Làm thế nào để nói chuyện với một người vô thần về Kitô Giáo?

Đó là một phép lạ: việc chữa lành bệnh tại Lộ Đức đã chính thức được tuyên bố đó là sự siêu nhiên
Lời của Chúa phải là điểm mấu chốt trong sứ điệp của Giáo hội đối với những người trẻ
Hàng trăm nhà tuyển dụng Công giáo đã thắng kiện luât bắt buộc phải cung cấp thuốc ngừa thai

Đã có một thời gian, cách đây không lâu, chủ nghĩa vô thần là nhóm tuy tin rằng không có Thượng Đế nhưng đã không  lên tiếng về cái tên của nó. Ngay cả những người vô thần có thái độ hoài nghi nhất cũng phải giả vờ làm kẻ đạo đức giả.

Nhưng tất cả không phải là như vậy nữa. Chủ nghĩa vô thần đang có một ảnh hưởng và phát triển mạnh mẽ trong nền văn hóa của chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy nó ở khắp mọi nơi từ những tiệm sách.  Những người vô thần bây giờ thoải mái khi tuyên truyền họ là những người vô thần, thoải mái quảng bá chủ nghĩa vô thần, và công khai chỉ trích tôn giáo.

Hiện tại,  chúng ta đang đối đầu với họ thường xuyên hơn, các Kitô hữu đôi khi thấy mình không sẵn sàng để đối phó với giới  vô thần này. Đặc biệt là đối với những người đạo gốc, các lập luận vô thần trở thành quá xa lạ đến mức họ không biết phải phản ứng thế nào, và thường trở nên tức giận hoặc sợ sệt. Cả hai khuynh hướng này cùng không tốt cho chúng ta, nó làm tổn thương đến những chứng tá của Kitô giáo và làm cho người vô thần càng quả quyết hơn về tâm lý và càng bám chặt vào chủ thuyết vô thần của họ.

Nếu chúng ta phải đối đầu với nhiều người vô thần (chúng ta đang ở nơi làm việc, ở một tiệm giặt quần áo hoặc xung quanh bàn ăn tối của mình), chúng ta nên chuẩn bị để giải thích đức tin của mình bằng cách gây ảnh hưởng mạnh mẽ với người ngoại giáo.  Để bắt đầu, sau đây là  những điều nên làm và không nên làm để nhớ rằng khi bạn thấy mình thảo luận về tôn giáo với một người vô thần:

1. Đừng ngại thừa nhận rằng bạn có đức tin. Các Kitô hữu thường nói rằng họ đã ở trong tình huống mà chủ đề là lý do tại sao họ tin được nêu ra và tất cả những gì họ có thể nói là họ có đức tin mặc dù họ chưa bao giờ thực hiện bất kỳ một cuộc nghiên cứu chính đáng nào. Họ thường cảm thấy xấu hổ vì biện hộ này. Nếu bạn bị cuốn vào cuộc trò chuyện về lý do tại sao bạn tin và đó là tất cả những gì bạn có, đừng ngại khi dùng nó. Nói thật rõ ràng những gì bạn có thể nói. Ví dụ, bạn có thể giải thích rằng đức tin của bạn không chỉ là một câu chuyện mà bạn nói về mình để bạn cảm thấy tốt về mình hay nói về điều gì đó làm bạn tin rằng bạn có mối quan hệ thực sự với một cái gì đó bên ngoài thế giới vật chất này.

2. Đừng cho rằng những người bạn vô thần của bạn đang tức giận với Thượng Đế, hoặc cảm thấy thiếu một cái gì đó trong cuộc sống của họ. Hãy giả định rằng người này là một người vô thần bởi vì họ chỉ đơn giản là không thấy một bằng chứng nào Thiên Chúa đang hiện hữu .

3. Đừng trích dẫn Kinh thánh, nhưng hãy biết về Kinh Thánh. Kinh Thánh là một căn nguyên của sự thông thái tuyệt vời, nhưng nếu bạn trích dẫn nó như là một chuyên gia cho một người vô thần, nó sẽ giống như bác sĩ của bạn giải thích sự chẩn đoán của mình bằng cách đọc một đoạn văn từ một cuốn sách Harry Potter. Đừng đem ra những câu Kinh thánh và mong thuyết phục được ai. Có những lý do tại sao Kinh Thánh nói những điều của Kinh Thánh. Cần biết những lý do đằng sau họ và chuẩn bị để giải thích cho họ.

