Tại sao Kitô hữu tin vào sự sống lại, chứ không phải sự đầu thai  

Đức Hồng y Dolan: Đảng Dân chủ đã bỏ rơi người Công giáo!
Các nhà thần học buộc tội Đức Thánh Cha là dị giáo
Nên có nhiều phụ nữ tham gia vào việc huấn luyện và đào tạo chủng viện

Mỗi khi các Kitô hữu đọc Kinh Tin Kính, họ khẳng định niềm tin của họ vào những gì sẽ xảy ra với họ sau khi chết: “Tôi tin vào sự sống lại và sự sống đời đời.”
Niềm tin vào sự sống lại của một thân xác vào ngày sau hết là trung tâm điểm của thần học Kitô giáo, và điều đó tìm thấy nền tảng trong sự phục sinh của Chúa Kitô, người đã sống lại trong thân xác và linh hồn ba ngày sau khi chịu cuộc thương khó và tử nạn.
Nhưng theo một cuộc khảo sát năm 2018 của Pew, 29% Kitô hữu ở Hoa Kỳ tin vào sự tái sinh (reincarnation) trong New Age (Kỳ nguyên mới),  tin rằng khi một thân thể của một người chết, một linh hồn còn sống trong một thân xác mới và khác biệt, không liên quan đến thân xác cũ đầu tiên.
Tỷ lệ người Công giáo ở Hoa Kỳ nói rằng họ tin vào tái sinh thậm chí còn cao hơn 36%; chỉ ít hơn một chút so với 38% những người không tôn giáo nói rằng họ tin như vậy.
Tuy nhiên, theo giáo huấn Công giáo, niềm tin vào bất cứ điều gì khác ngoài sự tin vào sự sống lại của thân xác là hoàn toàn không tương thích với một thần học Kitô giáo và nhân chủng học của con người.

Niềm tin vào sự phục sinh đến từ đâu?
Ngay cả trước Chúa Kitô, niềm tin rằng thân xác sẽ sống lại vào ngày sau hết đã trở nên phổ biến hơn, mặc dù không được  phổ biến toàn cầu, đức tin giữa một số nhóm người Do Thái, như người Pha-ri-sêu.
Ông Joel Barstad, người đứng đầu với tư cách là Trưởng khoa Hàn lâm về Thần học tại Chủng viện Saint John Vianney ở Denver, Colorado nói, chẳng hạn, nhóm người Sadtorees (một nhóm của giáo phái Palestine) “đã nghi ngờ về thẩm quyền được trao cho các nhà tiên tri và các sách chép khác mà (bao gồm) sự hoài nghi về các thực tại tâm linh như linh hồn hay thậm chí là các thiên thần.”
Ông nói với CNA: “
Bằng chứng từ Tân Ước, có vẻ như họ đặc biệt thù địch với ý tưởng về sự sống lại của người chết trong ngày sau hết. Mặt khác, những người Pha-ri-sêu tin vào các thiên thần, linh hồn và sự sống lại nói chung của người chết. Khi họ trở nên tin tưởng hơn về sự “trung thành của tuyệt đối của Thiên Chúa,” niềm tin vào sự sống lại của thân xác đã bén rễ, mở đường cho sự chấp nhận sự Phục sinh của Chúa Kitô. Sự phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết đã khẳng định đức tin đó, nhưng  cũng tạo ra một nền tảng sâu sắc và vững chắc.”

