Đại dịch Coronavirus: Các nhà tâm lý học Công giáo cho một nguyên tắc để ngăn ngừa tự tử

“Thiên Chúa bây giờ đang ở đâu?” Trí tưởng tượng có thể tăng thêm đức tin của chúng ta trong thời gian dịch bệnh
Chính quyền Trump đã hứa sẽ hành động cho tự do tôn giáo toàn cầu
Một trường trung học tại Indianapolis bị thu hồi danh hiệu trường Công giáo

Như các chuyên gia y tế dự đoán sự gia tăng xu hướng tự tử trong bối cảnh dại dịch coronavirus, các chuyên gia Công giáo đã phác thảo cách tìm kiếm sự giúp đỡ và nhận thức về những người có xu hướng tự làm hại mình.
Tiến sĩ Melinda Moore, một nhà Tâm lý học và Trợ lý Giáo sư  của Khoa Tâm lý học tại Đại học miền Đông tiểu bang Kentucky (Department of Psychology at Eastern Kentucky University ), cho biết có nhiều yếu tố góp phần vào ý tưởng tự tử nhưng đó là hành vi phát sinh khi mọi người không thể kiểm soát được tình trạng đau khổ, đặc biệt lo lắng như đại dịch .
Bà nói với CNA:
“Khi bạn ở trong một tình huống bất thường, chẳng hạn như hiện tại chúng ta đang có đại dịch COVID-19, với việc cách ly, cách ly với những người mà bạn thường gặp ở trường, nơi làm việc…, bị ngưng tất cả những thói quen của bạn, điều đó có thể  rất căng thẳng. Sự lo lắng được tạo ra bởi tình hình hiện tại chắc chắn có thể thúc đẩy những tình huống mà người ta không thể đối phó một cách hiệu quả.”
Một ý kiến ​​trong Science American cho rằng đại dịch có thể đã góp phần gây ra hai vụ tự tử: K. Balakrishna, một người cha 50 tuổi người Ấn Độ, và Emily Owen, một cô hầu bàn 19 tuổi ở Anh.
Sau khi bị ám ảnh bởi các video coronavirus, Balakrinshna  tin rằng bản thân rằng mình đã bị mắc bệnh. Và sợ sẽ làm lây bệnh cho gia đình, anh đã tự cách ly với tất cả những người thân của mình, mặc dù có bằng chứng cho thấy mình không mắc bệnh nhưng anh đã treo cổ tự tử tại một nghĩa trang gần nhà.
Owen cũng đã tự tử, nhưng không phải vì cô tin rằng mình mắc phải căn bệnh này. Thay vào đó, cô gái trẻ sợ bị giới nghiêm (lockdown) và sự cô lập sẽ theo sau. Theo ghi nhận của tờ báo The Sun, cô không thể chịu nổi khi “thế giới của mình bị phong tỏa,  tất cả những dự định sinh hoạt bị hủy bỏ và bị mắc kẹt bên trong.”
Bà Moore cho biết bạn cùng phòng và các thành viên trong gia đình nên chú ý đến những người thân yêu của họ, những người đang hành động khác thường, đặc biệt nếu họ từng có ý tưởng tự tử. Bà nhấn mạnh một số dấu hiệu lớn nhất liên quan đến xu hướng tự tử nhưng có thể, hoặc không thể, truyền đạt trực tiếp.
Bà đã chỉ ra các bằng chứng như lạm dụng các chất ma túy, thiếu ngủ hoặc ngủ quá thường xuyên, tránh né khỏi bạn bè và gia đình, cho đi những tài sản quý giá và có hành động liều lĩnh. Bà cho biết những điều này thường được kết hợp bởi các trạng thái cảm xúc lo lắng, vô vọng, không mục đích và tức giận không thể kiểm soát được. Bà kêu gọi mọi người chú ý đặc biệt đến các mối đe dọa tự tử và theo dõi các phương tiện gây chết người, như thuốc hoặc súng.
Theo bà, nếu người nào đó đang có hành động nghi ngờ là sẽ tự tử,  điều quan trọng là gia đình hoặc bạn bè phải hỏi người thân của họ những câu hỏi về tự tử và thực hiện các bước tại nhà, bao gồm giảm tiếp cận với thuốc nguy hiểm, rượu và súng. Bà nhấn mạnh đến các nguồn trợ giúp đã có sẵn, như National Suicide Prevention Lifeline (Đường dây chống tự tử quốc gia), 1-800-273-TALK (1-800-273-8255).
