Bạn không thể đầu tư quá mức vào việc truyền bá Lời Chúa qua phương tiện truyền thông

ĐTGM Gomez kêu gọi mọi người cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi những vụ cháy rừng ở tiểu bang California
Thượng nghị sĩ Úc thông báo hoán đổi giới tính để ông có thể nói về các vấn đề phá thai
Florida: yêu cầu xem xét lại việc nhà trường từ chối nhóm học sinh ủng hộ phò sinh

ĐTC Phanxicô gặp gỡ các nhà lãnh đạo truyền thông – Ảnh: Vatican Media

Đó là điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ, khi nhắc đến việc truyền bá Lời Chúa qua phương tiện truyền thông với các quan chức và chuyên gia tư vấn của Bộ Truyền thông hôm thứ Hai, 23/9/2019.
Trong một bản văn được chuẩn bị sẵn cho buổi gặp gỡ các tham dự viên về truyền thông tại  Vatican 23/9/2019, ĐTC đã nói rằng truyền thông như là một sứ mệnh của Giáo hội. Ngài nói, không có sự đầu tư nào quá lớn cho sự phổ biến Lời Chúa. “Đồng thời, mọi ’tài năng’ nên được sử dụng thật tốt và tận dụng nó một cách tối đa.”
ĐTC Phanxicô nói tiếp rằng, “trong thực tế, nếu chỉ có sức mạnh của chúng ta thôi thì không đủ,” và đã nhắc đến một diễn văn của Thánh Phaolô VI vào năm 1964, trong đó ngài nói với bộ Truyền thông Xã hội thời bấy giờ của Vatican rằng “một ý nghĩ về đức tin từ đó phải ủng hộ sự nhỏ bé của những nỗ lực khiêm tốn của chúng ta.”
Thánh Phaolô VI đã nói :
“Khi chúng ta cố gắng biến mình thành công cụ trong bàn tay của Chúa, thật vậy, nhỏ bé và phong phú, và càng nhiều thì xác suất hiệu quả của chúng ta sẽ càng tăng trưởng.”
ĐTC Phanxicô nói rằng: “Như chúng ta biết, kể từ đó [1964] những thách thức trong lĩnh vực này đã tăng lên gấp bội và sức mạnh của chúng ta không bao giờ là đủ. Thách thức mà bạn được gọi, là Kitô hữu và người truyền thông, thực sự là rất cao. Và đó là lý do tại sao nó đẹp.
ĐTC đã diễn thuyết trước một nhóm các giám mục và các chuyên gia truyền thông tại buổi khai mạc Hội nghị  toàn thể của Bộ Truyền thông, được tổ chức tại Vatican 23-25/9/2019.
Đây là Hội nghị toàn thể đầu tiên của Bộ kể từ khi thành lập vào năm 2015. Tham dự là các quan chức của Bộ cùng với các cố vấn từ lãnh vực truyền thông quốc tế, trong đó có Chủ tịch và Giám đốc điều hành EWTN Michael P. Warsaw.  CNA (Thông tấn Công giáo) là một ban của EWTN (Truyền hình và Truyền thanh Công giáo).
ĐTC đã chia sẻ “Tôi rất vui mừng vì chủ đề được chọn cho Hội đồng này là ‘Chúng ta là những thành viên của nhau’.  Sức mạnh của bạn, sức mạnh của chúng ta nằm trong sự thống nhất, trong việc là những thành viên của nhau. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu sứ mệnh của Giáo hội.”
Ngoài bài phát biểu được chuẩn bị của mình, được chia sẻ dưới dạng văn bản, ĐTC Phanxicô đã đưa ra những nhận xét không chuẩn bị trước cho Hội đồng, khuyên họ nên là “chứng nhân” trong mọi việc họ làm.
Ngài nói:
