Những nguy cơ của việc tâm linh hóa các vấn đề tâm lý của bạn

Có kỳ lạ không khi người Công giáo tôn kính các Thánh tích?
ĐTC Phanxicô trình bày về vấn đề đồng tính luyến ái
Đức cố Thánh Cha Phaolô VI có thể trở thành một vị thánh trong năm nay

Cô Maria đã phải vật lộn với chứng trầm cảm và suy tư lo lắng của cô trong một khoảng thời gian, mặc dù vào thời điểm đó, cô ấy không nhận ra như vậy. Có lẽ vì khi ấy cô ấy mới có 14 tuổi.
Khi cô chia sẻ nỗi khó khăn của mình với một người Công giáo, người phụ nữ nói với Maria rằng “ma quỷ đang làm việc theo cách của nó” trong cô, và người phụ nữ đã dùng điều đó để ép cô đi tham dự một khóa tĩnh tâm dài một tuần ngoài tiểu bang.
“Chắc chắn, các khóa tĩnh tâm thật là tuyệt vời”  – Maria nói với CNA –  “Nhưng tôi tin chắc là tôi chỉ cần một bác sĩ trị liệu vào thời điểm đó cho tôi. Và tôi đã đưa ra những lý do chính đáng tại sao tôi không muốn mua vé máy bay để đi tham dự khóa tĩnh tâm.”
Khi người Công giáo trải qua các vấn đề về tâm linh, các giải pháp có vẻ rõ ràng là nói chuyện với một linh mục, đi xưng tội, cầu nguyện, tìm kiếm sự chỉ dẫn từ một vị giám đốc về tâm linh. Tuy nhiên, ranh giới giữa tâm linh và tâm lý không được rõ ràng, vì vậy một số người Công giáo và những nhà tâm lý học ngạc nhiên là liệu người ta thường nói quá nhiều về việc “cầu nguyện cho khỏi” (pray away) những khó khăn của họ nhưng cũng có thể cần được điều trị về tâm lý.

Khi thể và linh hồn được xem là không liên quan với nhau
Tiến sĩ Gregory Bottaro là một nhà tâm lý học Công giáo của Viện CatholicPsych Institute. Ông nói rằng ông đã nhận ra việc tâm linh hóa quá đáng các vấn đề tâm lý là một vấn đề dai dẳng, nhất là trong số những người Công giáo sùng đạo.
Bottaro nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn qua email: “Trong thời đại ngày nay, sự tâm linh hóa thái quá thường là hậu quả trực tiếp của thuyết Dualism Cartesian (nhị nguyên).
Ông nói: “Triết gia Decartes đã nói: “Tôi nghĩ vì vậy tôi là,” ông đã tách biệt suy luận của mình ra khỏi thể lý của mình, và gieo một tư tưởng mà cuối cùng đã tiêm nhiễm vào sự suy nghĩ của chúng ta rằng thể lý và tâm linh là những thứ riêng biệt. Khi nghĩ rằng thể lý không là gì khi xét về kinh nghiệm của con người cũng bị méo mó như khi nghĩ rằng tâm linh cũng không là gì”
Theo quan niệm sai lầm thường xảy ra hiện nay về việc tách linh hồn ra khỏi thể xác của chúng ta, nhiều người trong và ngoài Công giáo thường cảm thấy hổ thẹn trong việc tìm đến sự giúp đỡ về tâm lý nhưng thực ra họ lại cần sự giúp đỡ về thể lý.
“Chúng ta đừng nên nghĩ là sự cần giúp đỡ cho sức khoẻ tinh thần không cần hơn cho sức khoẻ thể lý. Đó cũng là lý do chúng ta có những nhà chuyên môn, và cũng như chúng ta không thể chữa trị được tất cả mọi vết thương thể lý của mình, thì chúng ta cũng không thể nào chữa trị được tất cả những “vết thương” tâm lý của chúng ta.
Tiến sĩ Bottaro nói rằng thật may thay khi nhận ra được là mình cần giúp đỡ.
May mắn, nhưng không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Chỉ cầu nguyện
Michele là một người Công giáo trẻ hơn 20 tuổi – một người giao thiệp rông rãi và tham gia vào các nhóm phụng vụ khác nhau trong nhà thờ. Nhưng một khi chuyển đến một thành phố mới cô cảm thấy cô đơn và bị cô lập.
