MỘT NGƯỜI CHẾT THAY CHO TẤT CẢ..

Giáo xứ Ka Đơn, giáo phận Đà Lạt: Những hạt giống gieo đã đến mùa gặt hái
Giáo xứ K’Long, giáo phận Đà Lạt: ẤM ÁP MÙA XUÂN…
Gặp gỡ: Linh mục Giuse Phạm Quang Minh, dòng Don Bosco, quản xứ K’Long, giáo phận Đà Lạt

Ảnh: AFP / LA GAZETTE DE LA MANCHE

Nước Pháp khóc ARNAUD BELTRAME vừa hy sinh để cứu người khác. Đức giám mục chủ lễ cầu nguyện đã nhắc lại câu kinh thánh: một người chết thay thay cho một dân tộc, để một quốc gia không phải chết.
Arnaud Beltrame vừa đính hôn với Marielle. Vị “tu sĩ” dự định sẽ làm lễ thành hôn theo nghi thức Công giáo tại nhà thờ ngày 9 tháng Sáu tới, nhưng vì lý do khẩn cấp, đã vào nhà thương cùng với Marielle, nhưng không thực hiện được nghi lễ vì Arnaud Beltrame đang trong tình trạng bất tỉnh.
Arnaud Beltrame được gọi như thế, như lời đồng đội của chàng “comme on entre dans les ordres” (như người đi vào dòng tu) khi Arnaud gia nhập Gendarmerie (ngành Hiến Binh)
Nhà thương cho hay trung tá Beltrame không tử thương vì mấy viên đạn, nhưng vì những nhát dao đâm vào cổ họng.
Hôm thứ Sáu 23. 3. 2018, trung tá Beltrame đã tình nguyện làm con tin để đổi tự do cho những con tin khác khi tên khủng bố hồi giáo, Radouane Lakdim, chiếm một siêu thị ở miền Nam nước Pháp. Trước đó, Lakdim đã bắn chết một tài xế để cướp xe và xả súng bắn một toán cảnh sát dã chiến. Trung tá Beltrame vào siêu thị thương lượng, mở smartphone để lực lượng an ninh theo dõi diễn biến. Ba giờ sau, tên khủng bố nổ súng. Lực lượng an ninh tấn công, hạ sát tên khủng bố. Ngoài vị sĩ quan cảnh sát, ba người khác đã tử nạn, nhiều người bị thương còn nằm bệnh viện.

