Đức Giêsu gửi chúng ta đi để an ủi

Cái rổ
Chúa là niềm hy vọng – Chút tâm tình sau Đại hội LCTX kỳ 18 tại Long Beach
Thương chính mình

Ơn xin: Xin Chúa Thánh Thần cho con được góp phần vào sứ vụ của Đức Giêsu Phục Sinh trong việc an ủi bạn hữu của Ngài.
mắt họ còn bị ngăn cản,…..” (Luca, 24:16). Không thể nhận ra người đã từng sống chung, ăn uống nghỉ ngơi, nghe dạy bảo suốt ba năm, là người đang đi bên cạnh và hàn huyên với mình. Thật là việc phi lý.  Không lẽ giọng nói, dung mạo, cách phục sức của Chúa Giêsu đã hoàn toàn thay đổi sau khi phục sinh?

*

-“Hi, chị Thuý Hương.”!
Lời chào của người chị em trong lúc tôi đang mơ màng bởi một vài ý tưởng riêng, và cũng có thể vì tôi không nhớ dai, đã khiến tôi lúng túng.  Nhìn nét mặt có vẻ thân quen, biết là gặp ở đâu đó, nhưng lúc ấy nghe chào thì… chịu chết!  Không nhận ra!  Hàng năm các giáo lý viên thường gặp nhau tại Đại hội Giáo lý, có lẽ vì cùng lý tưởng cho nên rất dễ gần nhau.  Trong tâm tình ấy, tôi thật tình hỏi lại:
Hi, em. Tụi mình gặp nhau ở đâu mà em biết tên chị vậy?
Gặp nhau mấy lần trong nhóm cầu nguyện rồi, vậy mà không nhớ!
Tôi có phần ngượng ngùng, giận mình vì cái tật ít để ý anh chị em. Đến với nhóm cũng đã dăm ba lần, nhưng chỉ chào và ngay sau khi kết thúc là về ngay. Tôi vẫn luôn thấy có một khoảng cách với nhóm.
Dõi theo bước chân hai tông đồ hôm nay, tôi hiểu đôi khi đối diện với những chuyện không vui, lòng người bất an không nhận ra được những người thân quen xung quanh là chuyện thường thôi.  Đồng cảm với tâm tình của hai môn đệ, tôi lặng lẽ đi bên cạnh. Đường Emmau lúc này có phần sôi động hơn vì sự xuất hiện của một người lữ khách. Những cuộc đối thoại với người lữ khách, càng làm cho lòng thương nhớ Thầy của hai môn đệ thêm da diết.
Tôi tự nhủ: “Sao Chúa không tỏ lộ ngay tức thời cho hai ông biết thân phận của mình? Biết đâu như vậy, các ông sẽ không phải buồn rầu đến vậy?”
Nghĩ thế, nhưng rồi tôi lại nghiệm ra điều khác. Chắc chắn Chúa có lý do của Người.  Đi với nhau cũng khá lâu, ánh mặt trời lặn dần, dòng người càng hối hả mong nhanh quay về để kịp dùng bữa với gia đình.
Có tiếng hỏi: “Nhà ông ở đâu? Thấy dáng dấp có lẽ còn xa lắm có phải không?”
Người đàn ông mỉm cười gật đầu.  Không nỡ để người lữ khách tiếp tục với cái bụng đói meo và nguy hiểm chờ đợi bên ngoài khi trời sụp xuống. Họ đã nài nỉ:
Mời ông ở lại  dùng bữa và nghỉ chân trong nhà chúng tôi.
 Thế là đêm ấy mọi người đều quây quần bên vị khách. Nghĩ đến đó, đột nhiên tôi cười thầm: Không uổng công Chúa Giêsu đã dạy dỗ. Ít ra các tông đồ, dù lo lắng chán nản mất hy vọng, nhưng vẫn còn nhớ “phải yêu người, sống bác ái“.