Cô nói với CNA : “Tôi cảm thấy như là mình bị thất bại về mặt tinh thần vì chẳng phải mối tương quan của tôi với Chúa đã đủ rồi sao? Nhưng sau những buổi đi làm về tôi thường nằm trên giường và khóc. Thật là rất khó cho tôi để thúc đẩy bản thân mình làm bất cứ điều gì”
Khi một người bạn, cũng ở trong nhóm phụng vụ, liên lạc thăm hỏi, Michele thấy đó là một cơ hội để chia sẻ một số cảm xúc mà cô băn khoăn. Cô nói: Tôi không nhớ chính xác tôi đã nói những gì, nhưng cô ấy nói với tôi những gì tôi đang cảm nghĩ là tội lỗi. Vì vậy tôi đã tự cô lập (shut down) mình lại và nghĩ rằng tôi đã phóng đại và đưa ra một số câu chuyện mà thực ra mọi thứ đều bình thường”.
Michele đã chờ thêm vài tháng nữa trước khi tìm đến sự giúp đỡ từ hội thiện nguyện Công giáo, nơi cô đã gặp một bác sỹ trị liệu. Cô phát giác ra rằng cô đã mắc chứng rối loạn quyến luyến (attachment disorder), mà nếu kéo dài không trị liệu, có thể thành bệnh trầm cảm nặng hơn.
Derek cũng là một người Công giáo trẻ ngoài 20 tuổi, người cũng được kêu phải cầu nguyện để giải quyết những khó khăn của mình. Anh ta bị trầm cảm giai đoạn, có khi không ăn uống và ngủ liên tiếp 15 tiếng một ngày. Bạn bè khuyên anh ấy là nên cầu nguyện. Chỉ đến khi anh ta có ý định tự sát, anh mới thực sự tìm đến bác sỹ trị liệu tâm lý.
Sarah, cũng là một người Công giáo trẻ và một cựu thành viên truyền giáo của FOCUS, cũng có một kinh nghiệm tương tự. Trong nhiều tháng, cô thú nhận với linh mục giám đốc tâm linh của cô về những ý định tự tử của cô, người đã đưa ra lời khuyên cho cô dựa trên sự nhận thức tâm linh của thánh Ignatius of Loyola. Nhưng cuối cùng những suy nghĩ trở nên thường xuyên quá căng thẳng đến mức Sarah gọi cho tất cả các phóng viên mà cô biết;sau đó cô đã được nhập viện và luôn được theo dõi vì ý định tự tử của cô.
Sarah nói với CNA: “Tôi nghĩ một phần là – nếu ai đó được huấn luyện về ngành nghề gì đó, thì đó cũng là ngành họ muốn thực hành.Nếu bạn được huấn luyện về tâm linh, bạn muốn dùng tâm linh để chữa nó. Và chắc chắn bạn sẽ dùng tâm linh. Tuy nhiên, bạn không thể chỉ cầu nguyện. Đây là những vấn đề thực tế và căn bệnh thuộc về y khoa thực sự. Có những sự kiện trong cuộc sống của con người đã xảy ra, và họ cần phải chữa trị cả tâm linh và tâm lý, và một linh mục hay một mục sư cho giới trẻ không thể làm được cả hai. Họ cần giới thiệu bạn đến với người có khả năng có thể giúp đỡ được cho bạn.”
Tìm đến sự giúp đỡ tâm lý là một điều hổ thẹn đã được phóng đại trong nhà thờ vì ý tưởng tin vào sự cầu nguyện để được khỏi, Sarah nói thêm. Một khi mà cầu nguyện không có hiệu quả, người ta cảm thấy như là bị thất bại về tâm linh, và nhiều người trong nhà thờ sẽ lẩn tránh những người bị bệnh tâm thần.
Người ta nói: “Tôi không thể là một phụ nữ trẻ đầy đủ khả năng làm việc mà phải cần được giúp đỡ. “Chỉ có một trong hai – một là tôi bình thường hai là không bình thường thôi.”

Một quan điểm của nhà tâm lý học Công giáo
Tiến sĩ Jim Langley, một nhà tâm lý học Công giáo có giấy phép hành nghề là tư vấn của St. Raphael ở Denver, cho biết ông nhìn thấy những điểm đối ngược của bệnh nhân với số lượng bằng nhau – một nửa thái quá về tâm linh hóa các vấn đề của họ và nửa khác lại quá thấp tâm linh hóa.
Ông nói: “Một phần của vấn đề là trong văn hoá của chúng ta, chúng ta có một văn hóa xu hướng về y học, xu hướng về y khoa và làm chúng ta đã được bao che bởi tâm linh, điều này gây ra rất nhiều vấn đề.”