4. Đừng cảm thấy như bạn phải có tất cả các câu trả lời ngay lúc đó. Tốt hơn là hãy nói rằng “Câu hỏi của bạn thật hay! Tôi không có câu trả lời, nhưng tôi rất muốn nghiên cứu nó và sẽ quay lại với bạn” hơn là lội vào chỗ mà bạn không rành

5. Giải thích một cách tổng thể. Làm quen với lịch sử của Kitô giáo và đưa ra lời giải thích tổng quát về những gì làm cho những công bố của tôn giáo này thật thu hút rằng cuộc sống và sự chết của Chúa Giêsu đã ứng nghiệm lời các sách Cựu ước mà tất cả các sử gia đều đồng ý là đã xảy ra trước thời của Ngài; hầu như tất cả các tông đồ đã chiụ chết vì đức tin của họ; Kitô giáo đã được lan tỏa như lửa thiêng mặc dù qua bao nhiêu bách hại tàn ác. Nghiên cứu các tài liệu của những Kitô hữu thời tiền sử, những người đã bảo vệ Kitô giáo trong một thế giới ngoại giáo phần lớn là những thù địch với đức tin của họ.

6. Hãy dẫn chứng hợp lý. Mặc dù khoa học có quá nhiều giả thuyết nhưng đã không phủ nhận tính hợp lý của tư tưởng khoa học hợp lý. Đúng là khoa học không có tất cả các câu trả lời, nhưng nó cũng có một số những câu trả lời và nếu bạn cố tình phủ nhận điều đó, bạn có nguy cơ đẩy mình vào thành phần lập dị. Như Đức Giáo Hoàng Benedict XVI luôn nhắc nhở chúng ta, Thiên Chúa mà chúng ta tin là Thiên Chúa của lý tính. Chúng ta có một lịch sử lâu dài về lập luận lý trí cho Kitô giáo, và nếu bạn có thể dùng chúng, bạn sẽ nói để những người bạn vô thần của bạn có thể hiểu được. Bạn nên tìm hiểu về một số các nhà hùng biện triết học Kitô giáo lỗi lạc. Nếu bạn chưa đọc cuốn sách Mere Christianity của C. S. Lewis, vậy bạn còn chờ gì nữa?

7. Nên nhận ra rằng mục tiêu duy nhất của bạn là gieo một hạt giống. Trong những cuộc thảo luận này đôi khi chúng ta có thể tập trung vào những chi tiết nhỏ mà chúng ta quên mất bức tranh toàn cảnh. Rất khó cho bạn có thể hoàn toàn thuyết phục được sự thật về Kitô giáo trong một cuộc trò chuyện. Chỉ nên bảo vệ Kitô giáo một cách tốt nhất mà bạn có thể, và nhớ rằng sự cải đạo đó là công việc của Thiên Chúa, chứ không phải của bạn.

8. Nếu bạn đặt mình vào vị trí của những người bạn vô thần của bạn. Điều gì sẽ xảy ra, ví dụ, nếu nói Kitô giáo đã sai và thần thoại Hy Lạp thực sự là sự thật? Vậy người ta sẽ phải làm gì để thuyết phục bạn về điều này?

9. Không nên sử dụng những câu nói bắt chước của Kitô giáo. Như người Kitô hữu “dâng lòng mình lên Chúa Giêsu” và “Chúa Thánh Thần ngự đến với chúng ta” và chúng ta “đồng hành hàng ngày với Chúa Kitô” để chúng ta “ở trong thế gian nhưng không phải là của thế gian.” Tất cả những câu này có ý nghĩa sâu sắc và dễ hiểu đối với hầu hết những người Kitô hữu, nhưng chúng không có ý nghĩa gì đối với những người không tin. Thật khó để tránh dùng những từ ngữ này bởi vì chúng ta đã quen sử dụng chúng như là những câu viết tắt cho một số khái niệm rất phức tạp. Nhưng bạn có thể giải thích những khái niệm đó bằng các từ ngữ đơn giản dễ hiểu hơn.

10. Cầu nguyện. Đừng bị sai lầm là chỉ dựa vào trí thông minh của mình trong khi bạn có Chúa Thánh Thần luôn ở bên cạnh và sẵn sàng giúp đỡ bạn. Cầu xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn cho mình và cho một trái tim sẽ biết mở lòng đón nhận của người bạn vô thần của bạn. Bạn có thể ngạc nhiên về hiệu quả của sự cầu nguyện này vì nó cũng là điều tốt cho bạn nữa đó.

Chúng tôi không khuyến khích bất cứ ai đi ra ngoài để tranh cãi về tôn giáo – không ai có thể chỉ dùng những lời hô hào để lôi kéo người khác vào trong gia đình Kitô Giáo. Nhưng với một chút chuẩn bị tinh thần, khi thời gian đến, bạn sẽ sẵn sàng trình bày về đức tin bằng những lời lẽ quen thuộc với bạn bè và những thành viên trong gia đình của những người bạn vô thần của bạn.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Jason Anderson và Jennifer Fulwiler trên CNA)

——————————–

* Jason Anderson là một nhà thiết lập trang mạng từ Birmingham, Alabama, người đã đăng những ý tưởng về tôn giáo và văn hoá tại The Cynic Christian. Jennifer Fulwiler là một nhà văn từ Austin, Texas, người đã theo chủ thuyết vô thần lâu năm nhưng đã theo đạo Công giáo từ năm 2007. Bà đã ghi chép lại những thay đổi đang diễn ra của mình tại ConversionDiary.com.