Các nhà khoa học kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với sự thay đổi gen của phôi thai

Tôi cảm thấy gần như run rẩy khi Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu tôi làm hòa
Bản đồ hy vọng: Ứng dụng theo dõi chuỗi tràng hạt Mân Côi lan tỏa trong đại dịch COVID-19
Đức TGM. Gomez được bầu làm Chủ tịch HĐGM Hoa Kỳ

Một nhóm gồm 18 khoa học gia và nhà sinh học từ bảy quốc gia đã kêu gọi một lệnh cấm toàn cầu về thử nghiệm chỉnh sửa DNA của con người để tạo ra những đứa trẻ biến đổi gen cho đến khi cộng đồng quốc tế có thể phát triển và thống nhất để tiến hành theo “khuôn khổ” một cách có đạo đức.
Trong một bài xã luận ngày 13/3/2019 trên tạp chí Nature, nhóm các nhà khoa học đã thừa nhận rằng nhiều người có niềm tin tôn giáo tìm thấy “ý tưởng thiết kế lại sinh học cơ bản của con người tạo ra vấn đề xáo trộn đạo đức” và thực hành như vậy có thể gây ra hậu quả xã hội nghiêm trọng.
Cách thực hành thay đổi “DNA di truyền” – được tìm thấy trong tinh trùng người, trứng hoặc phôi thai – được gọi là “chỉnh sửa phôi”.
Nhóm các nhà khoa học đã viết :  Qua việc ‘cấm toàn cầu’, không có nghĩa là chúng tôi muốn lệnh cấm vĩnh viễn. Thay vào đó, chúng tôi kêu gọi thiết lập một khuôn khổ quốc tế trong đó các quốc gia, trong khi vẫn có quyền tự quyết định, tự nguyện cam kết không chấp nhận bất kỳ việc sử dụng chỉnh sửa phôi thai nào, trừ khi đã đáp ứng một số điều kiện nhất định.”
Theo đó, các điều kiện để một quốc gia phải hội đủ,  nên bao gồm thông báo công khai về ý định tham gia chỉnh sửa mầm phôi thai và tư vấn với các quốc gia khác về “sự khôn ngoan của việc làm này”, cũng như việc dùng hai năm để xác định “có sự đồng thuận rộng rãi của xã hội” về việc chỉnh sửa mầm phôi thai xem có phù hợp hay không.
Thêm vào đó, theo nhóm các nhà khoa học, nên thành lập một cơ quan điều phối cung cấp thông tin và báo cáo về sự chỉnh sửa gen này, có thể  đặt dưới sự giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO – World Health Organiztion).
Lời kêu gọi lệnh cấm này được đưa ra giữa những câu hỏi đạo đức xung quanh  tuyên bố của ông He Jiankui, một nhà Sinh lý học Trung Quốc,  khi  cho biết đã tạo ra những đứa trẻ biến đổi gen đầu tiên vào cuối năm ngoái.
Ông He Jiankui cho biết mục tiêu của ông là chỉnh sửa phôi để cung cấp cho họ khả năng chống nhiễm HIV bằng cách vô hiệu hóa gen CCR5 đã cho phép HIV xâm nhập vào tế bào.
Ông He nói rằng ông đã sử dụng một công nghệ được gọi là CRISPR để chỉnh sửa các phần của bộ gen của người, thực hiện quy trình trên phôi thai người. Công nghệ, với một cách chọn lọc, cắt tỉa các khu vực của bộ gen và thay thế nó bằng các chuỗi DNA theo mong muốn, trước đây đã được sử dụng cho người trưởng thành và các loài khác. Công nghệ CRISPR gần đây chỉ được sử dụng để điều trị các bệnh chết người ở người lớn và các thí nghiệm hạn chế đã được thực hiện trên động vật.
Trong một bức thư có chữ ký của 120 nhà khoa học Trung Quốc, ông He đã bị lên án vì đã lờ đi các hướng dẫn đạo đức. Bức thư gọi việc chỉnh sửa gen là một “Pandora box” (ý nói một hộp mà ta không biết có những gì trong đó), và nói, “Nhận xét về đạo đức y sinh học cho cái được gọi là nghiên cứu này chỉ là cái tên mà thôi. Tiến hành các thí nghiệm trực tiếp trên con người chỉ có thể được mô tả là sự điên rồ”.
Có ít nhất ba trong số các tác giả của bài báo Nature có mối liên hệ với các công nghệ chỉnh sửa gen dựa trên CRISPR.
Các nhà khoa học của Nature không loại trừ việc chỉnh sửa mầm phôi cho mục đích nghiên cứu, miễn là việc nghiên cứu không liên quan đến việc chuyển phôi sang tử cung phụ nữ; Họ cũng không yêu cầu lệnh cấm áp dụng chỉnh sửa gen trong các tế bào không sinh sản để điều trị bệnh, bởi vì việc sửa đổi được thực hiện trên các tế bào này có thể được thực hiện với sự đồng ý của người lớn cung cấp tế bào và việc sửa đổi là không có tính cách di truyền, chẳng hạn như sẽ không thể truyền lại cho con cháu.
Khoảng 30 quốc gia trên thế giới, gồm có cả Hoa Kỳ, đã có luật trực tiếp hoặc gián tiếp cấm chỉnh sửa mầm phôi. Nghiên cứu của CRISPR về phôi hiện bị cấm nhận tài trợ của liên bang, nhưng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tài trợ tư nhân. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (The Food and Drug Administration) nghiêm cấm chỉnh sửa gen trên phôi người có khả năng phát triển, điều đó có nghĩa là bất kỳ phôi người đã sửa đổi gen nào cũng phải bị bỏ đi, thay vì kéo dài thai kỳ đến khi sanh.