Langley nói thêm, là con người, tâm trí và linh hồn của chúng ta là những gì chúng ta khác biệt với những tạo vật khác, tạo ra những khía cạnh mà chúng ta dễ bị điều xấu tấn công.
“Tôi biết một linh mục sẽ giải thích nó như sau: Sự dữ giống như một mầm mống, và nó giống như những vi khuẩn trong cơ thể chúng ta. Và vi khuẩn muốn xâm nhập vào đâu? Nó được truyền qua từ các vết thương của chúng ta. Vì vậy, nếu chúng ta có một vết cắt trên tay, đó là nơi mà vi khuẩn muốn xâm nhập vào chúng ta. Về mặt tâm linh, cũng giống như vậy. Nơi mà chúng ta có những vết thương tâm lý nhạy cảm nhất, và đó cũng là nơi mà những điều xấu muốn xâm nhập vào chúng ta. “
Langley cho biết thêm, những người có khuynh hướng phớt lờ khía cạnh tâm linh trong các vấn đề tâm lý của mình đã tự cắt đứt những việc chữa bệnh.
“Lý do chính là bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng chữa lành, và gần như bất kỳ vấn đề tâm lý nào mà bạn đang giải quyết sẽ có một phần liên quan với tâm linh, bởi nó liên đới đến phẩm giá của chúng ta là một con người. ”
Mặc dù có thể là rất khó để làm cho mọi người nhận thấy góc cạnh tâm linh qua những trắc trở của họ, nhưng cũng có thể khó mà giúp người khác nhận ra rằng các vấn đề tâm linh của họ cũng có thể có một phần tâm lý ở trong đó.
Một số người Công giáo mộ đạo lại thấy thích hợp hơn để nói rằng họ đang bị đau khổ vì khủng hoảng tâm linh (dark night of the soul), thay vì thừa nhận rằng họ bị trầm cảm và có thể cần thuốc và tư vấn.
Ông nói: “Trong một khía cạnh nào đó trong cộng đồng Công giáo của chúng ta, người ta dễ dàng chấp nhận hơn khi nói họ có vấn đề tâm linh hơn là vấn đề tâm lý. “Vấn đề là khi thiên về tâm linh quá mức thì bạn tự loại bỏ mình khỏi rất nhiều cơ hội mà tâm lý học và thậm chí đức tin của bạn có thể giúp bạn lành mạnh hơn.”
Langley nói: Nhiều nhà tâm lý học trị liệu bằng cách giúp bệnh nhân của họ như dạy cho họ một “công thức” cho hạnh phúc,  thay đổi cách suy luận của họ, cung cấp các phương tiện thực tiễn để sử dụng khi có những băn khoăn lo âu hoặc trầm cảm.
Nhưng khi một người không chấp nhận bệnh lý của họ cũng có một phần tâm lý trong đó thì họ có thể từ chối hoàn toàn các phương pháp trị liệu này, kể cả các phương pháp tâm linh.
Langley cho biết, những người Công giáo quan tâm đến việc tìm đến sự giúp đỡ tâm lý cũng nên tìm một nhà tâm lý học hoặc bác sĩ tâm thần người Công giáo để có thể nói về cả hai khía cạnh tâm linh và tâm lý cho việc trị liệu.
“Những người không chữa bệnh theo quan điểm của người Công Giáo hay khía cạnh tâm linh có thể chữa trị tốt, nhưng làm như thế chẳng khác nào như họ đang làm việc và bị bó tay sau lưng, bởi vì họ đang bỏ lỡ một loạt những điều họ có thể làm để giúp một người bệnh.”
Langley lưu ý: Các chuyên viên không trị liệu theo quan điểm của Công giáo hay tâm linh cũng có thể gây ra một số tác động không tốt trong khi trị liệu của họ. Ví dụ: những người nghiện khiêu dâm có thể được một chuyên viên trị liệu không phải Công giáo cho rằng khiêu dâm là một sự giải thoát lành mạnh, hoặc các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong hôn nhân của họ đôi khi lại được khuyến khích là nên ly dị.
Langley nói thêm, để quyết đoán và xếp loại các vấn đề chỉ là tâm linh hoặc tâm lý thì là một phân rẽ sai lầm bởi vì thông thường nó là cả hai, và nó đòi hỏi sự điều trị cả tâm lý lẫn tâm linh.
