9 điều bạn cần biết về Chúa nhật lòng Chúa thương xót

Một nguồn tài chánh ‘dồi dào’ dành cho phụ nữ có thai ngoài ý muốn ở St Louis
Tại sao ngày lễ thánh Đa Minh không thực sự là ngày lễ lớn nhất của dòng Đa Minh
Tuyên bố của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ về vấn đề di cư để đáp lại các kế hoạch trục xuất sắp xảy ra               

Bản gốc hình Lòng thương xót của Chúa

Chúa nhật thứ hai Phục Sinh  hằng năm được Giáo hội dành để kính Lòng thương xót của Chúa. Đại lễ này mới được thêm vào lịch Phụng vụ của Giáo hội thời gian gần đây, và có liên kết đến sự mặc khải đặc biệt và Kinh thánh.
Hàng triệu người mong chờ và vô cùng xúc động trước đại lễ này.  Đại lễ Lòng Chúa thương xót là gì và tại sao  lại quan trọng  đối với họ như vậy?

Dưới đây là 9 điều bạn cần biết

1. Chúa nhật Lòng Chúa thương xót là gì?

Chúa nhật Lòng Chúa thương xót được cử hành vào Chúa nhật thứ hai Phục sinh. Đại lễ này dựa trên những mặc khải cá nhân của thánh Faustina Kowalska, khi đề nghị một sự sùng kính đặc biệt đối với Lòng thương xót của Chúa.

2. Khi nào Chúa nhật Lòng Chúa thương xót trở thành một phần trong lịch Phụng vụ của Giáo hội?
Năm 2000, Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho thánh nữ Faustina và, trong buổi lễ, ngài tuyên bố:
Điều quan trọng là sau đó chúng ta chấp nhận toàn bộ thông điệp đến với chúng ta từ Lời của Thiên Chúa vào Chúa nhật thứ II Phục sinh, mà kể từ hôm nay trở đi  sẽ được gọi là “Chúa nhật lòng Chúa thương xót” trong toàn Giáo hội.
Trong các bài đọc khác nhau, Phụng vụ dường như chỉ ra con đường của lòng thương xót, trong khi thiết lập lại mối tương quan của mỗi người với Thiên Chúa, cũng tạo ra mối tương quan mới về tình đoàn kết huynh đệ giữa con người (Bài giảng ngày 30/4/2000)

3. Nếu điều này dựa trên sự mặc khải riêng, tại sao  lại nằm trong lịch Phụng vụ của Giáo hội
Trong bài bình luận Thần học của mình về Thông điệp của Fatima, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đã viết:
“Chúng ta có thể thêm rằng những tiết lộ riêng tư thường xuất phát từ lòng đạo đức phổ biến và để lại dấu ấn của họ trên đó, tạo nên một sự thúc đẩy mới và mở đường cho những hình thức mới của sự mặc khải. Điều này cũng không loại trừ rằng sẽ có ảnh hưởng ngay cả đến Phụng vụ, như chúng ta thấy, ví dụ như trong các lễ Mình và Máu Thánh Chúa và Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Từ một quan điểm, mối tương quan giữa mặc khải và mặc khải riêng tư xuất hiện trong mối tương quan giữa Phụng vụ và lòng đạo đức phổ biến: Phụng vụ là tiêu chí,  là hình thức sống động của toàn thể Giáo hội, được nuôi dưỡng trực tiếp bởi Tin mừng.
Lòng đạo đức phổ biến là một dấu hiệu cho thấy đức tin đang lan truyền từ cội nguồn vào trái tim của người tín hữu theo cách riêng đi vào cuộc sống hàng ngày của họ. Lòng mộ đạo phổ biến là cách thức đầu tiên và cơ bản cho  sự “hội nhập văn hóa” (inculturation) của đức tin. Mặc dù phải luôn đi đầu và hướng từ Phụng vụ, nhưng từ đó lòng mộ đạo đã  làm phong phú thêm đức tin bằng cách thu hút trái tim con người.

4. Giáo hội làm gì để khuyến khích việc cử hành lòng sùng kính đối với Lòng thương xót của Thiên Chúa trong ngày này?
Cùng với những việc khác, người tín hữu sẽ được hưởng ơn toàn xá:
Để đảm bảo rằng các tín hữu sẽ tham gia ngày này với lòng sùng kính nhiệt thành, Đức Thánh Cha, lúc bấy giờ là Gioan Phalô II đã quy định rằng tín hữu tham dự  Chúa nhật này sẽ được hưởng một ơn toàn xá, như sẽ được giải thích dưới đây, để các tín hữu có thể nhận được nhiều món quà từ Chúa Thánh Thần.
Bằng hình thức này, người tín hữu có thể nuôi dưỡng tình yêu ngày càng lớn hơn đối với Thiên Chúa và với người xung quanh, và sau khi họ được ơn tha thứ của Thiên Chúa, để từ đó họ có thể được hoán cải để tỏ lòng tha thứ cho anh chị em của họ. . . . Một người muốn được lãnh nhận ơn toàn xá, thì phải hội đủ những điều kiện thông thường như: xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha. Ngoài ra, vào Chúa Nhật thứ II Phục sinh, hoặc Chúa nhật Lòng Chúa thương xót, một người  đến viếng trong bất kỳ nhà thờ, hay nhà nguyện nào, với một tinh thần hoàn toàn từ bỏ tội lỗi, ngay cả những tội nhẹ, chuyên tâm cầu nguyện và sùng kính  tôn vinh Lòng thương xót của Thiên Chúa, với sự hiện diện của Thánh Thể được đặt trên bàn thờ, hoặc đặt trong nhà tạm, đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và lần hạt Lòng Chúa Thương xót… thì được nhận ơn toàn xá.