 Niềm tin vào sự phục sinh có ý nghĩa gì đối với các Kitô hữu?
Theo Giáo lý Giáo hội Công giáo thì: ‘Sự sống lại của thân xác’ (rõ ràng theo nghĩa đen của Kinh Tin Kính) có nghĩa là không chỉ linh hồn bất tử sẽ sống đời đời sau khi thân xác đã chết , mà ngay cả ‘thân xác phàm trần’ của chúng ta cũng sẽ sống lại. Niềm tin vào sự sống lại của người chết là một yếu tố thiết yếu của đức tin Kitô giáo từ lúc ban đầu. Sự tin tưởng của Kitô hữu là sự phục sinh của người chết; tin vào điều này thì chúng ta sống. Làm thế nào một số bạn có thể nói rằng không có sự sống lại của kẻ chết? Nhưng nếu không có sự sống lại của kẻ chết, thì Chúa Kitô đã chưa sống lại; Nếu Chúa Kitô chưa sống lại, thì lời rao giảng của chúng ta là vô ích và đức tin của bạn là hão huyền …. Nhưng thực tế, Chúa Kitô đã được sống lại từ cõi chết, là hoa trái đầu tiên của những người đã chết.”
Giáo sư Michael Root, giảng dạy về Hệ thống Thần học (Systematic Theology) tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, nói với CNA rằng, sự tin tưởng của Kitô hữu vào sự sống lại của thân xác đến từ chính Chúa Kitô và lời hứa trong Tân Ước rằng sự cứu rỗi đến từ Chúa Kitô trong mọi việc, kể cả cái chết và sự phục sinh của Người.
Ông nói :
“Ơn cứu độ là sự hiệp nhất với Chúa Kitô, Chúa Kitô mang vương quốc của Thiên Chúa và vương quốc đó được hiện thực hóa trong sự Phục sinh.”
Theo Barstad, có rất nhiều “suy nghĩ mơ hồ” về cái chết mà nhiều Kitô hữu tin rằng so với việc sống lại, sau khi chết người ta sẽ lên thiên đàng và sẽ ở đó đến muôn đời, thay vì sẽ hợp cùng với thân xác được sống lại của họ trong ngày sau hết.
Ông nói thêm :
Những Quan niệm mơ hồ rằng một cái gì đó gọi là linh hồn, hay thần linh, hay vong linh vẫn còn phảng phất lại sau khi chết ở một nơi nào đó hoặc trạng thái nào đó mà nó có thể ít nhiều được hạnh phúc thì đó không phải là Kitô giáo. Một linh hồn con người mà không có thân xác thì là một thảm họa. Hãy tưởng tượng thân xác là gì cho một linh hồn. Nó là công cụ, một sự tương quan, kết nối, vật tích trữ mà qua đó, trong đó, một linh hồn được tạo dựng và duy trì liên đới với thực tại.
Một thân xác, theo ông, đã cụ thể trải nghiệm mọi thứ mà một linh hồn đã trải qua trong cuộc đời của nó. Đó là chế độ thực tế mà qua đó linh hồn có liên quan đến người khác. Nó làm cho người đó là chính họ – cha của một người con trai cá biệt nào đó, hoặc con gái của một người mẹ nào đó, vợ của một người chồng riêng biệt hoặc bạn của một người đặc biệt nào đó.
Ông nói :
“Một linh hồn bị tách rời hoàn toàn khỏi thân xác của nó theo nghĩa đen là không có thân xác. Vậy thì chẳng ai cần quan tâm là liệu thân xác đó sống trường cửu hay không! Một tín hữu Kitô giáo là một người muốn trở thành một ai đó … bây giờ và sau khi chết và cho đến mọi thời đại. Nhưng để điều đó có thể xảy ra, tôi sẽ cần thân xác của mình sống lại cùng với thân xác của mọi người và mọi thứ tôi có mối quan hệ với. Tôi phải chết và hoàn toàn trở về với cát bụi là những gì tội đã được tác tạo; và sau đó tôi phải trở lại với thân xác trong một cuộc sống mới. Vấn đề phức tạp là tôi sẽ không còn tồn tại ở giữa quá trình này. Ai đó phải giữ tôi lại khi tôi đi từ cái chết sang cuộc sống mới. Chỉ có Chúa Kitô yêu thương tôi, giữ tôi, không chỉ là linh hồn của tôi mà không có thân xác, nhưng là chính thân xác này của tôi.”