Các nhà khoa học kêu gọi một khoảng thời gian cố định – có thể là năm năm – khi không cho phép trung tâm y học chỉnh sửa mầm phôi trên toàn thế giới, cũng như việc cho phép thảo luận về các vấn đề kỹ thuật, khoa học, y tế, xã hội và đạo đức phải được xem xét trước khi cho phép chỉnh sửa mầm phôi, giai đoạn này sẽ cung cấp thời gian để thiết lập một khuôn khổ quốc tế.
Các nhà khoa học lưu ý rằng ở đây có sự đồng thuận khoa học rộng rãi rằng chỉnh sửa mầm phôi vẫn chưa đủ an toàn, hoặc hiệu quả để được xem xét sử dụng trong phòng bệnh . Họ cũng nhấn mạnh sự khác biệt giữa chỉnh sửa gen, trong đó có liên quan đến việc chỉnh sửa các đột biến hiếm gặp và tăng cường di truyền,, hay các nỗ lực cải thiện các cá thể và loài người.
Các nhà khoa học Nature lưu ý rằng ngay cả những nỗ lực chỉnh sửa gen, khi được thực hiện để chữa một căn bệnh, có thể có những hậu quả không lường trước được. Ví dụ, một biến thể phổ biến của gen SLC39A8 làm giảm nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp và bệnh Parkinson, nhưng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt, bệnh Crohn và bệnh béo phì.
Điều này cũng đúng với các gen mà ông He đã làm việc trong nghiên cứu của mình, vì việc thay đổi các gen đó có thể khiến những đứa trẻ biến đổi gen dễ bị nhiễm một loại virus nào đó.
Theo các nhà khoa học, “ảnh hưởng của nó đối với nhiều căn bệnh khác – và sự phản ứng của nó với các gen khác và với môi trường – vẫn chưa được biết. Sẽ khó khăn hơn nhiều để dự đoán ảnh hưởng lẫn nhau của các hướng dẫn di truyền hoàn toàn mới – chứ đừng nói đến việc nhiều sửa đổi sẽ tác động như thế nào khi chúng cùng xuất hiện trong các thế hệ tương lai. Cố gắng định hình lại các loài trên cơ sở kiến ​​thức hiện tại của chúng ta sẽ là sự kiêu căng.”
Trong Dignitas personae, một hướng dẫn năm 2008 về một số câu hỏi đạo đức nhất định, Bộ Giáo lý Đức tin nói rằng trong khi liệu pháp gen tế bào về nguyên tắc là đạo đức, “thì vì những rủi ro liên quan đến [liệu pháp tế bào mầm] là đáng kể và chưa thể kiểm soát hoàn toàn được, trong tình trạng nghiên cứu hiện nay, không được phép hành động theo cách có thể gây ra tác hại có thể xảy ra đối với thế hệ con cháu.”
Bản hướng dẫn cũng cảnh báo về “tâm lý thế hệ hậu sinh” nhằm mục đích cải thiện nguồn gen, thêm vào đó có thể có sự kỳ thị và đặc quyền áp dụng cho những người có phẩm chất di truyền nhất định, khi những phẩm chất đó không tạo thành con người cụ thể.
CNA đã nói chuyện với John DiCamillo, một nhà đạo đức học tại Trung tâm Đạo đức Sinh học Công giáo quốc gia vào đầu năm 2017. Ông giải thích rằng chỉnh sửa gen tế bào soma có thể hợp pháp về mặt đạo đức “khi được sử dụng cho mục đích trị liệu trực tiếp cho một bệnh nhân cụ thể, và nếu chúng ta chắc chắn rằng chúng ta sẽ hạn chế bất kỳ thay đổi nào đối với người này.” Ông đã chỉ ra các thử nghiệm liệu pháp gen đối với các rối loạn như bệnh hồng cầu hình liềm và ung thư cho thấy có triển vọng điều trị các rối loạn khó khăn.
Ông nói, tuy nhiên việc chỉnh sửa tinh trùng, trứng hoặc phôi sớm, cho đến nay vẫn là mối quan tâm nghiêm túc. Chỉnh sửa tinh trùng và trứng đòi hỏi phải loại bỏ chúng khỏi cơ thể con người; nếu thụ thai đạt được với các tế bào này, nó gần như luôn luôn thông qua các phương pháp ống nghiệm. Việc thực hành thụ tinh trong ống nghiệm này được Giáo hội xác quyết là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức bởi vì nó tách rời việc sinh sản khỏi bối cảnh cá nhân toàn diện của hành vi vợ chồng.
Các nhà khoa học tại Viện Charlotte Lozier, bộ phận nghiên cứu và giáo dục của Susan B. Anthony List, đã phản ứng với đề xuất của các nhà khoa học Nature bằng cách nói rằng lệnh cấm của họ không đủ mạnh mẽ.
Tiến sĩ David Prentice, Phó Chủ tịch kiêm Giám đốc Nghiên cứu của CLI cho biết: “Đề xuất này cho một lệnh cấm tạm thời về việc cấy phôi và chỉnh sửa gen là một thiển cận rất thất vọng. Các thí nghiệm khoa học không có căn cứ và có vấn đề về đạo đức trên phôi người, bao gồm tạo phôi đã được chỉnh sửa gen trong phòng thí nghiệm và sau đó phá hủy chúng, vẫn sẽ được cho phép và thậm chí được khuyến khích. Thay vào đó – không chỉ là chậm lại,- mà chúng tôi kêu gọi cấm toàn diện các thí nghiệm chỉnh sửa gen trên phôi hoặc tế bào mầm.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết trên CNA)