5. Hình ảnh Lòng thương xót của Thiên Chúa mang ý nghĩa gì?
Hình ảnh Lòng thương xót của Chúa là hình ảnh của Chúa Giêsu dựa trên một khải tượng mà thánh Faustina đã nhận được vào năm 1931. Đã có một số bức tranh được làm từ hình ảnh này. Bản gốc, mặc dù không phải là bản phổ biến nhất hiện nay, được thấy ở trên.
Một lời giải thích cơ bản của hình này là:
Chúa Giêsu được thể hiện trong hầu hết các phiên bản như giơ tay phải ban phép lành, và tay trái chỉ lên ngực từ đó phát ra hai hào quang: một đỏ và một trắng (mờ).
Các mô tả thường chứa thông điệp “Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng nơi Ngài!” (Tiếng Ba Lan: Jezu ufam Tobie).
Các tia hào quang phát ra có ý nghĩa tượng trưng: màu đỏ cho máu của Chúa Giêsu (đó là Sự sống của các Linh hồn) và màu nhạt cho nước (điều này chứng minh cho các linh hồn) (từ Nhật ký – 299). Toàn bộ hình ảnh là biểu tượng của đức bác ái, sự tha thứ và tình yêu của Thiên Chúa, được gọi là “Suối nguồn của Lòng Thương xót”.
Theo nhật ký của thánh Faustina, hình ảnh này dựa trên thị giác của ngài vào năm 1931  về Chúa Giêsu.

6. Chuỗi kinh Lòng thương xót là gì?

Chuỗi kinh là một bộ những lời cầu nguyện được sử dụng như một phần của sự sùng kính Lòng thương xót của Thiên Chúa.
Họ đọc một chuỗi hạt Mân Côi, thường vào lúc 3 giờ chiều. (thời điểm Chúa Giêsu chết), nhưng với một số những lời cầu nguyện khác, không giống như những lời cầu nguyện thường đọc trong chuỗi Kinh Mân côi.

7. Sự sùng kính Lòng thương xót của Thiên Chúa được liên kết với các bài đọc Kinh thánh cho Chúa Nhật thứ II  Phục sinh như thế nào?
Hình ảnh Lòng thương xót của Chúa mô tả Chúa Giêsu tại thời điểm khi Người xuất hiện trước các môn đệ trong phòng đóng kín, sau Phục sinh, khi Người trao quyền cho họ tha thứ, hoặc cầm buộc tội.
Khoảnh khắc này được ghi lại trong Gioan 20: 19-31, đó là bài  Tin mừng cho Chúa nhật thứ II Phục sinh trong cả ba chu kỳ phụng vụ Chúa nhật hằng năm (A, B và C).
Bài đọc này được đặt vào Chúa nhật thứ II Phục sinh  vì  bao gồm sự xuất hiện của Chúa Giêsu với thánh  Tôma tông đồ (trong đó Chúa Giêsu nói ông đến chạm vào vết thương của mình). Sự kiện này xảy ra vào ngày thứ tám sau khi Phục sinh (Gioan 20:26), và vì vậy  được sử dụng trong Phụng vụ tuần Bát nhật sau lễ Phục sinh.
Tuy nhiên, bài đọc cũng nhắc đến  sự xuất hiện của Chúa Giêsu cho các môn đệ vào buổi tối Phục sinh, một tuần trước đó, trong đó Người trao quyền cho họ tha thứ hoặc cầm buộc tội.

8. Chúa Giêsu đã trao quyền cho các tông đồ tha thứ hay cầm buộc tội như thế nào?

Đó là phần của văn bản đọc như sau:
[21] Chúa Giêsu nói với họ một lần nữa: “Bình an cho các con. Như Cha đã sai Thầy, vì vậy Thầy cũng sai anh em.”
[22] Và khi Người nói điều này, Người thở hơi vào họ và nói với họ: “Hãy nhận lấy Thánh Thần.
[23] Nếu anh em tha thứ tội cho ai, họ sẽ được tha thứ; nếu anh em cầm buộc tội ai, họ sẽ bị cầm buộc.”
Vì vậy, Người ban cho họ quyền đặc biệt với Chúa Thánh Thần để tha thứ hoặc cầm buộc tội lỗi.

9. Điều này liên quan đến bí tích giải tội như thế nào?
Điều này liên quan trực tiếp đến Bí tích Giải tội. Chúa Giêsu đã trao quyền cho các tông đồ (và những người kế vị của họ trong Mục vụ) với Thần khí Chúa Thánh Thần để tha thứ, hoặc cầm buộc (không tha thứ) tội lỗi.
Bởi vì các tông đồ được trao quyền bính với Thần khí của Thiên Chúa để làm điều này, nên sự tha thứ của họ rất hiệu quả – sự tha thứ có ý nghĩa loại bỏ tội lỗi thật sự,  thay vì chỉ là một biểu tượng của sự tha thứ mà một người  chỉ nghĩ là được tha.
Các tông đồ được hướng dẫn để tha thứ, hoặc cầm buộc,  vì vậy họ phải nhận ra rằng họ phải làm gì. Điều này có nghĩa là các tông đồ cần biết về tội lỗi và liệu chúng ta có thực sự ăn năn về điều đó không. Kết quả là, chúng ta phải xưng tội lỗi của mình và thực sự ăn năn, từ bỏ tội lỗi. Đó là Bí tích: Giải tội.
Các linh mục trong Giáo hội đã hiểu rõ rằng các mục tử của Chúa Kitô có quyền năng này.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Jimmy Akin đăng trên National  Catholic Register)