Tổng thống Donald Trump và Đức Hồng Y Pietro Parolin – Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới bảo vệ cuộc sống của con người. Cả hai nhà lãnh đạo đã phát biểu tại phiên họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, diễn ra từ ngày 17 đến 30/9/2019, tại New York.
Hôm thứ Ba, 24/9/2019, Tổng thống Trump tuyên bố rằng, “giống như nhiều quốc gia hiện diện hôm nay nơi đây, chúng tôi ở Mỹ tin rằng mọi đứa trẻ, sinh ra và chưa sinh ra, là một món quà thiêng liêng từ Thiên Chúa.”
Tổng thống bảo vệ quyền của các quốc gia thiết lập các biện pháp bảo vệ cho cuộc sống của con người, ông lưu ý rằng có những nỗ lực quốc tế đã thúc đẩyviệc phá thai – dùng tiền thuế của người dân.
Các bình luận của ông Trump đã theo sau một cuộc họp cấp cao về bảo hiểm y tế toàn cầu tại Liên Hiệp Quốc vào hôm thứ Hai, 23/9/2019, trong đó cả Hồng y Parolin và Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS) Alex Azar đều nhấn mạnh việc bảo vệ cuộc sống của trẻ chưa sinh như một phần của cam kết toàn cầu về chăm sóc sức khỏe.
ĐHY Parolin và ông Azar đã đưa ra nhận xét của mình khi thông qua tuyên bố chính trị về bảo hiểm y tế toàn cầu nhằm tạo ra tiếng vang cho việc đầu tư trong tương lai vào chăm sóc sức khỏe của các nước thành viên Liên Hiệp Quốc và các nhà tài trợ theo các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc (SDG) năm 2030.
ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã cảnh báo chống lại những từ ngữ trong tài liệu có thể được các nước thành viên giải thích để thúc đẩy việc tiếp cận phá thai. Một tuyên bố chung của Hoa Kỳ và 18 quốc gia khác, được đọc bởi Bộ trưởng Azar tại cuộc họp, cũng phản đối những từ ngữ này.
ĐHY gọi những lời tuyên bố này là một “điều rất đáng tiếc” và “đáng lo ngại và chia rẽ sâu sắc,” nhấn mạnh về sự bao gồm các “dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục” và “quyền lợi về sức khỏe sinh sản và tình dục.”
ĐHY Parolin nói rằng Tòa Thánh bác bỏ mọi trường hợp bao gồm phá thai trong sự hiểu biết về quyền lợi chăm sóc sức khỏe.
Ngài nói : “Đặc biệt, Tòa Thánh bác bỏ cách giải thích coi việc phá thai hoặc tiếp cận phá thai, phá thai theo chọn lựa giới tính, phá thai vì được chẩn đoán là sức khỏe của thai nhi không tốt, hoặn triệt sản như các khía cạnh của các điều khoản nói trên, hoặc vì bảo hiểm y tế.”
ĐHY nhắc lại các hạn chế trước đây của Tòa Thánh về những từ ngữ như vậy, như được công bố tại Hội nghị Thế giới về Phụ nữ ở Bắc Kinh năm 1995, và Hội nghị Dân số và Phát triển Cairo năm 1994, rằng nó đã được giải thích theo cách để ủng hộ việc phá thai.
ĐHY nói : “Từ ngữ “’sức khỏe sinh sản’ và các thuật ngữ liên quan,” được Tòa Thánh xem là, như áp dụng cho một khái niệm toàn diện về sức khỏe, bao trùm toàn bộ tính cách, tâm trí và cơ thể của họ”, nhưng phá thai không bao gồm như là một phần của khái niệm này.
Cuộc họp hôm thứ Hai, 23/9/2019, đã đánh dấu bốn năm kể từ khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UN) áp dụng Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goals SDG), một chương trình nghị sự toàn cầu trong 15 năm cho đến năm 2030, bao gồm các mục tiêu như chống nghèo đói và thúc đẩy giáo dục phổ thông.
Các SDG bao gồm các mục tiêu để “bảo đảm truy cập toàn cầu vào các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục”, và “bảo đảm quyền truy cập toàn cầu vào sức khỏe sinh sản và quyền sinh sản và quyền sinh sản” vào năm 2030, theo các tài liệu của Bắc Kinh và Cairo.
