Đức Thánh Cha mời gọi Kitô hữu thuộc mọi giáo phái hãy là những công cụ của hòa bình

7 năm, 7 linh mục được phong chức: Giáo xứ St. Mary, Ohio có “bí quyết” gì?
Đền thờ Thánh Mẫu lịch sử ở Florida được nâng lên thành đền thờ quốc gia
Người đàn ông có đức tin và khiêm nhường

ĐTC Phanxicô chủ sự buổi cầu nguyện đại kết, ngày 25/1/2018, với  Đức Thượng phụ Chính thống giáo Ý và Malta, và Đức Tổng Giám mục Anh giáo  Bernard Ntahoturi tại Thánh đường thánh Phaolô Ngoại thành.  (CNS/Alessandro Bianchi, Reuters)

“Tay hữu của Ngài Ôi Thiên Chúa quyền năng vinh quang.” – Đó là chủ đề của Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự hiệp nhất Kitô hữu, vừa kết thúc vào ngày 25/1/2018, tại Vatican.
Theo truyền thống, vào tối 25/1/2018, vào ngày mừng lễ thánh Phaolô  trở lại đạo, ĐTC Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể, tại nhà thờ chính toà thánh Phaolô Ngoại thành. Tham dự lễ bế mạc Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự hiệp nhất Kitô hữu có sự hiện diện của các giáo phái Kitô giáo khác nhau.
Trước đó, sáng 25/1/2018, trong cuộc tiếp kiến phái đoàn Tin Lành Luther Phần Lan ,  ĐTC đã ngỏ lời cám ơn Ủy Ban Đối thoại Công giáo Lutheran Phần Lan (Lutheran Catholic Dialogue Commission for Finland) về một văn kiện Đại kết đã gởi đến qua phái đoàn Đại kết Phần Lan hiện diện tại Tuần lễ Cầu nguyện cho Sự hiệp nhất Kitô hữu vào ngày 25/1/2018.

Văn kiện quan trọng
Nói với Hội đồng Đại kết,  ĐTC Phanxicô chia sẻ lòng  biết ơn của ơn của ngài  về tài liệu Đại kết  đã nhận, trong đó đề nghị Giáo hội học phải là một phần trong chương trình nghị sự của các cuộc đối thoại đại kết.  Nói về tài liệu đại kết với tiêu đề: “Phát triển mối tương quan. Tuyên ngôn về Giáo hội, Phụng vụ Thánh Thể, và các Thánh Chức”, ĐTC nhìn nhận rằng nó phản ánh các vấn đề quyết định mà việc đối thoại đại kết  hiện nay cần phải chú ý đến.

Lễ kỷ niệm chung cuộc Cải cách
ĐTC đã miêu tả lễ kỷ niệm chung như một “cơ hội rất có hiệu quả” và là “khởi điểm cho những đòi hỏi đại kết toàn diện và  hiệp nhất các Giáo hội Kitô , dưới ba  dấu hiệu của lòng tri ân, sự hối cải và  niềm hy vọng. ĐTC cho rằng: “Tất cả ba điều đó  không thể thiếu nếu chúng ta thực sự muốn hàn gắn những rạn nứt trong quá khứ.”
ĐTC  đã nhìn lại tiến trình đại kết “với niềm vui trong sự tưởng nhớ chung của năm qua về việc Cải cách, theo đó, củng cố và làm sâu sắc hơn trong Chúa Giêsu Kitô, sự hiệp thông giữa giáo phái Lutherans và  Công giáo, cũng như các Giáo hội Kitô khác trên khắp thế giới”.

Phục vụ cho xã hội
ĐTC  nói rằng trong một xã hội ngày càng thế tục hóa thì “những việc làm hướng đến đại kết là làm chứng cho sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống và đó là trách nhiệm mà chúng ta phải làm để giúp những nhóm có nhu cầu hiệp nhất với cam kết đại kết và hành động như một công cụ của hòa bình.

Trong phần kết, ĐTC nói rằng: “Xin Đức Giêsu Kitô, Chúa  chúng ta, giúp các Kitô hữu trở thành những nhân chứng, là tôi tớ chữa  lành và hòa giải giữa các dân tộc đang chia rẽ, để qua đó thánh hóa tình yêu và tôn vinh |danh Ngài”. ,

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Linda Bordoni trên CNA)