Tiến sĩ Christina Lynch, một nhà giám sát Tâm lý học của Chủng viện Thần học St. John Vianney tại Denver, nói với CNA rằng các gia đình nên theo dõi kỹ càng từ những người bị nghi ngờ có ý tưởng tự tử – hãy tìm hiểu và xác định mức độ họ có thể kiểm soát sự đau buồn của họ mạnh như thế nào, nếu họ tìm đến các phương tiện gây chết người, điều gì là những rào cản để họ có thể tìm đến sự giúp đỡ, và nhận thức được các phản ứng cảm xúc của bình an và bình tĩnh liên quan đến việc mong muốn được tìm đến cái chết của họ.
Bà nói rằng, c
uộc khủng hoảng coronavirus càng làm tăng thêm sự tuyệt vọng và vô vọng. Bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc họ cần có ai đó để nói chuyện, có thể đó là một linh mục, cố vấn, giáo viên hoặc bạn bè. Bà nói trong một số trường hợp, một người có thể gọi 911 khi biết một người đang có ý tưởng tự tử.
Bà chia sẻ:
Các yếu tố gây căng thẳng lớn nhất cho những người gặp khó khăn đặc biệt là khủng hoảng là mất hy vọng và sau đó là tuyệt vọng. Họ có thể cảm thấy rằng họ cô đơn một mình, không ai hiểu được tình huống của họ và không có giải pháp nào trước mắt. Trong những thời điểm này, điều quan trọng là tìm kiếm sự giúp đỡ và nói chuyện với một người bạn đáng tin cậy.”
Bà Beverly Tauke, Phó Chủ tịch của Catholic Social Workers National Association (Hiệp hội Quốc gia Công nhân Xã hội Công giáo), là nhà trị liệu cho Cornerstone Family Counseling (Tư vấn Gia đình Cornerstone) từ năm 1996. Bà cho biết, trong khi đại dịch có thể làm trầm trọng thêm các yếu tố tự tử,  điều quan trọng là phải phát triển một kế hoạch tự chăm sóc mình bao gồm  kết hợp tâm trí, cơ thể, tinh thần và các mối tương quan.
Bà nói với CNA :
“Các tình huống của COVID-19 có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm các yếu tố liên quan đến tự tử như trầm cảm, lo lắng và tức giận; nghiện rượu và lạm dụng chất ma túy; mất niềm vui hoặc hứng thú với cuộc sống và các hoạt động; cách ly xã hội; vấn đề liên quan đến công việc và tài chính; gia đình căng thẳng; bệnh tật cơ thể; và gián đoạn giấc ngủ.”
Theo b
à,  bước đầu tiên, một người nên đơn giản hóa và tổ chức một tiến trình, như phát triển một biểu đồ 31 ngày để chuẩn bị. Là một phần của tiến trình, người đó nên tập trung vào việc quản lý một tâm trí bằng cách tham gia vào các thử thách cá nhân và bày tỏ sự hài lòng. Bà nói điều này nên được kết hợp với việc vận động cơ thể phù hợp, như đi bộ hoặc thói quen tập thể dục.
Bà chia sẻ:
“Sự hài lòng có thể thấy được trong một suy nghĩ, hoặc bằng văn bản, hoặc trong các ghi chú, e-mail hoặc các cuộc gọi điện thoại – đôi khi họ được nâng họ khỏi những trạng thái buồn chán, bị cô lập hoặc cảm thấy vô dụng. Sử dụng tâm trí của bạn với tính cách xây dựng và tích cực để giúp làm giảm và dập tắt những nỗi ám ảnh tiêu cực, tự đánh bại bản thân mình, nên lưu ý rằng một cá nhân có thể tham gia một khóa học trực tuyến miễn phí; thử nghiệm nấu ăn với một công thức thú vị; sử dụng các hướng dẫn trực tuyến cho một dự án thay đổi bài trí trong nhà.”
Bà nhấn mạnh giá trị của tâm linh và các mối tương quan, gồm có các hành động từ thiện. Bà nói rằng tập trung tư tưởng, chẳng hạn như suy niệm về thánh thư và về Chúa Kitô, có thể ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc của một người. Bà nói rằng một người nên tham gia với những người khác trong các trò chơi và trò chuyện, nhưng cũng làm việc bác ái, điều mà sẽ giúp trạng thái cảm xúc tích cực và hạnh phúc mà một người cảm thấy sau khi giúp cho người khác một việc gì đó và sự bao dung tha thứ, giúp từ bỏ sự phẫn nộ.