Vào thời điểm đó, một số nhà phê bình cảnh báo rằng ngôn ngữ này sẽ cho phép mở rộng phạm vi tiếp cận phá thai quốc tế, sử dụng các khoản tài trợ phát triển làm đòn bẩy để gây áp lực cho các nước đang phát triển nhằm tự do hóa luật phá thai của họ.
Tòa Thánh, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã liên tục cảnh báo chống lại những nỗ lực như vậy để ép buộc các quốc gia phá thai. Trong những tháng trước cuộc họp của Liên Hiệp Quốc năm 2019 về bảo hiểm y tế toàn cầu, chính quyền Trump đã nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ để bảo vệ khả năng của các quốc gia trong việc bảo vệ sự sống khỏi sự can thiệp của quốc tế.
Công việc đó bao gồm một lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo và Azar gửi các nhà lãnh đạo của các quốc gia khác. Theo HHS, cho đến nay, đã có 21 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, ký thư hỗ trợ. Bức thư viết: “Ưu tiên hàng đầu trong việc thúc đẩy sức khỏe toàn cầu, chúng tôi trân trọng yêu cầu chính phủ của bạn bắt tay với Hoa Kỳ để bảo đảm rằng mọi quốc gia có chủ quyền đều có khả năng xác định cách tốt nhất để bảo vệ thai nhi và bảo vệ gia đình là đơn vị nền tảng xã hội quan trọng để trẻ em phát triển mạnh và có cuộc sống khỏe mạnh.”
Bức thư cảnh báo rằng “các tài liệu chính sách y tế toàn cầu đa phương” đang sử dụng ngôn ngữ như “’giáo dục tình dục toàn diện’ và ‘sức khỏe sinh sản và tình dục’ và ‘quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục’ để làm giảm vai trò của cha mẹ trong vấn đề rất nhạy cảm và riêng tư với chiều hướng-gia đình.”
Bức thư viết : “Sau đó họ đã yêu cầu ý nghĩa của việc thúc đầy phá thai, bao gồm cả việc gây áp lực buộc các nước phải từ bỏ các nguyên tắc tôn giáo và các chuẩn mực văn hóa được ghi trong luật bảo vệ cuộc sống thai nhi.”
Azar cũng đã diễn thuyết trong cuộc họp hôm thứ Hai, 23/9/2019, về bảo hiểm y tế toàn cầu, đưa ra tuyên bố chung thay mặt cho 19 quốc gia: Mỹ, Bahrain, Belarus, Brazil, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ai Cập, Guatemala, Haiti, Hungary, Iraq, Libya, Mali, Nigeria , Ba Lan, Nga, Ả Rập Saudi, Sudan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Yemen.
Tuyên bố chung nói rằng, “gia đình là một tổ chức nền tảng xã hội và do đó cần được hỗ trợ và củng cố.”
Tuyên bố này phản đối “các tài liệu tham khảo về các từ ngữ và biểu hiện mơ hồ, chẳng hạn như các quyền và sức khỏe sinh sản và tình dục trong các tài liệu của Liên Hiệp Quốc, bởi vì chúng có thể làm suy yếu vai trò quan trọng của gia đình trong khi thúc đẩy các thực hành, như phá thai, trong các trường hợp không được quốc tế sự đồng thuận và có thể bị giải thích sai lạc bởi các cơ quan của Liên Hiệp Quốc. Không có quyền phá thai quốc tế và những điều khoản này không nên sử dụng để thúc đẩy các chính sách và biện pháp phá thai.”
ĐHY Parolin, trong bài phát biểu hôm thứ Hai, cũng nói rằng quyền phổ quát về chăm sóc sức khỏe là một phần trong Giáo lý của Giáo hội về sự đoàn kết, công bằng xã hội và lợi ích chung.
Hơn nữa, ngài nói, “điều này được hiểu là bao gồm sức khỏe của toàn bộ con người và của tất cả mọi người trong tất cả các giai đoạn phát triển của cuộc đời họ.”
ĐHY nói, quyền này “vì thế gắn bó chặt chẽ với quyền sống và nó không bao giờ có thể bị thao túng như một cái cớ để kết thúc, hay loại bỏ cuộc sống của con người trong bất kỳ lúc nào trong toàn bộ sự tồn tại của mình, từ khi thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên.”
(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)