Gặp gỡ những người trợ lực tâm linh cho cuộc vận động phò sự sống

Có phải đại dịch coronavirus là một phán xét từ Thiên Chúa?
Đồng hồ Apple đưa thêm một ứng dụng mới có thể theo dõi khả năng thụ thai
Cám dỗ, hoán cải, và Tin Mừng

 

Adelaide Mena

Nếu bạn tham gia cuộc bộ hành cho sự sống –   “March for Life” –  thì bạn có thể  đã thấy họ: một nhóm  phụ nữ – nhiều người trong số đó còn trẻ tuổi – trong tu phục xanh dài, lúp trắng phất phơ trong gió.
Họ là những nữ tu của dòng Sister for Life (Nữ tu cho Sự Sống).  “Bạn không cô đơn”  là một thông điệp mà các nữ tu dòng Sister for Life gởi đến phụ nữ và  phong trào đấu tranh phò sự sống.
Nữ tu Mary Elizabeth, SV, Phó Tổng Phụ trách dòng Sister for Life chia sẻ: “Chúng tôi thực sự thấy bản thân mình như là một thực thể tâm linh làm trung gian và duy trì hoạt động của phong trào vận động cho phò sự sống.” Bà hy vọng phong trào phò sự sống biết rằng họ có thể  trông cậy vào lời cầu nguyện và sự hỗ trợ của các nữ tu trong dòng. Bà nói:
Họ không cô độc và họ có một gia đình của các nữ tu yêu mến họ rất nhiều và đang cầu nguyện cho họ hàng ngày”.
Ông Joseph Zwilling, Giám đốc Truyền thông của Tổng Giáo phận New York, nơi nhà dòng “Sisters for Life” được thành lập, nói rằng ông tin rằng các nữ tu của Sisters for Life đã có những tác động to lớn đến nền văn hoá kể từ khi thành lập. Ông nói với CNA: “Sau 25 năm thành lập, hội dòng Sisters of Life đang lớn mạnh, họ đang phát triển và có mặt ở khắp nơi.”

