HOA KỲ SẼ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ VỀ TỰ DO TÔN GIÁO ĐẦU TIÊN VÀO MÙA HÈ NĂM NAY

Các nhà khoa học kêu gọi hãy ‘giảm dần’ dân số để chống biến đổi khí hậu
Thánh Lễ không thể mua được – cứu chuộc là vô giá
Khi một linh mục bị loại khỏi hàng giáo sĩ có nghĩa là gì?

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ – Mike Pompeo

Điều đó đã được ông Mike Pompeo, tân Bộ trưởng Ngoại giao của Hoa Kỳ công bố vào ngày 29/5/2018. Đây là Hội nghị về thăng tiến tự do tôn giáo  lần đầu tiên do chính phủ Hoa Kỳ tổ chức.
Trong một thông cáo, trùng hợp với việc công bố báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng tự do tôn giáo quốc tế tại 200 quốc gia, ông Pompeo nói:
“Từ khi Hoa Kỳ lập quốc, tự do tôn giáo là một vấn đề hết sức quan trọng. Bảo vệ tự do tôn giáo  là điều rất quan trọng cho tương lai của chúng ta. Những người lập quốc của chúng ta đã hiểu tự do tôn giáo không phải là sự sáng tạo của nhà nước, mà là món quà của Thiên Chúa ban cho mọi người và quyền cơ bản cho một xã hội hưng thịnh. Chúng tôi cam kết sẽ thúc đẩy tự do tôn giáo trên khắp thế giới, cả hiện tại và trong tương lai”.
Cuộc họp mục vụ của chính phủ và các nhà lãnh đạo tôn giáo, những người ủng hộ quyền tự do tôn giáo, và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự sẽ diễn ra tại Washington vào ngày 25-26/7/2018. Đây sẽ là buổi họp về mục vụ đầu tiên mà Pompeo  hướng dẫn trong vai trò là Bộ trưởng ngoại giao,  điều mà ông nói là “rất được chú ý đến.”
Ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng phát biểu nhân  Bộ Ngoại giao  Hòa Kỳ công bố về Hội nghị này vào ngày 29/5/2018: “Có quá nhiều trường hợp, tình trạng vi phạm tự do tôn giáo thật là thảm khốc”. Ông nhấn mạnh về những vi phạm  quyền tự do tôn giáo  ở Trung Quốc, Miến Điện, Thổ Nhĩ Kỳ, Eritrea, Tajikistan, Ả Rập Saudi, Turkmenistan và Pakistan,  đã được ghi chép chi tiết trong báo cáo quốc gia.
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hàng trăm ngàn người Hồi giáo Uighur ở Trung Quốc đã bị đầy đến các trại cải tạo. Các quy định tôn giáo mới có hiệu lực vào năm 2018 đã gia tăng sự kiểm soát và theo dõi của chính quyền Trung Quốc đối với các người thiểu số Hồi giáo và Kitô giáo.
Bản báo cáo cũng ghi lại việc bắt giữ hàng trăm Kitô hữu ở Eritrea, nơi người ta báo cáo rằng chính quyền đã ép buộc nhiều cá nhân phải từ bỏ đức tin của họ.
Ông Brownback nói: “Ả Rập Saudi không công nhận quyền của người không theo đạo Hồi để thực hành tôn giáo của họ ở nơi công cộng và bắt bỏ tù, bị nhục mạ bằng cách đánh đòn, và phạt tiền những cá nhân bỏ đạo Hồi hay phỉ báng, và xúc phạm việc giải thích của nhà nước về đạo Hồi. Chúng tôi cũng rất lo ngại về tự do tôn giáo hoặc thiếu sự tự do tôn giáo ở Pakistan, nơi có khoảng 50 cá nhân đang chịu án tù chung thân vì bị ghép vào tội phỉ báng, 17 người đang chờ án tử hình.”
Trong bản báo cáo tự do tôn giáo hàng năm, tài liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ghi nhận các trường hợp đàn áp tôn giáo mà không có lời chú giải hoặc phân tích. Bản báo cáo là một tài liệu tham khảo được các nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự sử dụng để hiểu những gì đã xảy ra trong năm qua ở mỗi quốc gia.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm, kể từ khi ban hành Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế vào năm 1998 – thông qua đó  lập nên vị trí Đại sứ Lưu động Tự do Tôn giáo mà ông Brownback hiện đang nắm giữ.
Đại sứ Brownback nói rằng điều quan trọng là người Mỹ phải được thông báo và tham gia vào việc đương đầu với những vi phạm tự do tôn giáo này: “Tất cả chúng ta đều có phần trách nhiệm trong cuộc chiến này. Sự  ức hiếp của người này cũng là gánh nặng của người khác cần phải tiêu diệt. Chúng ta là những con người với tất cả những phẩm giá tốt đẹp và   tinh tuyền không thể phủ nhận được của con người . Cuộc sống của chúng ta là thiêng liêng. Quyền chọn con đường theo lương tâm của chúng ta thì không thể thay đổi được. ”
Hạ nghị sĩ Chris Smith (Đảng Cộng hòa, tiểu bang New Jersey), Chủ tịch Ủy ban về Nhân quyền Toàn cầu, hoan nghênh báo cáo và thông báo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về cuộc họp mục vụ. Ông tuyên bố: “Tự do tôn giáo đang bị bao vây toàn cầu, gây khó khăn cho các lợi ích của Hoa Kỳ. Đây không phải ngẫu nhiên mà những vi phạm tồi tệ nhất về tự do tôn giáo trên toàn cầu cũng là mối đe dọa lớn nhất đối với đất nước chúng ta – họ là những kẻ muốn làm hại người dân Hoa kỳ, và muốn phá hủy những cột trụ của một xã hội dân chủ.  Do đó, một ngoại giao về tự do tôn giáo mạnh mẽ không chỉ phản ảnh các giá trị của người dân Hoa kỳ, mà còn thúc đẩy lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Tôi thiết nghĩ chính quyền đã hiểu được những sự kiện này, và tôi mong được làm việc với họ về vấn đề quan trọng này. ”
Ông Smith là một thành viên cao cấp của Bộ ngoại giao Hạ viện, là tác giả của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế Frank R. Wolf năm 2016, được bổ sung vào Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế nguyên thủy năm 1998.
Đạo luật năm 2016 đã đưa ra các yếu tố bổ sung cho Bộ Ngoại giao để thúc đẩy tự do tôn giáo ở nước ngoài. Đạo luật đã mở rộng sự đào tạo tự do tôn giáo cho các nhà ngoại giao, bảo đảm rằng đại sứ lưu động về tự do tôn giáo có thể báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng Ngoại giao, và cho phép nêu tên các nhóm vi phạm tự do tôn giáo.
Trong tuyên bố ngày 29/5/2018, ông Smith nói : “Nhận định được sự thật về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu là điều cần thiết cho việc định hình chính sách và ưu tiên của Hoa Kỳ, và đó là lý do tại sao báo cáo hàng năm của Bộ Ngoại giao rất quan trọng.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Courtney Grogan trên CNA)