Tại sao Kitô hữu nên từ chối sự đầu thai
Theo ông Root, hai lý do chính mà một Kitô giáo nên từ chối thuyết đầu thai là vì nó trái ngược với ơn cứu rỗi của Chúa Kitô và vì nó đi ngược lại với bản chất của con người.
Ông nói :
“Đây là điều mâu thuẫn với hình ảnh về sự cứu rỗi mà chúng ta có trong Tân Ước, nơi mà sự tham gia của chúng ta vào tất cả công trình phục sinh của Chúa Kitô,  và nó cho chúng ta một hình ảnh hoàn toàn khác về thế nào là con người. – một thân xác tự tách rời khỏi linh hồn mà không liên quan đến bất kỳ thời điểm nào. Kitô giáo rất coi trọng việc chúng ta là hiện thân con người, và bất kỳ khái niệm về đầu thai nào cũng có nghĩa là chính bản thân chỉ có một mối liên hệ ngẫu nhiên với bất kỳ thân xác cụ thể nào, bởi vì trong quá trình đầu thai, bạn sẽ đi từ một thân xác này đến một thân xác khác, rồi lại đến một thân xác khác nữa, và thân xác cuối cùng trở thành thân xác tốt nhất về con người bạn”
Theo ông Root, đ
ức tin vào sự sống lại bị ràng buộc với quan điểm Kitô giáo về con người,  đó là một người sẽ chỉ có một thân xác nhất định, và những gì xảy ra trong thân xác nhất định đó.
Ông nói :
“Có rất ít giáo điều Công giáo chính thức về các chi tiết sự sống lại, nhưng có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ sống lại trong cùng một thân xác mà chúng ta hiện có. Không có định nghĩa chính thức nào về những gì ’cũng vẫn là thân xác ấy’ ở đây, và đó là một sự biến tính lớn, nhưng tuy nhiên, đó là giáo điều Công giáo chính thức là chúng ta sẽ sống lại trong thân xác mà chúng ta hiện có.”
Ông lưu ý,
Sự biến đổi của thân xác có thể được nhìn thấy nơi Chúa Kitô phục sinh, một khi được phục sinh, Người có thể đi xuyên các bức tường, xuất hiện hoặc biến mất đột ngột, và dường như kiểm soát ai có thể nhận ra Người, mặc dù Người vẫn duy trì thân xác của mình.
Quan điểm Kitô giáo về con người cũng có nghĩa là những gì xảy ra với thân xác mỗi người rất quan trọng. Trong tài liệu: “Jesus Christ: The Bearer of the Water of Life” (Chúa Giêsu Kitô: Người là Nguồn mạch sự Sống) bởi Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa và Đối thoại Liên tôn, Vatican nói rằng niềm tin vào đầu thai là không phù hợp với Kitô giáo vì nó phủ nhận quyền tự do và trách nhiệm của những người hành động theo thân xác của họ.
Tài liệu giải thích:
Đầu thai thì “không thể hòa giải với niềm tin Kitô giáo rằng một con người là một sinh vật khác biệt, sống một cuộc đời, mà họ sống một cuộc đời mà họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn: sự hiểu biết này của người đó đặt ra câu hỏi về cả trách nhiệm và tự do.”Vatican lưu ý, một Kitô hữu sở hữu một thân xác, có thể tự phán xét tội lỗi của chính mình, nhưng cũng có thể tham gia vào công việc cứu chuộc của Chúa Kitô thông qua sự đau khổ.
Tài liệu nêu rõ:
“Sau khi mang lại sự cứu chuộc qua đau khổ, Chúa Kitô cũng đã nâng sự đau khổ của con người lên mức độ cứu chuộc. Do đó, mỗi người trong đau khổ của mình cũng có thể trở thành một người chung phần trong sự đau khổ cứu chuộc của Chúa Kitô.
Barstad lưu ý rằng niềm tin Kỷ Nguyên Mới vào đầu thai là một điều gì đó tích cực thậm chí mâu thuẫn với hầu hết các tôn giáo truyền thống tin vào đầu thai, như Phật giáo và Ấn Độ giáo, cuối cùng coi đầu thai là một điều gì đó để thoát khỏi.
Ông nói :
“Tôi không nhận thấy được bất kỳ học thuyết mạnh mẽ nào về sự đầu thai cho dù đó là của những người theo chủ thuyết triết học Tây phương hay Phật giáo phương Đông, coi việc đầu thai của một linh hồn là một điều tốt; có thể một số người Ấn giáo hoặc Stoic có thể coi đó là một điều tất yếu hài hòa nhân từ, giống như các định luật vật lý điều chỉnh việc bảo tồn năng lượng.”
Tuy nhiên, chắc chắn khát vọng sâu xa nhất của những người theo chủ nghĩa Platon và Phật tử là làm hủy diêt mối quan hệ tạm thời của thân xác một lần và mãi mãi; nghĩa là, để xóa bỏ mối quan hệ với thân xác hoàn toàn để rồi không thể hiện thân với linh hồn đó nữa. Mục tiêu là để linh hồn trở thành hoàn toàn và vĩnh viễn không có thân xác.

 Hy vọng của sự phục sinh
Theo Barstad, hy vọng Kitô giáo nằm trong niềm tin rằng Chúa Kitô đã chiến thắng cái chết, và Kitô hữu sẽ có thể được biết đến và được yêu thương trọn vẹn như chính họ trong cuộc sống vĩnh cửu, trong đó sẽ có các thân xác sống lại của họ.
Ông nói :
Người Kitô hữu muốn tiếp tục tồn tại như chính thân xác mình. Họ biết rằng họ được yêu thương bởi Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Chuộc của họ, Người muốn họ luôn tồn tại. Do đó, họ có thể có đủ can đảm để yêu thương chính mình đủ để thân xác của họ, để thân xác này, sẽ tồn tại mãi mãi.”
Ông nói thêm, mặc dù các Kitô hữu có thể trải qua những sai lầm và đau khổ trong cuộc sống này, nhưng họ có thể có hy vọng và biết rằng “họ đã được Chúa Kitô yêu thương, qua việc hạ mình để trở thành phàm nhân để rồi chết đi và trỗi dậy để trở về tro bụi và rồi lại đến với tro bụi và nối kết lại chúng, làm cho một cái gì đó tuyệt đẹp từ những nhuốc nhơ.”
Ông chia sẻ rằng, Kitô hữu cũng có hy vọng không chỉ  họ sẽ được sống lại một cách cá nhân, mà họ cũng sẽ gặp gỡ những người thân yêu của họ, “sống trong một thiên đường và trái đất được đổi mới. Đây là lý do tại sao chúng ta truyền giáo, đây là lý do tại sao chúng ta ăn năn và sửa đổi lỗi lầm của mình và tha thứ cho những người đã làm điều không tốt cho chúng ta, đây là lý do tại sao chúng ta cầu nguyện cho người chết, và đây là lý do tại sao các thánh đã tận hưởng hình ảnh (tuyệt vời) của Thiên Chúa vẫn cầu nguyện cho chúng ta. Họ vẫn đã đang đầu tư vào thế giới này và chờ đợi với chúng ta sự mặc khải cuối cùng của Chúa Kitô sẽ mang lại sự phục sinh của mọi người.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của  Mary Farrow đăng trên CNA)