Giáo hội là vị Thẩm phán, Bác sĩ trị liệu, hay một người Mẹ?

Tiểu bang Kentucky: Tòa phúc thẩm giữ nguyên luật cấm phá thai sau khi siêu âm
Cho dù có những báo cáo khác biệt, ĐTC vẫn nắm vững tình hình Giáo hội tại Trung Quốc
Câu chuyện tuyệt vời ít được biết đến của 11 nữ tu Nowogrode tử đạo

Đức ông M. Francis Mannion

Trong cuốn sách có tiêu đề “Hình ảnh của Giáo hội trong Tân Ước” của  Paul Minear, nhà thần học phái Tin Lành Luther, tìm ra rằng: trong Tân Ước, có 96 hình ảnh được dùng để nói về Giáo hội. Trong phần nói về đời sống luân lý Kitô giáo, tôi nghĩ rằng có ba hình ảnh chính được sử dụng: Giáo hội là vị Thẩm phán, Giáo hội như một bác sĩ trị liệu, và Giáo gội là người Mẹ.
Quan niệm “Giáo hội như vị thẩm phán” đã ghi lại những giá trị quan trọng. “Không nên phán đoán người khác”, đó là điều lý tưởng mà chúng ta được dạy, nhưng thực tế,  không một cá nhân hoặc tổ chức nào có thể hoàn toàn có thể tránh khỏi những phán đoán về con người, về những ý tưởng và tư cách của họ. Giáo hội, giống như Chúa Giêsu, chắc chắn phải đưa ra các phán đoánvề điều đúng và sai, đức hạnh và tội lỗi.
Tuy nhiên, hình ảnh của “Giáo hội như một vị  Thẩm phán” có thể dễ dàng làm chai cứng lòng trắc ẩn và thương xót của Kitô giáo. Theo cách nhìn này, chương trình Mục vụ có thể trở nên khắt khe và cứng nhắc. Điều này dễ khiến những người Công giáo không tuân theo giáo huấn đạo đức của Giáo Hội bị đối xử nghiêm khắc. Điều này cũng đã để lại mặc cảm tội lỗi cho họ, cảm thấy mình vẫn bị cầm buộc nơi tòa Thiên Chúa, cho dù sau khi xưng tội và nhận ơn tha thứ nơi tòa giải tội.
Trong khi đó, hình ảnh “Giáo hội như  một bác sĩ trị liệu” có cách nhìn ngược lại. Ngành Tâm lý học hiện tại  nhìn cách tổng quát các bác sĩ  trị liệu là những người giúp các cá nhân nhận ra vấn đề của mình và tự tìm các giải pháp, hơn là người điều phối và giải quyết vấn đề thay cho ngườ khác. Các bác sĩ trị liệu không áp đặt quan niệm đạo đức của mình lên khách hàng. Họ vẫn cố gắng “không phán đoán” và tránh những từ như “đúng” và “sai”, “tốt” và “xấu”.
Trong cách nhìn “Giáo hội-như một bác sĩ trị liệu”, việc đem Tin Mừng và các giá trị đạo đức ấy  hội nhập với các tình huống, hoàn cảnh và động cơ cá nhân là điều hết sức quan trọng. Theo quan điểm này, niềm tin cá nhân chính là quan tòa của hành động đạo đức. Quan điểm ấy khiến tính khách quan đạo đức bị giảm xuống.
Cả hai cách nhìn “Giáo Hội như một Thẩm phán” và “Giáo hội là một bác sĩ  trị liệu” đã làm sáng tỏ những hiểu biết quan trọng: Thứ nhất nó nhấn mạnh tính khách quan về đạo đức, và thứ hai là nó chú trọng đến lương tâm. Tuy nhiên, cả hai chỉ là một phần nhỏ tiêu biểu cho Phúc Âm của Chúa Kitô và truyền thống đạo đức của Giáo hội.
Mặc dù, ban đầu hai cách nhìn rất khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một điểm: Cách nhìn nhận mọi sự hoàn hảo và không thể chấp nhận những thất bại cũng như  sai sót. Đồng thời, không thể  vượt qua sự căng thẳng, mơ hồ, và “nghịch lý” rằng Thiên Chúa có thể yêu thương tội nhân.
Người Công giáo, dù là linh mục hay giáo dân, khi nhìn hình ảnh “Giáo hội như một vị Thẩm phán” có thể là một người hoàn hảo theo nghĩa họ chỉ chấp nhận sự hoàn hảo. Họ nắm bắt được sự thật mà thánh nhân và người tội lỗi có thể cùng tồn tại trong Kitô giáo cùng một lúc.
Mặt khác, người Công Giáo nghĩ “Giáo hội như một bác sĩ trị liệu”, họ có thể dễ dàng nhắm mắt làm ngơ đến truyền thống đạo đức của Giáo hội và có xu hướng tự đặt mình vào vấn đề đạo đức rất thoải mái. Họ không thể sống với ý tưởng rằng họ có thể là người tội lỗi.
Cách nhìn  “Giáo hội là một người mẹ” được xem là diễn tả trọn vẹn và đầy đủ hình ảnh Giáo hội hơn cả. Người mẹ tốt biết sống có lý tưởng cao, nhưng vẫn có thể đồng cảm với tội lỗi của con cái mình. Họ là người có đạo đức và có tinh thần cao, nhưng lại có một trái tim mềm yếu khi thấy con cái  bước vào tội lỗi, đi lạc đường và sống ngược lại với điều mình đã dạy dỗ. Người mẹ tốt không bao giờ từ bỏ con cái của mình, nhưng đau buồn về tội lỗi của chúng. Người mẹ luôn mong chờ sự tỉnh ngộ của các con và mong chúng trở về với những điều đã được giáo dục suốt bao năm tháng qua.
“Giáo hội là một người mẹ” sẽ kết hợp tốt nhất vai trò của vị thẩm phán và bác sĩ trị liệu. Giáo hội biết rằng sự căng thẳng giữa các lý tưởng Kitô giáo và hành vi thực tế của các tín hữu là một phần trong tiến trình của con cái Thiên Chúa đang lớn lên, hướng đến ơn cứu độ với tất cả năng lực và trưởng thành của  Chúa Kitô”.

(Chuyển ngữ từ bài viết của Đức ông M. Francis Mannion đăng trên CNA)