Tại sao ngày lễ thánh Đa Minh không thực sự là ngày lễ lớn nhất của dòng Đa Minh

Cho dù có những báo cáo khác biệt, ĐTC vẫn nắm vững tình hình Giáo hội tại Trung Quốc
Các nhà đạo diễn nói về cuộc ‘chiến tranh tâm linh’, trong khi làm phim phò sự sống
Đức ông Vụ trưởng Vụ Truyền Thông của Vatican từ chức

Ngày 8/8 hằng năm là lễ  kính thánh Đa Minh, linh mục từ thế kỷ 13 được biết đến là Đấng sáng lập dòng Thuyết giáo, thường  gọi là Dòng Đa Minh, và truyền bá lòng sùng kính Kinh Mân Côi.
Một điều đáng ngạc nhiên  là các tu sĩ Đa Minh thường không tổ chức gì  nhiều trong ngày lễ kính 8/8.
Linh mục Angelo Giuseppe Urru nói với CNA rằng, “ngày 8/8 luôn là ngày lễ kính” nhưng đây không phải là ngày chính.
Thay vào đó, nhà dòng mừng kỷ niệm “long trọng hơn” vào ngày 24/5, đó là ngày long trọng di dời hài cốt thánh Đa Minh.
Ngày lễ đặc biệt này kỷ niệm ngày di dời hài cốt của thánh Đa Minh,  từ vị trí ban đầu nằm ở phía sau bàn thờ của nhà thờ San Nicolo della Vigne tại Bologna, Ý, đến một nơi nổi bật hơn trong nhà thờ vào năm 1233.
Lm. Urru nói :
Đối với nhiều tỉnh dòng Đa Minh,  đây là ngày kỷ niệm lớn.”
Việc di dời hài cốt của thánh Đa Minh được tiến hành theo yêu cầu của Đức Thánh Cha Grêgôriô IX, khoảng một năm trước ngày phong thánh của ngài vào ngày 13/7/1234, chỉ 13 năm sau khi ngài qua đời.
Như  đã ghi lại trong bức thư của thầy Jordan của Saxony, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của dòng Đa Minh, các thầy đã rất lo lắng trước sự di chuyển này, bởi vì hài cốt của thánh Đa Minh đặt trong chiếc quan tài bằng gỗ, không phải chôn cất nhưng chỉ để trong ngôi mộ bằng đá được xây dựng sơ sài, ngập nước và nóng bức, sẽ bốc mùi  hôi thối.
Nhưng, trái với sự lo lắng, bất ngờ đã đến với các thầy, vì  khi mở ngôi mộ ra họ ngửi thấy một mùi thơm nhẹ nhàng thoảng ra từ phía quan tài.
Thầy Jordan viết :  “Mùi thơm nhẹ nhàng từ quan tài đã làm kinh ngạc những người có mặt,  tất cả đều  tràn ngập sự ngạc nhiên về sự xuất hiện kỳ ​​lạ này.  Trái tim  vỡ òa, vừa sợ hãi, vừa hy vọng, mọi người đều rơi nước mắt.”
Theo thầy Jordan, mùi thơm vẫn tiếp tục như vậy, và nếu ai chạm tay hoặc một vật gì đó vào hài cốt mùi thơm sẽ quyện vào và kéo dài một thời gian dài. Ngài viết: “Hài cốt của thánh nhân được chuyển đến một hang đá cẩm thạch và ngài sẽ an nghỉ tại đấy –  hài cốt và mùi nước hoa vẫn tiếp tục tỏa hương.  Mùi thơm kỳ diệu tòa ra từ hài cốt thánh này thực sự là mùi thơm của Chúa Kitô.”
Đến năm 1240, nhà thờ lưu giữ hài cốt của thánh Đa Minh đã được nâng lên thành Vương cung Thánh đường và lấy tên của thánh nhân.
Hiện tại, hàng năm các nam, nữ tu sĩ và giáo dân Đa Minh trên toàn thế giới đều mừng kính thánh Đa Minh vào ngày 24/5.
Thánh lễ kính này được cử hành tại Vương cung Thánh đường Santa Sabina, nhà thờ mẹ của dòng Đa Minh ở Rôma.
T
ruyền thống này được một linh mục của Dòng Anh Em Hèn Mọn, thường được gọi là dòng Phanxicô, cử hành thánh lễ và giảng. Sau thánh lễ, đoàn rước của tu sĩ dừng lại ở nhà nguyện thứ nhất bên cạn, nơi Bí tích Thánh Thể được đặt, và cùng hát O Lumen, bài tụng ca mà tu sĩ Đa Minh dành cho thánh Đa Minh.
Bên cạnh ngôi mộ với hài cốt của vị thánh, nằm trong vương cung thánh đường ở Bologna, có rất ít thánh tích của thánh Đa Minh còn lại.
Một thánh tích, đó là một mảnh xương sọ của ngài, có thể được tìm thấy ở Rôma. Đó là tại nhà thờ Santa Maria del Rosario, một phần của tu viện Đa Minh nằm trên Monte Mario, ngọn đồi cao nhất của Rôma.
Linh mục Urru nói rằng ngài không biết tại sao lại có quyết định để giữ hài cốt tại tu viện, nhưng điều đó bắt nguồn khi một số sinh viên ở Bologna đã lấy trộm hài cốt để đặt trong nhà nguyện của họ.
Lm. Urru cho biết:
“Ngoài ra còn có cuốn sách kinh của thánh Đa Mimh, một sách kinh nhỏ.”
Năm 2016, dòng Đa Minh kỷ niệm 800 năm thành lập với Năm Thánh, đỉnh cao là một Đại hội Quốc tế về Sứ mệnh của Dòng, diễn ra từ ngày 17-21/1 tại Rôma.
Limh mục Urru bày tỏ lòng biết ơn về phúc lành Ơn gọi, đã cho nhà dòng cơ hội thăng tiến.
Ngài chia sẻ : “Tạ ơn Chúa, m
ặc dù có một số tỉnh dòng rất nhỏ, nhưng nhiều tỉnh dòng khác đang phát triển và rất mạnh,  chẳng hạn như ở Việt Nam và Châu Phi. Tại Hoa Kỳ, Ơn gọi mới cũng đang phát triển.”
Trên khắp thế giới, “hiện đang có nhiều dòng tu mới” và họ vẫn đang làm việc rất hăng say, giống như hội dòng đã có từ 800 năm qua.
Cuối cùng, linh mục Urru cho biết: “Cho dù vậy, tương lai của nhà dòng vẫn “trong vòng tay của Thiên Chúa.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus trên CNA)