Cần Trợ giúp:  Sisters of Life
Ông Zwilling chia sẻ: “Trong khi chưa thể đánh giá hết những thành quả của sự cầu nguyện và nỗ lực của các nữ tu, tôi thực sự tin rằng  qua lời cầu nguyện, bằng nhưng gương sáng, các nữ tu  đã giúp thay đổi tâm trí và con tim của mọi người về vấn đề phò sinh.Tôi nghĩ rằng về lâu dài đó sẽ là đóng góp lớn nhất của các nữ tu.”
Hành trình 
hội dòng Sisters of Life  khởi sự vào năm 1990, từ một cột báo đăng bài viết của Đức Hồng y John O’Connor ở New York lúc bấy giờ. Vì vậy,  ông Zwilling nói: “Đây thực sự là sản phẩm trí tuệ của Đức Hồng Y O’Connor.”
Vào những năm 1990, Đức Hồng y O’Connor là một nhà lãnh đạo nổi bật trong phong trào phò sự sống trong Giáo hội và tại Hoa Kỳ. Ngài nhận thấy rằng  phá thai đang là một vấn nạn xã hội cấp bách  lúc bấy giờ.  Trước khi đưa ra hành động ủng hộ phò sinh, Đức Hồng y đã nhắc đến lịch sử lâu dài trong Giáo hội luôn có Chúa Thánh Thần ban nguồn sống cho các cộng đồng tôn giáo. Và, đây là những nhóm có thể vượt qua những thách thức này.
Đức
Hồng y O’Connor gợi ý trong bài báo của ngài rằng: đó là thời gian cho một hội dòng mới  có thể đáp lại ơn gọi trợ giúp vấn nạn  phá thai. Bài báo của Đức Hồng y O’Connor có tựa đề đơn giản: “Help wanted: Sister of Life.” (Cần trợ giúp:  Nữ tu cho Sự sống)
Tám chị em đã đáp lời mời gọi này và Hội dòng mới với tên gọi “Sister of Life” đã chính thức ra đời vào ngày 1/6/1991. Trong thời gian này, các nữ tu tiên khởi đã  sống tạm thời trong phòng dành cho khách thăm viếng  giáo xứ Mary Immaculate ở Bronx, cùng cầu nguyện, ăn chay, tham dự vào việc chầu Thánh Thể và đã nhận ra ơn gọi của mình..
Nữ tu  Josamarie, SV, là một trong tám người đầu tiên tham gia vào hội dòng Sisters of Life chia sẻ: “Trước đây, không có ai trong chúng tôi là nữ tu. Hơn nữa, Thiên Chúa  đã kêu gọi chúng tôi từ những vai trò khác nhau – những phụ nữ trẻ đang sống giữa đời như  các nhà khoa học, giáo sư đại học, và nhân viên thư viện.”
Trong thời gian c
ác nữ tu chuẩn bị cho cuộc sống cầu nguyện và phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, Đức Hồng y O’Connor cũng giới thiệu Sisters of Life cho các thành viên của phong trào vận động phò sinh, trong đó có cả Mẹ Têrêsa.
Ngày nay, hội dòng đang phát triển mạnh mẽ, với hơn 100 nữ tu, có độ tuổi trung bình là trên 30.
Khi đang học đại học năm thứ hai, nữ tu
Mary Elizabeth đã được nghe bài giảng của Đức Hồng y khi ngài đến nói chuyện trong khuôn viên trường. Sau đó, vào năm 1993,   sau khi tốt nghiệp Đại học Franciscan Steubenville, nữ tu Mary Elizabeth đã gia nhập  hội dòng Sisters of Life. Nữ tu Mary Elizabeth đã giải thích tại sao mình là một nhà hoạt động phò sự sống: “Tôi muốn góp một phần cho các giải pháp về vấn đề này và đưa ra các lựa chọn khác cho phụ nữ – những người cảm thấy như họ không còn lựa chọn nào khác và chuyển sang phá thai.

