những con cái của những người sùng đạo nhất.

Như vậy, để bảo vệ các thánh tích, Giáo hội chỉ đặt các thánh tích ở các nhà thờ hoặc nhà nguyện.

Tính xác thực của thánh tích quan trọng như thế nào? Làm thế nào để Giáo hHội đi đến việc xác định tính xác thực của các thánh tích cổ xưa từ thời đầu của Giáo hội?

Tính xác thực rất là quan trọng.

Nhưng đối với các vị thánh thời cổ, việc xác định dễ dàng hơn nhiều so với bạn nghĩ. Giáo hội có truyền thống là xây một nhà thờ trên trốc ngôi mộ của một vị thánh. Đó là lý do tại sao Đền Thờ Thánh Phêrô đã được xây dựng ở địa điểm đã xây, hoặc tại sao Đền thờ Thánh Phaolô ở bên ngoài bức tường ở đó. Vì cả hai đền thờ đều xây trên ngôi mộ của hai vị thánh đó và nằm ngay dưới bàn thờ.

Khảo cổ học hiện đại chỉ khẳng định những gì đã được truyền thống cổ xưa đã tin.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Rezac trên CNA)

Newer Post
Older Post