Gregory, Apuron, ‘luật không dung túng’, và những tính chất bí mật của Giáo hoàng

Đừng tránh né những vết thương của Giáo hội…
Thẩm phán Brett Kavanaugh được chính thức vào Tối cao Pháp viện
Những điều bạn cần biết về Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Đức TGM. Wilton Gregory

Sáng thứ năm, 4/4/2019, Vatican tuyên bố số phận của hai Tổng Giám mục người Mỹ: một người đã trở thành Tổng giám mục của Washington, và người kia đã bị tuyên án là phạm tội lạm dụng tình dục trẻ em – kháng án cuối cùng của ông cũng đã chấm dứt.
Các việc tiếp theo của Đức TGM. Wilton Gregory là lễ nhậm chức Tổng Giám mục của Washington, sẽ được xem xét kỹ lưỡng, và câu chuyện bên trong về việc bổ nhiệm của ngài đã bắt đầu làm sáng tỏ của ảnh hưởng và quyền lực giữa Vatican và các Giám mục Hoa Kỳ.
Nhưng quan trọng không kém là câu chuyện về Đức TGM. Anthony Apuron, người cho đến ngày hôm nay là TGM. Agaña, đảo Guam. Apuron ban đầu bị kết tội vì một số hành vi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên vào tháng 3/2018. Kháng cáo của ông ta bao gồm một phiên tòa đầy đủ và một phiên tòa sơ thẩm, và nó đã được tuyên bố hôm nay, ông ta đã thua sự kháng cáo đó. Quyết định được đưa ra vào ngày 7/2/2019, Vatican đã báo cáo và công bố hôm nay.
Apuron bị buộc tội lạm dụng tình dục một số trẻ vị thành niên, nhiều người trong số họ là những em giúp lễ trước đây, trong đó có cả cháu trai của ông.
Guam, một hòn đảo ở Micronesia, là một lãnh thổ của Hoa Kỳ với 162.472 người. Người dân ở đó, kể cả Apuron, là công dân Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là Apuron là TGM. đầu tiên của Hoa Kỳ bị kết án một cách dứt khoát theo giáo luật liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em. Quyết  định cuối cùng về trường hợp của ông ta được đưa ra sáu ngày trước khi quyết định ngày 13/2/2019 về việc trục xuất cựu TGM Theodore McCarrick khỏi hàng giáo sĩ.
Nhưng không giống như McCarrick, Apuron đã không bị trục xuất. Thay vào đó, ông ta bị xóa khỏi chức vụ của mình ở đảo Guam và bị cấm không được sống ở đó nữa, cũng như bị cấm sử dụng dấu hiệu của một giám mục: không được đeo nhẫn hoặc mũ giám mục.
Sự khác biệt của bản án giữa McCarrick và Apuron thật là choáng váng. Trong khi McCarrick bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hàng giáo sĩ thì Apuron vẫn là một linh mục với đầy đủ chức tư tế, vẫn có thể cử hành các Bí tích, giảng dạy và tham gia với tư cách là linh mục trong đời sống của Giáo hội.
Các nhà Giáo luật đã đưa ra những câu hỏi nghiêm trọng về Apuron. Nếu ông ta đã bị kết án về tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, tại sao ông ta không bị trục xuất? Và nếu ông ta được đánh giá là phù hợp với các mục vụ vậy thì bản án của ông ta có ý nghĩa gì?
Vụ án đã được xét xử bởi phiên xử sơ thẩm do một Hội đồng Xét xử bao gồm Hồng y Raymond Burke, một Luật sư chuyên về Giáo luật, người rất được tôn trọng về chuyên môn pháp lý, ngay cả bởi những người Công giáo có vấn đề với Thần học của ngài. Các nhà quan sát hỏi : Làm thế nào,  một Hội đồng bao gồm một giáo sĩ được tôn trọng như Hồng Y Burke có thể đưa ra một bản án có tội, và sau đó đưa ra một hình phạt nhẹ như vậy?