Tính ra, như vậy những khổ đau Chúa phải chịu trên Thánh giá đâu có hoang phí! Và Chúa cũng đâu có thất bại thảm hại như ánh mắt người đời vẫn nhìn. Bên cạnh những người chưa biết, ngu ngơ chịu sự khống chế của tội lỗi, làm nô lệ cho ma quỷ mà khiến Chúa phải chịu nhục hình, lời giảng dạy về chân thiện mỹ của Người vẫn được tồn tại trong lòng những ai đã từng đến nghe và được nghe. Chắc chắn, như những mảnh than hồng âm ỉ, lúc nào đó, trong ơn Chúa cũng sẽ bùng cháy và lan tỏa rộng hơn.  Tôi tin rằng vì hành động này mà các ông đã nhận được món quà vô cùng quý giá là “được mở mắt, nhận ra Thầy mình“.
Chúa ơi,  nhìn cảnh Người đi bên cạnh hai môn đệ trên con đường, ngược với nơi anh em của Chúa trú ngụ, cảm biết được tâm tình và lý do mọi người không nhận ra Thầy mình, con nghe tiếng lòng bảo “phải cố gắng dồn sức lực để đi tìm và khám phá ra chân trời ẩn đằng sau làn mây xám xịt của mỏi mệt, lo lắng, kinh sợ. Có những gặp gỡ hàng ngày xem ra rất thường nhưng lại chẳng tầm thường chút nào cả. Bởi lẽ, nơi họ, con có thể nhận ra sự hiện hữu của Chúa”.
Trong hành trình tìm chân lý, con cần phải học biết được vũ trụ hằng luân chuyển.  Như dòng sông chảy, mọi vật đều biến hóa bất luận ngày đêm. Đừng để những chán nản, thất vọng ghì nặng bước chân mãi.  Cần phải để ý nhiều hơn đến người và việc xung quanh để có thế gặp Ngài.
Ngài sẽ làm dấu lạ gì để chúng tôi thấy mà tin Ngài? Ngài làm được việc gì“( Ga 6, 30).
Chúa ơi, con hiểu chứ, đôi khi nhớ lại một câu nói, việc làm hay một sự kiện gì đó, dễ làm cho con nhận ra mối liên hệ với người xung quanh. Con cũng đã có lúc trăn trở: “Vậy thì con dựa vào câu nói hay dấu nào để nhận ra Người là Cha chí ái của con đây?”.
Ðức Giêsu bảo họ:”Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ.”(Ga 6, 35).
Con nghĩ đến ánh mắt rạng rỡ của hai tông đồ giây phút nhận ra Thầy mình, khi Người “cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ” (Lc 24, 30), lúc ngồi cùng bàn dùng bữa.  Có phải Người cũng đang bảo con, “hãy năng lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, đây là dấu mà Ta cho con, để con nhận biết và được gần với Ta”.
Cảm tạ Chúa, đã thương yêu và ở lại với con luôn. Chúa biết không, con cũng có ao ước được rước Mình Máu Thánh Người hàng ngày. Nhưng lại thường xuyên bị cám dỗ. Có yêu đó, nhưng không đủ để dẹp hãm những ương lười và ích kỷ của riêng mình. Thân xác nặng nề vẫn cứ thế mà làm chủ và lướt thắng những thao thức tìm gặp Ngài trong con. Tiếng cười ngạo nghễ của ma quỷ và ánh mặt buồn của Người, khi con thua cuộc, lại làm con trăn trở và cứ thế bảo mình : phải quyết tâm…”.
Chúa ơi, xin hãy thắp lên ngọn lửa mến trong con. Xin hãy nói chuyện với con, nhắc nhở con, rầy con, để con luôn có thể được gần Người. Con biết, những ước ao của con phần nhiều đều được gợi hứng, hun đúc từ những người xung quanh. Vậy thì, xin Chúa hãy giúp con nhận ra Người qua những gặp gỡ và các mối liên hệ trong đời sống.

Thúy Hương