Một mục sư Tin lành đã bị giam giữ tại Trung Quốc từ tháng 12/2018

Đền thờ Thánh Mẫu lịch sử ở Florida được nâng lên thành đền thờ quốc gia
CHÚNG TA PHẢI TÌM NHỮNG NGƯỜI CÔNG BỐ LỜI CHÚA TỐT TRONG THÁNH LỄ
Nên có nhiều phụ nữ tham gia vào việc huấn luyện và đào tạo chủng viện

Mục sư Wang Yi trong một giờ lễ vào tháng 10/2018. Ảnh: Giáo hội Early Rain Covenant Church

Wang Yi và hơn 100 thành viên trong Hội thánh của ông đã bị giam giữ tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc từ đầu tháng 12/2018. Một số được thả vào ngày hôm sau, nhưng sau đó đã bị quản thúc tại gia. Ông Wang, vợ của ông ta và gần 10 người khác đang bị giam giữ, bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền.
Wang là Mục sư của Giáo hội Tin Lành Early Rain Covenant Church ở Thành Đô, hiện đã bị đóng cửa. Một số thành viên của cộng đồng Giáo hội đang lẩn trốn, một số đã bị trục xuất khỏi thủ đô Tứ Xuyên và những người khác đang bị theo dõi. Theo tin của Giáo hội Tin lành thì tất cả đã có hơn 300 tín hữu của cộng đồng đã bị bắt giữ.
Tòa nhà được thuê bởi Early Rain Covenant Church đã có người thuê mới, và cảnh sát đã đuổi những người đến tìm kiếm nhà thờ.
Cộng đồng đã đăng trên trang Facebook của mình vào ngày 20/3/2019 rằng một trong những thành viên của họ đã được nhìn thấy lần cuối hai ngày trước tại một nhà ga xe lửa, “được dẫn đi bởi nhiều nhân viên công an mặc thường phục. Đầu anh ta bị cạo trọc và anh ta bị còng tay. Chúng tôi không biết anh ta đã bị đưa đi đâu.” Thông tin nói thêm rằng một số thành viên đã bị “lôi ra khỏi nhà.”
Wang đã là một người phản đối thẳng thắn về nỗ lực ‘Hán hóa’ tôn giáo của chính phủ Trung Quốc.
Tự do tôn giáo được chính thức bảo đảm bởi Hiến pháp Trung Quốc, nhưng các nhóm tôn giáo phải đăng ký với chính phủ và bị Đảng Cộng sản Trung Quốc giám sát. Hán hóa tôn giáo đã được thúc đẩy bởi Chủ tịch Tập Cận Bình, người nắm quyền vào năm 2013 và là người đã tăng cường sự giám sát của chính phủ đối với các hoạt động tôn giáo.
Đầu năm nay, Giáo hội Early Rain Covenant Church đã đăng một bài giảng vào tháng 5/2017 của Wang, được gọi là “Khi nào nên chống lại, Khi nào nên quy phục.”
Ông đã đưa ra ví dụ về việc cảnh sát đến nhà thờ và đưa ra hai lựa chọn: một là Mục sư phải tham gia hướng dẫn tôn giáo tại Cục Tôn giáo mỗi tháng một lần và phải báo cáo danh sách các tham dự viên, kể cả người lớn tuổi và mục sư, hoặc nếu không tài sản của nhà thờ sẽ bị tịch thu và các nhà lãnh đạo sẽ bị bắt giữ.
Mục sư Wang giữ vững trong bài giảng của mình rằng, “trong các vấn đề liên quan đến thân xác, Thiên Chúa muốn chúng ta hoàn toàn phục tùng, từ bỏ những điều này, chúng ta sẽ chịu đựng những mất mát. Nhưng Chúa đã không ban cho họ [tức là các chính phủ] các chìa khóa của vương quốc thiên đàng. Hơn 2000 năm lịch sử Giáo hội và lịch sử Giáo hội Trung Quốc, Giáo hội luôn phải đối mặt với cuộc đấu tranh này và sự lựa chọn này, chúng ta nên làm gì? Giáo hội nên chọn phương án nào?
Mục sư Wang tuyên bố: “Những gì mà Phúc âm mang lại cho chúng ta là sự tự do của linh hồn và sự phục tùng của thân xác, ố, lập luận chống lại những thỏa hiệp dường như nhỏ bé với chính quyền. Làm thế nào để chúng ta chứng minh rằng chúng ta là một nhóm người tin vào Chúa Giêsu, người theo Chúa Giêsu qua thập giá? Làm thế nào để chúng ta chứng minh rằng Kitô hữu là những người có tâm hồn tự do? Rằng chúng ta không còn là một người nô lệ vì sợ chết nữa sao? Đó là nhờ sự phục tùng của thân xác, qua sự đau khổ của thân xác, chúng ta chứng minh sự tự do của linh hồn mình.”
Điều này chống lại bối cảnh Hán hóa của tôn giáo mà Tòa Thánh đã đàm phán với chính quyền Trung Quốc trong những năm gần đây.
Vào tháng 9/2018, Tòa Thánh và Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận nhằm bình thường hóa tình hình của Công giáo Trung Quốc, thống nhất Giáo hội ngầm và Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc (CPCA – the Chinese Patriotic Catholic Association).
Giáo hội ở Trung Quốc đại lục đã bị chia rẽ trong khoảng 60 năm giữa Giáo hội ngầm, nơi bị đàn áp và các bổ nhiệm giám mục thường không được chính quyền Trung Quốc thừa nhận và CPCA, một tổ chức được chính phủ công nhận.
Thỏa thuận này đã bị chỉ trích hoàn toàn bởi các nhóm nhân quyền và một số lãnh đạo Giáo hội, bao gồm Hồng y Joseph Zen Ze-kiun, Giám mục Hồng Kông đã về hưu.
Trong tháng 12/2018, hai Giám mục của Giáo hội Công giáo ngầm đã đồng ý bước sang một bên để nhường lại cho các Giám mục của CPCA, theo sau thỏa thuận trong tháng 9/2018.
Và một tháng trước đó, bốn linh mục từ Giáo hội ngầm ở tỉnh Hà Bắc đã từ chối tham gia CPCA đã bị cảnh sát giam giữ vì truyền giáo.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)