Các nguồn tin thân cận với nguyên TGM. Apuron nói với CNA rằng đầu tiên Apuron bị buộc tội với hơn năm tội theo Giáo luật, nhưng sau đó chỉ bị kết án có hai tội. Vào thời điểm bị kết án đó, Hội đồng Xét xử đã cấm ông ta cư trú ở đảo Guam và tước ông ta khỏi vị trí TGM. Agaña.
Apuron đã kháng cáo bản án quyết định có tội. Kháng cáo không phải là một đánh giá thủ tục hoặc chiếu lệ, mà là một quy trình Giáo luật hoàn toàn mới, do chính Giáo hoàng giám sát, với sự hỗ trợ từ một nhóm các luật sư chuyên về Giáo luật. Trong một trình bày ngày 4/4/2019, Apuron nói rằng “sự thật và bằng chứng được đưa ra đã chứng minh sự vô tội của tôi.”
Tuy nhiên, kháng cáo của ông đã thất bại, và hình phạt được áp dụng trong phiên tòa đầu tiên vẫn giữ hầu như nguyên vẹn. Trong thực tế, hai điều khoản đã được thêm vào hình phạt, dường như được thêm trực tiếp bởi chính Giáo hoàng. Đầu tiên là việc cấm sử dụng dấu hiệu giám mục, và thứ hai là việc bổ sung cụm từ “thậm chí tạm thời,” trong việc cấm cư trú.
Tại sao và làm thế nào vụ án của Apuron diễn ra như là có một bí ẩn gì đó.
Tổng Giám mục  Apuron đổ lỗi cho sự thất bại việc kháng án của mình là bởi “một nhóm áp lực đã âm mưu hủy hoại tôi, và điều đó ngay cả chính quyền ở Rôma đã biết rõ.” Lời biện hộ như vậy thường giống như những lý thuyết âm mưu không cân bằng, nhưng không thể bỏ qua điều gì đó là không bình thường về trường hợp của Apuron.
Lý thuyết thì rất nhiều. Các câu hỏi đã được đặt ra về mức độ tin tưởng của các nhân chứng và mức độ mà một mạng lưới kết nối giữa các nhân chứng, luật sư và các nhà phát triển bất động sản có thể là một yếu tố trong vụ án. Một số nhà báo người Ý đã lưu ý rằng ít nhất một nhân vật Giáo hội có ảnh hưởng ở đảo Guam có mối quan hệ mật thiết với Hồng y của Manila, Phi luật Tân là Hồng Y Luis Tagle. Điều đáng chú ý là Apuron vẫn phải chịu các vụ kiện ở đảo Guam, và sau khi lệnh cấm cư trú được nhấn mạnh, điều này làm ông bị cấm hoàn toàn và như vậy khó để trở lại đó để chống án.
Nhưng gỡ rối vụ án bí ẩn này sẽ không dễ dàng. Những câu hỏi đưa ra đã cho thấy những vấn đề mà Vatican có thể sẽ bị buộc phải trả lời, đặc biệt là khi số vụ kiện liên quan đến hành vi sai trái của các giám mục dường như đang gia tăng.
Đầu tiên là tính chất bí mật của Giáo hoàng. Bởi vì các trường hợp như của Apuron, phải tuân theo một bí mật của Giáo hoàng, người Công giáo được thông báo về các cáo buộc ban đầu, và bản án cuối cùng là phán quyết kết án nhưng không có gì ở giữa. Khi bản án và phán quyết đã đưa ra câu hỏi, như trường hợp của Apuron, rồi những nghi ngờ dẫn đến sự mập mờ và nhiều giả thuyết cho rằng đây là một âm mưu. Cuối cùng, sự thiếu minh bạch dẫn đến các nghi ngờ về tính trung thực của quy trình, và đã bắt đầu đưa ra nhiều nghi vấn trong trường hợp của Apuron.
Các trường hợp có tầm vóc cấp cao  khác đang xuất hiện, bao gồm cả những trường hợp như của Hồng y George Pell và Đức TGM. Luigi Ventura. Đồng thời, Giáo hội đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng về uy tín, và dường như hầu hết đã xác định rằng sự minh bạch là rất quan trọng để khôi phục niềm tin.