Bà nói :
Những người phải vật lộn với nỗi đau lớn của cá nhân và gia đình, hoàn cảnh cuộc sống đầy sợ hãi, hoảng loạn và trầm cảm đã cho thấy rằng sự hoảng loạn có thể vượt qua nhanh chóng qua sự trầm tư mặc tưởng hàng ngày – sự  thay đổi và tiến bộ ngạc nhiên vì được xác nhận bởi các đồng nghiệp và các thành viên trong gia đình. Sự tha thứ, từ bỏ sự phẫn nộ của những người đã xúc phạm hoặc làm tổn thương bạn – thậm chí nghiêm trọng … Nghiên cứu cho thấy điều này đưa đến việc làm phấn khích về thể chất, sức khỏe, cảm xúc và mối tương quan – giảm bớt lo lắng và trầm cảm trong khi tăng cường tự chủ, tự túc và ổn định mối tương quan.”
Theo bà Moore, trong khi hầu hết các nước phương Tây đã được cách ly trong tháng trước, hậu quả tác động chính xác của đại dịch đến tự tử vẫn chưa được xác định. Bà cho biết thêm,  Đường dây nóng phòng chống tự tử quốc gia (National Suicide Prevention Lifeline) đã báo cáo không có sự gia tăng về số lượng cuộc gọi, nhưng Đường dây nhắn tin khủng hoảng quốc gia và trợ giúp khắc phục thảm họa (Crisis Text Line và Disaster Distress Helpline) đã tăng lên.
Bà nói rằng:
“Có thể người ta sẽ có những phản ứng rất khác nhau trong thời điểm khủng hoảng này. Một số có thể trở nên đau khổ và tìm đến tự tử. Những gì chúng ta biết từ các thảm họa quy mô lớn trước đây, dù đột ngột và chấn thương, như 9/11, thiên tai hay môi trường, hầu như luôn đi kèm với sự gia tăng trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, sử dụng ma túy, bạo lực gia đình và lạm dụng trẻ em. Tuy nhiên, nghiên cứu của George Bonanno, sau ngày 11/9 cũng cho biết rằng mọi người đã kiên cường hơn rất nhiều so với việc chúng ta nghĩ về họ. Trong một nghiên cứu sáu tháng sau ngày 9/11, ông thấy rằng mọi người đang hoạt động tốt và có khả năng phục hồi tốt hơn mong đợi.”
Bà cho biết, kể từ khi đại dịch xảy ra, bà và các đồng nghiệp đã chuyển sang săn sóc sức khỏe và tâm lý cho bệnh nhân bằng điện thoại. Bà cho biết đây là một kinh nghiệm quý giá trong việc Nhận định tổng hợp và Chăm sóc về Tự tử : “Chúng tôi đang giải quyết cả hai vấn đề về nguy cơ tự tử cũng như vấn đề giới nghiêm và ‘cách ly’ để điều trị cho những người có thể ở một mình trong tuyệt vọng và không thể điều trị trong môi trường hiện tại nơi các văn phòng bác sĩ, khi không thể gặp bệnh nhân mặt đối mặt.”
Bà chia sẻ rằng, m
ặc dù đây là một thời điểm rõ ràng là khó khăn, b đại dịch này cũng là một cơ hội để nắm lấy sự phản ảnh cá nhân, giải quyết các vấn đề trong gia đình và tái khám phá những liên hệ mật thiết đã bị mất. Bà cho biết đây cũng là lúc mọi người cùng nhau đoàn kết, đóng góp thời gian và tiền bạc cho những người đang gặp những khó khăn đáng kể: “Nhiều chuyên gia nghiên cứu về đau buồn và mất mát tin rằng đây có thể là thời gian để phát triển cá nhân tuyệt vời cho những cá nhân nên dành thời gian cho bản thân mình và suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với họ. Có thể người ta cũng có thể sử dụng những sự đau khổ mà họ đang cảm thấy và những người khác đang cảm thấy để từ đó tìm thấy ý nghĩa hoặc một số lợi ích cho những người khác cũng đang gặp khó khăn.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của  Perry West đăng trên CNA)