Một cuộc đời cầu nguyện

Các nữ tu dòng “Sisters of Life”

Nền tảng của Sisters of Life và đời sống cầu nguyện và chiêm niệm hàng ngày. Nữ tu Mary Elizabeth chia sẻ: “Đời sống tâm linh của chúng tôi là Thánh Thể và Mẹ Maria.”
Trong mỗi tu viện của họ, các nữ tu  tham dự Thánh Lễ và  Giờ Thánh (Holy Hour) bằng cách chầu Thánh Thể hàng ngày. Ngoài ra, các nữ tu quy tụ với nhau để đọc kinh Phụng vụ trong suốt cả ngày.
Yêu mến Mẹ Maria cũng là một phần của trung tâm điểm của các nữ tu hội dòng Sisters of Life. Hằng ngày, các nữ tu cầu nguyện và  lần hạt Mân côi “để hỗ trợ các hoạt động của phong trào phò sự sống ở trong nước và trên khắp thế giới “.
Các nữ tu của Sisters of Life cũng dùng những gương nhân đức của Đức Maria cho đời sống tâm linh của họ, và từ đó, họ tìm ra phương cách để liên kết với người khác trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Nữ tu Mary Elizabeth cho biết:  “Một phần sâu lắng trong đời sống tâm linh của chúng tôi là biết sống với tâm tình của một người mẹ. Vì vậy chúng tôi đã ngắm nhìn gương sống của Đức Mẹ mà noi theo. Mục tiêu của chúng tôi là luôn mang theo mình sự hiện diện của Chúa Kitô và lặp lại lời “xin vâng”của Đức Maria đối với cuộc sống và Đức Kitô. Một ví dụ cụ thể là nhìn hình ảnh  Mẹ khi mang thai, cưu mang Chúa và đi thăm người chị họ là Elizabeth. Trong chuyến thăm viếng ấy, sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Mẹ Maria đã chiếu tỏa ra và làm cho người chị họ thật vui mừng. Vì vậy, chúng ta có thể có cùng một đời sống và ảnh hưởng tốt để lan tỏa, chạm vào, cũng như mang niềm vui và sự hy vọng đến tất cả những phụ nữ mang thai đang rất cần những điều đó .”
Các nữ tu cũng cố gắng bắt chước nhân đức yêu mến của Đức Maria để  học cách đón tiếp,  đối xử với mọi người  thông qua việc nhận ra phẩm giá độc nhất của họ. Nữ tu Mary Elizabeth nói: “Chúng tôi không vội vã, chúng tôi không hấp tấp. Sự kiên nhẫn và quan tâm đến mọi người  đã  thấm sâu trong niềm tin của chúng tôi rằng mỗi người là một tạo vật tuyệt vời của Thiên Chúa”.
Tuy nhiên, là một hội dòng chuyên  chiêm niệm và làm việc tông đồ, cuộc sống cầu nguyện của các nữ tu ở đây không chỉ dừng lại nơi cửa thánh nhưng được loan truyền qua đời sống mục vụ của họ. Theo nữ tu Mary Elizabeth: “Lời cầu nguyện của chúng ta thúc đẩy nỗ lực tông đồ của mình, và rồi công việc tông đồ lại đưa chúng ta trở về với lời cầu nguyện. Chúng ta có thể dâng lên Chúa suốt cả ngày tất cả những người mà mình đang cùng làm việc.”