Khi Giáo hội tiếp tục đảm nhận các vụ án vi phạm Giáo luật  ở cấp cao, các câu hỏi có thể sẽ được đặt ra với Bộ Giáo Lý Đức Tin, và bởi Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, về sự khôn ngoan của việc tiến hành xử án các vụ cao cấp trong bí mật, đặc biệt là không cung cấp thông tin trực tiếp phần kết án.
Vấn đề thứ hai được đưa ra về vụ án Apuron là vấn đề “không dung túng.”
Như trường hợp của Apuron cho thấy, hiện nay có một sự mâu thuẫn thực tế nghiêm trọng trong việc quản trị Giáo hội: trong khi phần lớn phương Tây hy vọng rằng một giáo sĩ khi bị kết án về tội xấu xa liên quan đến lạm dụng tình dục trẻ em sẽ bị loại bỏ vĩnh viễn khỏi hàng giáo sĩ, rõ ràng là Vatican tin rằng các trường hợp, chẳng hạn như Apuron, trong đó một giáo sĩ có thể bị kết án về tội lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên, nhưng vẫn thi hành mục vụ.  Sự không nhất quán này có thể sẽ gây ra sự ngờ vực sự cam kết của Vatican trong việc giải quyết nghiêm túc việc lạm dụng và cưỡng ép tình dục trong Giáo hội.
Đối với người Công giáo Hoa Kỳ, nó đã trở thành một kỳ vọng cơ bản rằng không có giáo sĩ nào bị phát hiện có hành vi lạm dụng, hoặc cưỡng ép tình dục, sẽ vẫn được thi hành việc mục vụ. Khi những sai lệch so với kỳ vọng đó được phát hiện, chúng là nguồn gốc của những gièm pha và sự tức giận. Trên thực tế, phần lớn sự tức giận đã bùng nổ ra trong Giáo hội trong chín tháng qua là hậu quả của sự thất vọng đối với các trường hợp như vậy, một số rất nghiêm trọng, trong đó chính sách “không dung túng” của Giáo hội đã được áp dụng không nhất quán, hoặc không được áp dụng .
Khi điều đó xảy ra, chính Đức TGM. Gregory là một trong những người sáng lập ra chính sách “không dung túng”.

Vào tháng 6/2002, Đức TGM. Gregory đứng trên bục giảng trong một khách sạn ở Dallas, để thay mặt cho Giáo hội và các Giám mục của ngài, đưa ra một lời “xin lỗi sâu sắc” vì những lạm dụng tình dục của các giáo sĩ:Chúng ta đã không làm đủ để bảo đảm rằng mọi trẻ em và trẻ vị thành niên đều được an toàn khỏi những lạm dụng tình dục. Thật chính đáng, các tín hữu đang đặt câu hỏi tại sao chúng ta không thực hiện các bước cần thiết. Chúng ta là những người, cho dù vì sự thiếu hiểu biết hoặc thiếu cảnh giác hoặc, tôi hy vọng rằng với hiểu biết, ai là người đã cho phép những linh mục lạm dụng vẫn được thi hành mục vụ và tái bổ nhiệm họ đến giáo xứ khác nơi họ tiếp tục lạm dụng.”
Đức TGM Gregory nói : “Cùng nhau, tất cả những trẻ em ở Mỹ phải được bảo vệ khỏi bị lạm dụng tình dục bởi một linh mục, hoặc bất kỳ một đại diện nào của Giáo hội.”
Bài phát biểu của Đức TGM. Gregory đã trở thành chất xúc tác các giám mục Hoa Kỳ để bảo đảm rằng chính sách “không dung túng” rất cần thiết đối với “Hiến chương Dallas”, và “Tiêu chí thiết yếu,” về khuôn khổ mà Giáo hội  Hoa Kỳ cần làm  để giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục trẻ em.