“Nếu bạn muốn chỉ truyền đạt sự thật mà không có lòng tốt và vẻ đẹp, hãy dừng lại, đừng làm điều đó. Nếu bạn muốn truyền đạt một loại sự thật, nhưng không muốn liên quan đến bản thân bạn, mà không làm chứng cho sự thật đó bằng chính cuộc sống của bạn, bằng chính thân xác của bạn, hãy dừng lại, đừng làm điều đó.”
Ngài cũng cảnh báo họ đừng để rơi vào thái độ muốn rút lui khi phải đối mặt với những khó khăn của thế tục.
Ngài nói, t
hế tục không phải là mới đối với thế kỷ này,  “nó luôn là một mối nguy hiểm,  luôn luôn là một cám dỗ, luôn luôn là kẻ thù.”
Theo xu hướng này, ĐTC nói rằng ngài đã nghe nhiều người nghĩ rằng Giáo hội nên tự hạn chế lại một chút, có thể là một “Giáo hội nhỏ bé nhưng chân thực.”
Ngài nói :
“Từ ngữ đó khiến tôi bị dị ứng. Nếu có một cái gì đó thì cũng không cần thiết phải dùng hai chữ chân thực.’”
Ngài thúc giục,
Giáo hội nên “nhỏ bé như men, nhỏ như muối. Đây là ơn gọi Kitô giáo!
Ngài nói, nếu nghĩ r
ằng Giáo hội của tương lai sẽ là một “Giáo hội của bầu chọn” là có nguy cơ rơi vào “sự dị giáo của Essenes” (một hệ phái thuộc đạo Do thái),  đó là cách mà “tính xác thực của Kitô đã bị mất.”
Đức Phanxicô nói thêm rằng, “sự cam chịu vì thất bại văn hóa … xuất phát từ tinh thần xấu, nó không đến từ Thiên Chúa.”
Ngài khuyến khích :
“Đừng lo sợ. Chúng ta không có nhiều phải không? Đúng, nhưng với lòng minh chứng với mong muốn truyền giáo, để cho mọi người khác thấy chúng ta là ai.”
Ngài nói, ngài cũng là một người “dị ứng nhỏ bé” khi mọi người nói điều gì đó “thật sự Kitô giáo.” Chúng ta đã rơi vào văn hóa của tính từ và trạng từ, và chúng ta đã quên mất sức mạnh của danh từ.
Ngài nói thêm:
“Đây là nhiệm vụ của truyền thông đó là: truyền thông thực tế, mà không làm cho ngọt ngào bằng tính từ hoặc trạng từ.
Ngài chia sẻ rằng, chỉ cần nói một cái gì đó là “một Kitô giáo” là đủ.  Không cần thiết phải nói một cái gì đó là “chân thực Kitô giáo.”
ĐTC cho rằng, n
gười làm truyền thông phải thể hiện “sự thật, đúng, tốt và đẹp”, và họ làm điều này với “tâm trí và với thể xác; họ truyền thông bằng tâm trí, bằng trái tim, bằng đôi tay; bạn truyền thông với tất cả. Và chính xác là điều lớn nhất của truyền thông đó là tình yêu: trong tình yêu có sự giao tiếp trọn vẹn: tình yêu dành cho Chúa và giữa chúng ta.
ĐTC nói thêm rằng: Một điều mà những người làm việc trong truyền thông Công giáo không nên làm là chủ nghĩa kêu gọi nhập đạo (proselytism),  như “Đức Benedictô XVI đã nói rất rõ ràng: Giáo hội không phát triển vì kêu gọi gia nhập đạo, nhưng vì sự hấp dẫn, đó là, chứng ngôn.Và truyền thông của chúng ta nên được là nhân chứng.”
ĐTC Phanxicô đã kết luận bằng cách cảm ơn các thành viên của Bộ vì công việc của họ, nói với họ là hãy “chia sẻ niềm vui của Tin Mừng: Đây là những gì Chúa kêu mời bạn ngày hôm nay.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus đăng trên CNA)