Thánh Lễ không thể mua được – cứu chuộc là vô giá

Chúa nhật 14/10/2018: Thêm bảy vị thánh mới được tôn phong
Tổng giáo phận Los Angeles thông báo kế hoạch mở cửa trở lại
Bạn không thể đầu tư quá mức vào việc truyền bá Lời Chúa qua phương tiện truyền thông

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời khuyến cáo này trong buổi nói chuyện với cộng đồng tín hữu vào thứ Tư, 7/3/2018, khi  tập trung vào Lời Cầu Nguyện Thánh Thể như một phần trong bài giáo lý đang diễn ra của ngài về Thánh Lễ và Bí Tích Thánh Thể.
ĐTC đã đưa ra một phê bình gay gắt về xu hướng yêu cầu các giáo dân đóng góp tài chính để xin lễ cho người thân, để nói rằng  làm một món quà dâng cúng là tốt, nhưng của lễ thì vô giá. Ngài nói : “Nếu tôi có người cần cầu nguyện cho như thân nhân và bạn bè, tôi có thể nhớ tên họ trong giây phút đó, trong tâm tư, trong im lặng”,  ám chỉ những khoảnh khắc im lặng trong Kinh nguyện Thánh Thể được chỉ trong Thánh Lễ.
Tuy nhiên, ngài cũng nhắc đến một thực tế ở nhiều giáo xứ yêu cầu các tín hữu phải trả tiền khi xin lễ, thường là khoảng 10 đôla, để xin lễ cầu nguyện cho một người thân nào đó. Ngài nói : “Thánh lễ không thể mua được, cứu chuộc là vô  giá. Nếu bạn muốn dâng cúng thì cũng được, nhưng Thánh lễ không thể trả  bằng tiền.”
Trong bài thuyết trình của mình, ĐTC nói rằng Lời Cầu Nguyện Thánh Thể là “tâm điểm  khoảnh khắc” của Thánh Lễ, dọn lòng để Rước Lễ. Ngài nói: “Trong lời cầu nguyện này, Giáo hội”diễn tả những gì trong thánh lễ khi cử hành Bí Tích Thánh Thể và lý do tại sao giáo hội cử hành Thánh lễ, để làm cho sự hiệp thông với Chúa Kitô thực sự hiện diện trong bánh và rượu đã thánh hiến.”
ĐTC nhấn mạnh: “Sau khi mời gọi những người tham dự thánh lễ hướng lòng lên Chúa để cảm tạ Ngài,  linh mục đọc Lời Cầu Nguyện Thánh Thể, và thay mặt mọi người đang hiện diện trong thánh lễ cùng dâng lên Thiên Chúa. Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể các tín hữu hiệp nhất với Chúa Kitô để mở rộng các công trình vĩ đại của Thiên Chúa trong việc hiến tế.”
ĐTC giải thích: “Để có sự hiệp nhất này, chúng ta cần hiểu rõ rằng đây là lý do mà Giáo hội trong Công đồng Vatican II muốn Phụng vụ được dịch  sang các ngôn ngữ khác nhau để mọi người đều hiểu.”
ĐTC cũng đã chỉ ra những phần khác nhau của Kinh nguyện Thánh Thể, bao gồm phần nhập lễ, mà ngài nói là “tác động hồng ân” cho các ân sủng của Thiên Chúa, kết thúc bằng việc ca ngợi “Sanctus” hoặc “Thánh, Thánh, Thánh. ”
Ngài nói : “Sự ca ngợi này, thường được hát, là thời điểm toàn thể cộng đồng tín hữu kết hợp tiếng nói của họ với các thiên thần và các thánh để ca ngợi và tôn vinh Thiên Chúa. Thật đẹp, thật tuyệt vời khi được hát. Trong quá trình dâng hiến bánh và rượu, cả tác động của Chúa Thánh Thần lẫn việc đọc lời Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly làm Mình và Máu của Chúa Kitô hiện diện thật sự. Đây là “mầu nhiệm đức tin” được cử hành trong Phụng vụ.
ĐTC nói, lời Cầu Nguyện Thánh Thể cũng cầu xin Thiên Chúa kêu gọi tất cả con cái của Ngài trong “sự hoàn hảo của tình yêu”, và kết hợp với Đức Giáo Hoàng và giám mục địa phương, người được nhắc tên như là một dấu hiệu cho thấy “chúng ta cử hành trong hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ và với Giáo hội địa phương”.
ĐTC giải thích rằng: “Một lời kêu gọi sau đó được thực hiện bởi linh mục cho tất cả các thành viên của Giáo hội, cả sống và đã qua đời cho thấy rằng “không có một ai và không có điều gì bị lãng quên trong Kinh nguyện Thánh Thể, như là bài tán ca kết luận nhắc nhớ lại.”
Ngài nói: “Mặc dù “hệ thống hóa” này có vẻ hơi “xa cách”, nhưng chắc chắn chúng ta sẽ hiệp thông tốt hơn nếu chúng ta hiểu ý nghĩa của nó.  Kinh nguyện Thánh Thể không chỉ diễn tả mọi điều đã làm trong Thánh lễ, mà còn nuôi dưỡng ba thái độ  không bao giờ thiếu trong các môn đồ của Chúa Giêsu. Thứ nhất, đó là  cảm ơn “luôn luôn và ở mọi nơi, không chỉ trong những dịp nhất định khi mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp”; thứ hai là làm cho cuộc sống của chúng ta thành “món quà tình yêu”; và thứ ba là xây dựng một hiệp thông vững chắc “trong Giáo hội và với mọi người.”
ĐTC chia sẻ: “Lời Cầu Nguyện Thánh Thể là trung tâm của Thánh lễ, dạy cho các tín hữu “từng chút một để làm cho trọn vẹn cuộc sống của chúng ta là “Thánh Thể “, và đó là một” hành động tạ ơn “.
Sau phần chia sẻ, ĐTC đã kêu gọi các giáo xứ khắp thế giới tham gia vào sự  kiện tuần lễ “24 giờ cho Chúa”, diễn ra vào ngày 9 tháng 3. Chương trình này đã khởi xướng trên toàn thế giới vào năm 2014, để nhấn mạnh việc xưng tội như một cách thức quan trọng để chúng ta cảm nghiệm được lòng thương xót của Thiên Chúa.
ĐTC cũng đã vui mừng khi nhắc tới ngày lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông cho người khuyết tật ở PyeongChang, Nam Triều Tiên vào ngày 9 tháng 3, nơi mà Thế vận hội mùa đông gần đây đã diễn ra.
Theo ĐTC, đây là một ví dụ về việc “thể thao có thể thu hút cầu nối giữa các quốc gia xung đột và đóng góp một vai trò hợp lý vào các quan điểm hòa bình giữa người với người”.
Ngài nói: “Môn thể thao xuất hiện như là một trường học hòa nhập, nhưng cũng là nguồn cảm hứng cho cuộc sống của chính mình và cam kết thay đổi xã hội “, đồng thời ngài gởi lời chào mừng đến Ủy ban Paralympic Quốc tế và các vận động viên tham gia tranh tài.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Elise Harris trên CNA)