Tiệc Yêu Thương Cùng Vui Sướng

Tiệc Yêu Thương Cùng Vui Sướng

Canh Thức Vượt Qua: Vượt Cạn – Vượt Biên – Vượt Ngục
Tình Không Biên Giới
Yêu Nhau Như Chúa Đã Yêu

Người ta bảo: phú quý sinh lễ nghĩa. Thế nên, kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều tiệc tùng. Tiệc tùng có thể khác nhau về món ăn, về người dự, về ý nghĩa, nhưng tiệc nào cũng đó điểm chung đó là niềm vui. Đã là tiệc thì phải vui mừng tưng bừng.

Và để có niềm vui thì điều cốt lõi trong bữa tiệc là tình thân chia sẻ, mọi người coi nhau như anh em một nhà, ai cũng yêu thương nhau.

Chính cái tình nghĩa anh em ấy nó sẽ khiến người ta không còn để ý đến chỗ ngồi cao thấp, không còn để tâm phân biệt kẻ sang người hèn, mà chỉ còn chú tâm hưởng niềm vui gặp gỡ và chia sẻ, cùng nhau nhâm nhi ly hạnh phúc. Hơn nữa, vì tình nghĩa mà người ta sẵn sàng cúi xuống phục vụ đem lại hạnh phúc cho người khác như chính Chúa Giêsu đã trút bỏ vinh quang, cúi xuống chọn chỗ thấp nhất trong bàn tiệc cuộc đời này.

Chính vì tình nghĩa nên bữa tiệc không phải là chuyện vay trả hay lợi dụng nhau, nên Chúa Giêsu đã căn dặn: “Khi mở tiệc, …hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ.” Chúa bảo mời những người không có gì đáp lễ là Chúa muốn chúng ta vượt qua cái lối sống đổi chác, có đi có lại, để bước sang lối sống yêu thương, tình nghĩa không mong đáp đền, mà thơ ca gọi là tình cho không biếu không.

Làm như thế, Chúa cho chúng ta thoáng thấy một bàn tiệc khác: bàn tiệc Nước Trời. Bàn tiệc mà ở đó ai cũng được hưởng tình yêu của Thiên Chúa, kể cả những người bị coi là thấp kém nhất. Bàn tiệc ấy cũng bộc lộ khuôn mặt của Thiên Chúa là tình yêu cho không biếu không, một tình yêu cho đi mà không mong đền đáp.

Lạy Chúa, xin cho mỗi chúng con biết lấy tình nghĩa anh em mà đối đãi với nhau để cuộc đời này thành bữa tiệc chan chứa niềm vui. Amen.