“Có rất nhiều những trị liệu tốt để giúp một người tìm lại với nhận thức của họ rằng họ đã được Thiên Chúa tạo nên với phẩm giá con người… và khi họ nhận thức được điều đó, thì họ thực sự mở lòng ra với tình yêu của Thiên Chúa và vì cởi mở hơn sẽ giúp họ thay đổi cuộc sống tốt hơn.

Những gì cần phải thay đổi?
Ý kiến về kinh nghiệm của những người bệnh tâm thần công giáo khác nhau. Một số người cho rằng kinh nghiệm của họ khi được chẩn đoán bệnh tâm thần trong Giáo hội rất là cô lập, trong khi những người khác nói đó là một nơi chữa bệnh và giúp đỡ rất tốt.
Tiến sĩ Langley cho biết, đa phần, ông có một mối tương quan rất tốt với các giáo sĩ trong khu vực của mình.
“Hầu hết các giới thiệu của chúng tôi đến từ các linh mục”  – ông nói – “hầu như tôi chưa bao giờ thấy một linh mục nào quả quyết rằng đó là tâm linh. Tôi nghĩ các linh mục thực sự làm một công việc tốt khi nói rằng đó tâm lý hơn là tâm linh. ”
Những bệnh nhân mà Langley thích là những người tìm cách trị liệu tâm linh và tâm lý cùng lúc với nhau. Bởi vì khi trị liệu, bệnh nhân sẽ nhìn ra sự cân bằng giữa hai cách trị liệu tâm lý và tâm linh.
Những người khác cho biết họ cảm thấy mối tương quan gữa các nhà tâm lý học với giáo sĩ Công giáo hoặc các nhà lãnh đạo khác có thể được tốt hơn nữa.
Một nhà trị liệu về hôn nhân gia đình và luật sư gia đình tại California đã yêu cầu được ẩn danh vì không được phép nói chuyện với giới truyền thông, cho biết các linh mục và chuyên gia về sức khoẻ tâm thần nên làm việc với nhau để giúp đỡ những người đang phải đối đầu với bệnh tâm thần, để người bệnh được cảm thấy họ đang được tiếp đón ân cần, và giúp cho họ biết có những cơ quan nào đang sẵn sàng giúp đỡ họ.
Ông nói: “Cộng đồng tôn giáo chưa làm tốt công việc để vươn tới những người trong cộng đồng người mắc bệnh tâm thần, và cộng đồng sức khoẻ tâm lý chưa làm tốt công việc giới thiệu và sẵn sàng giúp đỡ cộng đồng tôn giáo. Một số người Công giáo bị bệnh tâm thần cũng nói rằng họ muốn đó là điều được thảo luận cởi mở hơn trong Giáo hội.”
Erin, người đã bị chứng trầm cảm nói: “Tôi đã khao khát có sự ủng hộ mạnh hơn trong Giáo hội. Đó là những vật lộn lớn nhất của tôi với tư cách là một người Công giáo bị bệnh tâm thần: không nhất thiết là tập trung quá nhiều vào các khía cạnh tâm linh, nhưng người ta không biết giải quyết bằng cách nào khác”.
Cô đã có một số góp ý cho người Công giáo khi biết bạn bè của họ mắc bệnh tâm thần.
Cô nói: “Như Chúa sẽ làm, và như những người bạn ở nơi làm việc đã không làm, xin làm ơn chỉ cần đi bộ với tôi một chút. Và nếu tôi nói đến tâm linh, hãy tự do chia sẻ điều ấy với tôi. Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang từ chối bạn, xin hãy hỏi tôi. Nếu tôi tự nhiên bắt đầu khóc, xin hãy nắm lấy tay tôi. Tìm đến sự hỗ trợ từ một người bạn của tôi (người cũng bị bệnh tâm thần) đã đem đến những điều thật tốt cho tôi. Cứ tưởng tượng những gì có thể xảy ra nếu những người Kitô giáo trở nên có nguy cơ hơn về bệnh tâm thần của họ. Vậy thì một hệ thống để giúp đỡ cho người bệnh như thế nào! ”
Michele chia sẻ câu chuyện của mình về việc tìm kiếm phương pháp trị liệu, cô đã ngạc nhiên vì bao nhiêu người Công giáo cũng đã trải qua những kinh nghiệm như cô.
“Bây giờ tôi đang cố gắng để cởi mở hơn về điều này bởi vì mặc cảm không nên giữ mãi trong chúng ta.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Rezac đăng trên CNA)