Một sứ mệnh để cứu sinh
Mục vụ tông đồ của hội dòng Sisters of Life là tập trung vào việc bảo vệ sự sống con người ở mọi giai đoạn. Các nữ tu trong mỗi tu viện tham gia vào một loạt các sứ mệnh, từ việc giúp đỡ các phụ nữ phải đối mặt với cơn khủng hoảng thai nghén, hoặc ân hận sau khi phá thai, cho đến việc nghiên cứu về đạo đức sinh học và thần học.
Hội dòng Sisters of  Life  có một Trung tâm Mục vụ tông đồ với tên gọi “Holy Respite Mission”
, được mở tại  khu cư trú  về hướng Tây của Manhattan, New York, dành chăm sóc các phụ nữ mang thai đang gặp tình huống khó khăn. Các thai phụ đến Trung tâm Mục vụ  sống cùng các nữ tu, cùng tham gia đời sống cộng đoàn và  cầu nguyện của các nữ tu. Các thai phụ sẽ ở lại đó cho đến khi  sẵn sàng trở lại với cuộc sống xã hội, sau khi đứa trẻ chào đời.  Thời gian họ ở với các nữ tu thường từ sáu tháng đến một năm.
Nữ tu  Mary Elizabeth giới thiệu thêm: “Cách đó một vài con đường là khu thăm viếng (Visitation Mission) nhằm có những trợ giúp thiết thực và chia sẻ cảm thông vói các thai phụ đang gặp khủng hoảng. Hầu hết những phụ nữ đến với chúng tôi đều bị mọi người ruồng bỏ và không biết phải giải quyết vấn đề của mình như thế nào”.
Mỗi năm, các nữ tu phục vụ cho khoảng một ngàn thai phụ.
Các nữ tu, cùng với đội ngũ tình nguyện viên, thường  gọi là Co-Workers of Life (Đồng nghiệp của Cuộc sống), luôn hỗ trợ những điều thiết thực mà các phụ nữ ấy cần đến. Theo nữ tu Mary Elizabeth:  “Chúng tôi cung cấp mọi thứ, từ những nhu cầu vật chất như tã, bình sữa, xe đẩy trẻ em, giường trẻ em, quần áo trẻ sơ sinh và quần áo sản phụ, đến các hình thức trợ giúp khác như giúp họ tìm nhà ở an toàn, giúp  dời nhà, giúp xin trường học, tìm việc làm…”
Ngoài ra, một số thiện nguyện viên trong nhóm “Đồng nghiệp của cuộc sống” đã mở cửa ngay chính căn nhà của mình để đón nhận các phụ nữ ấy đến ở  như là một nơi an toàn cho họ trong lúc khủng hoảng và chia sẻ tình liên đới với họ. Đôi khi chỉ những cử chỉ đơn giản như nói chuyện, hoặc nhắn tin với các thai phụ  cũng là một trợ giúp không nhỏ cho họ – những phụ nữ có ít nguồn hỗ trợ khác.
Nữ tu Mary Elizabeth tâm sự:
“Họ đang bị áp lực trong việc phá thai bởi gia đình, bạn bè, cộng đồng y tế, chủ nhân của họ. Điều này thực sự rất tàn nhẫn! Họ chỉ cần một người hỗ trợ và khuyến khích quyết định giữ bào thai của mình.”
Một trợ giúp quan trọng khác mà hội dòng Sisters of Life cung cấp là hy vọng và chữa bệnh cho phụ nữ đã phá thai. Nữ tu Josamarie giải thích: “Ngay từ đầu, Đức Hồng Y O’Connor rất nhạy cảm với những phụ nữ đã phải chịu đựng những tổn thương vì phá thai.  Nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực trong việc phá thai, sau đó  bị bỏ rơi, rồi lại phải trải qua những dằn vặt lương tâm một mình.”
Các nữ tu cũng tạo cơ hội để các phụ nữ “vượt qua” cảm giác đau buồn, tức giận và những cảm xúc khác bằng cách tư vấn cho họ, cũng như mở các khoá tĩnh tâm đặc biệt. Qua đó, các phụ nữ này có thể tìm đến các Bí tích Hòa giải và Thánh Thể, đồng thời họ có người để lắng nghe và cảm thông với những khó khăn mà họ đang trải qua.
Nữ tu Mary Elizabeth chia sẻ thêm : “Kinh nghiệm cho chúng tôi biết rằng những phụ nữ sau khi phá thai luôn giữ rất kín việc đau buồn mà họ đã trải qua và họ không muốn nói với bất cứ ai về điều đó. Đó là một gánh nặng khủng khiếp mà họ đã chịu đựng một mình.”
Ngoài ra, các nữ tu còn tham gia vào một loạt các hoạt động tiếp cận cộng đồng và truyền giáo thông qua trung tâm tĩnh tâm tại Stamford, Connecticut, cũng như hiện diện trong các sự kiện phò sự sống và các sinh hoạt Công giáo như Ngày Giới trẻ Thế giới (World Youth Day),   Bộ hành  cho sự sống (March for Life) ở Washington, và Đi vì sự sống ở San Francisco. Những hoạt động này đi kèm với công việc giáo dục của các nữ tu qua thư viện phò sự sống, sự hỗ trợ  đối với Văn phòng Tôn trọng sự sống/Đời sống Gia đình của Tổng Giáo phận New York, nghiên cứu tại Học viện  của họ ở Maryland và thuyết trình tại các trường đại học và các giáo xứ.
Suốt một năm dài, mỗi ngày dành trọn
cuộc sống của mình cho việc bảo vệ sự sống, các Nữ tu muốn  làm sống lại một tình yêu cho cuộc sống trên thế giới.
Nư tu Mary Elizabeth nói chia sẻ:  “Niềm hy vọng của chúng tôi là dùng  sức mạnh Thánh Linh kiến tạo một nền văn hóa mới của cuộc sống trong tâm trí và trái tim của mọi người trên toàn thế giới.”
Nếu mỗi năm hội dòng Sisters of  Life đã chạm đến được hàng ngàn cuộc sống của những người tuyệt vọng, thì có nghĩa là hội dòng đang
trên đường phát triển tốt đẹp.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Adelaide Mena trên CNA)