Cắt bỏ tử cung khi xác định là không thể sinh sản được khẳng định hợp luân lý

Tòa án Anh Quốc phán quyết buộc phải phá thai cho một phụ nữ khuyết tật
“Buổi gặp gỡ ĐTC dài, nhưng có hiệu quả…”
Thánh Lễ không thể mua được – cứu chuộc là vô giá

ĐHY Luis F. Ladaria Ferrer, Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin

Bộ Giáo lý Đức tin (Congregation for the Doctrine of the Faith – CDF)  công bố hôm thứ Năm, 3/1/2019,   để trả lời rõ rằng việc cắt bỏ tử cung là một hành động hợp luân lý, khi tử cung của phụ nữ không còn khả năng để sinh sản và các chuyên gia y tế chắc chắn một thai kỳ sẽ mang lại sảy thai tự nhiên trước khi có thể sống được.
Công bố này được Đức Hồng y Luis F. Ladaria Ferrer, dòng Tên – Tổng trưởng, và  Đức Tổng Giám mục Giacomo Morandi – Thư ký của CDF,  ký ngày 10/12/2018.
CDF khẳng định giá trị của “Các câu trả lời về những nghi ngờ được đặt ra liên quan đến việc cắt bỏ tử cung và các câu hỏi liên quan” được đưa ra năm 1993. Những câu trả lời này xem việc cắt bỏ tử cung là hợp luân lý khi có nguy hiểm nghiêm trọng đến  tính mạng và sức khỏe của người mẹ (vì nó được chọn là lý do chữa trị; mục đích của nó là giảm một mối nguy hiểm hiện tại nghiêm trọng như băng huyết mà không thể chữa được bằng phương pháp khác.Tuy nhiên, việc cắt bỏ tử cung
và thắt ống dẫn trứng khi họ dự định không muốn có thai nữa nhưng vì sợ có thể gây ra một số rủi ro cho người mẹ thì việc này là bất hợp pháp (vì họ triệt sản trực tiếp).
Trong một ghi chú để luận chứng kèm theo câu trả lời của mình, CDF cho biết yếu tố tạo nên sự khác biệt quan trọng của câu hỏi mới này là  các chuyên gia y khoa đã chắc chắn rằng trong trường hợp mang thai, nó sẽ bị hư một cách tự nhiên trước khi bào thai có thể đạt đến khả năng sống được
CDF đã viết : “Đây không phải là một câu hỏi về sự khó khăn, hoặc rủi ro có tầm quan trọng nhiều hoặc ít,  mà là một cặp vợ chồng không thể sinh sản.”
Theo CDF: “Mục đích chính của việc triệt sản là ngăn cản sự hoạt động của các cơ quan sinh sản và điều tệ hại của việc triệt sản bao gồm sự từ chối thai nhi: đó là một hành động chống lại việc truyền sinh. Ngược lại, trong trường hợp được đề cập trong câu hỏi, chúng ta biết rằng các cơ quan sinh sản không có khả năng bảo vệ một bào thai được thụ tinh cho đến khi nó có khả năng sống sót, nghĩa là các cơ quan sinh sản mà không có khả năng thực hiện chức năng sinh sản tự nhiện của nó.  Mục tiêu của quá trình sinh sản là để một đứa bé chào đời, nhưng ở  đây sự sống của một bào thai là điều không thể về mặt sinh học. Vì vậy, chúng ta không đối phó với sự hư thai, hoặc rủi ro hoạt động của các cơ quan sinh sản, nhưng phải đối mặt trước một tình huống mà việc đưa một đứa trẻ còn sống ra đời là không thể đạt được.”

CDF cho rằng: Trong trường hợp như vậy, không nên xét đoán việc cắt bỏ tử cung là chống lại việc sinh sản, bởi vì chúng ta ở trong bối cảnh khách quan trong đó cả việc sinh sản và hậu quả, việc chống sinh sản, đều không thể. Do đó, việc cắt bỏ một cơ quan sinh sản không có khả năng mang thai  thì không nên bị xem  là triệt sản trực tiếp, là điều mà cả mục đích và phương tiện đều bất hợp pháp về bản chất.
CDF lưu ý rằng việc mang thai có thể tiếp tục khả năng sống, hay không, là một vấn đề y khoa. Về mặt đạo đức, chúng ta phải hỏi liệu y học đã đạt được mức độ chắc chắn mà nó có thể đạt được chưa.
CDF cho biết thêm: Câu trả lời của Bộ không nói rằng quyết định phẫu thuật cắt tử cung luôn là quyết định tốt nhất, nhưng chỉ trong các điều kiện đã nêu trên, thì đó là một quyết định hợp luân lý, do đó, không loại trừ các lựa chọn khác (ví dụ: áp dụng thời kỳ không thụ thai tự nhiên, hoặc tiết dục hoàn toàn). Đây là quyết định của vợ chồng, trong cuộc đối thoại với bác sĩ và vị linh hướng của họ, để chọn một hướng đi, khi áp dụng các tiêu chí chung của việc dựa vào y khoa giảm dần vào trường hợp và hoàn cảnh của họ.
Câu  trả lời này của CDF đã được chấp thuận bởi Đức Thánh Cha Phanxicô, người đã ra chỉ thị công bố vấn đề này.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)