Cho dù có những báo cáo khác biệt, ĐTC vẫn nắm vững tình hình Giáo hội tại Trung Quốc

Đừng lo sợ trong việc xưng tội…
“Chúng con xứng đáng để được trả lời ngay bây giờ”…
Tòa Thánh và chính quyền Trump phản đối việc phá thai tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Đức Hồng y Joseph Zen, Hồng Kông.

Hôm Thứ ba, 30/1/2018,  ông Greg Burke, phát ngôn viên của Đức Thánh Cha, đã gửi một tuyên bố khẳng định rằng ĐTC Phanxicô được thông tin đầy đủ về tình hình của Giáo hội Công giáo tại Trung Quốc và cho rằng “một điều đáng tiếc” là một số thành viên của Giáo hội đã nói trái chiều, vì thế đã thêu dệt thêm cho “sự nhầm lẫn và tranh cãi”.
Bản tuyên bố ngày 30/1/2018, nói rằng: “ĐTC liên lạc thường xuyên với các cộng tác viên của mình, đặc biệt là ban Bí thư Tòa Thánh, về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc, và được họ thông báo một cách trung thực và chi tiết về tình hình của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc”.
Bản tuyên bố viết tiếp là ngài cũng theo dõi chặt chẽ “các bước trong cuộc đối thoại giữa Toà Thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa…Đáng ngạc nhiên và đáng tiếc rằng sự mâu thuẫn này lại được xác nhận bởi người giáo hữu, do đó càng tăng sự nhầm lẫn và tranh cãi “.
Lời tuyên bố của ông Burke mâu thuẫn với một lá thư của Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng kông, người đã viết ngày 29/1/2018 rằng: Trong một cuộc họp gần đây, ĐTC Phanxicô đã rất ngạc nhiên khi được biết về việc giải quyết mâu thuẫn giữa Giáo hội và chính phủ Trung Quốc, thông báo vào tháng 10/2017.
Đức Hồng y Hồng kông là một trong số những người chỉ trích nỗ lực bình thường hóa quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và chính quyền Trung Quốc.  Giáo hội ở Trung Quốc phức tạp bởi mối quan hệ giữa Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Quốc do chính phủ hỗ trợ và Giáo hội thầm lặng (underground Church), bao gồm các linh mục và giám mục không được chính quyền công nhận.
Bất cứ giám mục nào được công nhận bởi Bắc Kinh thì phải là một thành viên của Hiệp hội Yêu nước, và nhiều giám mục do Vatican bổ nhiệm đã không được thừa nhận hay chấp thuận bởi chính quyền Trung Quốc. Nhiều người đã phải đối mặt với chính sách ngược đãi của chính quyền.  Đồng thời, không phải tất cả các giám mục do chính phủ Trung Quốc chỉ định đều đã được Tòa thánh chấp thuận, và do đó, việc phong chức của một số giám mục là bất hợp pháp theo giáo luật.
Nguồn tin Asia News đã thông báo rằng một phái đoàn Tòa Thánh vào tháng 10/2017 đã yêu cầu vị giám mục 88 tuổi Peter Zhuang Jianjian của Shantou ở miền Nam tỉnh Quảng Đông nghỉ hưu để một thành viên của Hiệp hội Yêu nước là một giám mục được phong chức bất hợp pháp và đã bị rút phép thông công có thể thay thế vị trí của ngài và được công nhận bởi Tòa thánh.  Và Đức Giám mục hợp pháp đã từ chối lời yêu cầu nghỉ hưu, và cũng đã từ chối yêu cầu thứ hai vào tháng 12/2017.  Ông đã viếng thăm nhân viên đại sứ quán Vatican tại Bắc Kinh hồi tháng 12 để lên tiếng về việc này.
Tại một địa điểm khác trong giáo phận Mindong thuộc tỉnh Fujian miền đông Trung Quốc, phái đoàn đã yêu cầu Đức Giám mục Joseph Guo Xijin chấp nhận một chức vụ làm giám mục phụ tá dưới quyền một giám mục do chính quyền bảo trợ, người đã được tấn phong bất hợp pháp.
Các cuộc thương thuyết của Tòa Thánh với chính phủ Trung Quốc cuối cùng có thể dẫn tới việc Vatican công nhận bảy giám mục bất hợp pháp liên kết với Bắc Kinh.  Tòa Thánh cũng có thể theo đuổi sự công nhận chính thức của chính quyền Trung Quốc đối với 20 ứng viên giám mục được Tòa Thánh bổ nhiệm, một số người đã được phong chức bí mật, đồng thời công nhận 40 giám mục của  Giáo hội thầm lặng.
Đức Hồng y Zen nói gần đây ngài đã nói về những hoạt động của Vatican ở Trung Quốc, vì việc bình thường hóa quan hệ thời điểm này cùng với “sự nhầm lẫn trong giới truyền thông”.  Đối với Đức Hồng y, vấn đề không phải là sự từ chức của các giám mục hợp pháp mà là “yêu cầu để tạo ra một vị trí cho những người bất hợp pháp và thậm chí cả những người đã bị rút phép thông công.”
Đức Hồng y nói nhiều giám mục của Giáo hội thầm lặng đã yêu cầu có vị kế nhiệm nhưng chưa nhận được câu trả lời.   Ngài nói thêm rằng một số vị kế nhiệm đã được chỉ định, và đang trong tiến trình chờ ĐTC ký, nhưng chưa được lệnh tiến hành việc tấn phong “vì sợ làm mất lòng chính quyền”.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus trên CNA)