Trước đó, cuộc họp năm 2002 của các Giám mục tại Dallas – hiện nay đang nổi tiếng của Hoa Kỳ, Đức TGM. Gregory đã dành tám năm để giải quyết các vụ lạm dụng tình dục nghiêm trọng và khó khăn ở Illinois. “Không dung túng” đối với các giáo sĩ được cho là đã có hành vi lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên luôn là trọng tâm trong hướng đi của ngài.
Sự “không dung túng” là hướng đi thành công ở Dallas, và trở thành nền tảng cho hướng đi của Hoa Kỳ trong việc giải quyết vấn đề lạm dụng tình dục của giáo sĩ.
Nhưng trong khi chính sách “không dung túng,” là nền tảng của cách giải quyết của Hoa Kỳ đối với vấn đề giáo sĩ lạm dụng tình dục, thì nó đã lại gây tranh cãi nhiều hơn là ở các nơi khác trên thế giới.
Trong khi ĐTC Phanxicô từ lâu đã tán thành chính sách “không dung túng,” đối với những tu sĩ vi phạm lạm dụng tình dục, nhưng hành động của ngài không phải lúc nào cũng đi đôi với những gì ngài nói.
ĐTC có một lịch sử luôn can thiệp, trong một số trường hợp cấp cao, thay mặt cho các giáo sĩ, những người bị buộc tội lạm dụng tình dục, trong số đó có Linh mục Mauro Inzoli, một người Ý bị ĐTC Benedictô XVI loại khỏi việc thi hành mục vụ thì đã được ĐTC Phanxicô cho phục hồi chức vụ vào năm 2014, và sau đó lại bị chính ngài tước bỏ chức vụ giáo sĩ vào năm 2017, và Giám mục Chile Juan Barros, người đã bị buộc tội vào năm 2015 vì lạm dụng trẻ em nhưng vẫn được giữ chức vụ tại văn phòng mãi đến năm 2018.
ĐTC không phải là người đơn độc khi đối mặt với các câu hỏi về cam kết đối với chính sách “không dung túng,” đối với giáo sĩ lạm dụng tình dục.
Tại Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10/2018 về giới trẻ, một số giám mục đã đưa ra ý tưởng nên bao gồm cụm từ  “không dung túng” trong các tài liệu của Thượng Hội Đồng.  Sự phản đối đã được nêu ra, đặc biệt là bởi những vị thượng phụ từ những quốc gia  đang phát triển. Cụm từ này đã không được cho vào văn bản, hoặc vào trong tông huấn Chúa Kitô Đang Sống (Christus vivit) của hậu Thượng Hội đồng về giới trẻ mới phát hành.
Apuron, một công dân Hoa Kỳ, hiện bị cấm sống ở đảo quê hương của mình. Nếu ông ta định cư ở Hoa Kỳ, nơi mà, chính sách “không dung túng”, là một khía cạnh được mong đợi trong việc quản trị Giáo hội, những công việc mục vụ và thậm chí là sự hiện diện của ông ta ở đó, có thể dẫn đến sự phản đối nghiêm trọng, đặc biệt là vì bản chất của những tội mà ông ta đã bị kết án. Sự phản đối đó có thể buộc Vatican phải áp dụng các biện pháp phù hợp hơn và đưa ra các hướng dẫn dứt khoát hơn, liên quan đến khái niệm “không dung túng”.
Hầu hết người Công giáo muốn thấy Giáo hội Hoa Kỳ sẽ xử lý tội lạm dụng tình dục của các giáo sĩ như thế nào thì họ sẽ theo dõi Đức TGM. Wilton Gregory trong những năm tháng sắp tới.  Nhưng những người quan tâm đến những gì ĐTC sẽ làm cũng nên cẩn thận theo dõi trường hợp của Đức TGM. Apuron. Và, khi các giám mục Hoa Kỳ đang tiến gần hơn đến cuộc biểu quyết chung rất quan trọng của họ vào tháng 6/2019, những người Công giáo quan tâm sẽ theo dõi để xem liệu chính sách “không dung túng” của Đức TGM. Gregory có được sự ủng hộ ở Rôma hay không, và điều đó có ý nghĩa gì với Apuron.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của JD Flynn đăng trên CNA)