                    Linh cữu của anh hùng Arnaud Beltram

Nước Pháp ngưỡng mộ một vị anh hùng tưởng chỉ có trong phim ảnh. Một quốc táng được tổ chức để tiễn đưa Arnaud Beltrame tới nơi an nghỉ cuối cùng.
Động lực nào thúc đẩy một người hy sinh mạng sống của chính mình để cứu người khác ?
Trên cả cái can đảm, Kant gọi đó là cái cao cả của tâm hồn, “le sublime”, “la grandeur d’âme”.
Triết gia Cynthia Fleury nói cái quyết định trong khoảnh khắc đó là kết quả của cuả cá tính, cộng với giáo dục, giáo dục gia đình cũng như nghề nghiệp (Arnaud Beltrame gia nhập gendarmerie như người ta vào dòng tu).
Coi bổn phận, trách nhiệm cao hơn tất cả. (Bà mẹ nói không ngạc nhiên về hành động của con, vì “Arnaud không chấp nhận cái tầm thường, médiocrité, lúc nào cũng muốn đi xa hơn, cao hơn. Đó là lý tưởng, là đời sống của Arnaud”…).
Cái ám ảnh muốn vươn lên, đạt tới cái “sublime” của Emmanuel Kant. Thêm một sự tự tin phi thường, nghĩ mình có thể giải quyết được vấn đề. Một cái sợ trong vô thức, sợ mình sẽ khó sống yên với lương tâm nếu không làm việc phải làm. Sợ sẽ bị ray rứt bởi cái chết của những người mình có trách nhiệm phải bảo vệ.
Tất cả những cái đó lẫn lộn, theo Cynthia Fleury, khiến, trong vài giây, một người quyết định làm một việc ít ai dám làm. Càng hiếm hơn nữa trong cái thời đại vật chất, người ta sống thực tiễn, tính toán, cân nhắc, đặt quyền lợi cá nhân lên hàng đầu, trên bậc thang giá trị của cuộc sống.
Vài giây phút để quyết định nhưng tóm tắt quá trình một đời người. Như Picasso nói, vẽ một bức tranh cần vài phút, vài giờ, nhưng là kết quả của hàng chục năm tìm kiếm, học hỏi, thực tập Sublime !
Vâng, một bà coi tranh Picasso, bảo: Ông vẽ một tấm tranh chỉ vài phút, mà cái giá bán ông thấy có quá đáng không ? Picasso trả lời: tôi phải học mấy chục năm mới có mấy phút đó…
Hôm nay 29. 3. 2018, khởi đầu Tam Nhật Vượt Qua.. hình ảnh chủ đề: một Đức Chúa Giêsu chết thay cho cả nhân loại, để nhân loại khỏi bị tiêu diệt, như lời thượng tế Cai-pha đã nói tiên tri (Gioan 11: 45-56) !.. Ngài tình nguyện, công khai lên Giê-ru-sa-lem, không rút lui, không chạy trốn, như con chiên hiền lành sẵn sàng cho người thợ xén lông, không kêu ca hay chống cự.
Cha sở giáo xứ Trèbes, Philippe Guitart, trong tang lễ cho 3 nạn nhân của vụ tấn công ngày thứ sáu 23. 3. 2018 tại siêu thị Super U, thị trấn Trebes, vùng Tây Nam nước Pháp đã giảng rằng: “Trung tá Arnaud Beltrame thật sự đã sống chặng đường thánh giá.”
Cả làng chúng tôi đang để tang. Tôi sẽ làm tang lễ cho ba trong số bốn nạn nhân ở Trèbes và ở Villedubert – Trung tá Arnaud Beltrame không ở giáo xứ này.
Khi tôi đọc lại bài Đức Giáo hoàng Phanxicô nói Giáo hội phải như “bệnh viện làng quê”, tôi nghĩ: đúng là chúng tôi phải như thế ở đây, một Giáo hội lắng nghe, một Giáo hội băng bó vết thương, một Giáo hội an ủi… Chắc chắn, Giáo hội không phải là cơ quan duy nhất làm công việc ấy. Ông thị trưởng đã cho thành lập một văn phòng tâm lý từ ngày thứ sáu. Nhưng phần tôi và cha Régis Anquier, phụ tá và tuyên úy cho các người du mục, những người này có một cộng đoàn ở Trèbes, chúng tôi có rất nhiều việc phải làm.
Hôm Lễ Lá, chiều thứ Bảy và sáng Chúa Nhật, nhà thờ đông người, các giáo dân rất xúc động thấy người hồi giáo đến tham dự các lễ này, họ tỏ ra đoàn kết với chúng tôi…
Xin nêu các điểm tương cận của Tuần Thánh và những gì Trung tá Arnaud Beltrame đã sống. Ông đã thay chỗ cho cô thâu ngân đang ở trong tay tên khủng bố từ một giờ nay. Sau đó ông đã ở gần ba giờ với nó, cố gắng thuyết phục nó và cuối cùng ông bị nó đâm ở cổ và bắn hạ ông. Arnaud Beltrame đã sống “chặng đường thánh giá”.
Mặt khác, có rất nhiều sứ điệp khắp nơi trên thế giới nói lên mối liên hệ giữa sự hy sinh mạng sống để cứu người của Trung tá Arnaud Beltrame và cái chết của Đức Chúa Giêsu trên Thập giá mà chúng ta tưởng niệm trong Tuần Thánh này. Arnaud là anh hùng khi hành động theo đức tin Kitô giáo: hiến mạng sống mình, ông đã làm cho chúng ta hiểu thấu được chiều sâu của Tuần Thương Khó.
Còn về ba nạn nhân đã qua đời, ông Jean Mazières, người trồng nho về hưu, ông Christian Medves nhân viên hàng thịt ở siêu thị Super U, và ông khách hàng Hervé Sosna, họ là những người tiêu biểu trong làng, họ có đời sống phi thường. Chuyện này có thể xảy ra cho bất cứ ai trong chúng ta. Lúc đó tôi cũng đã định đến siêu thị Super U để mua sắm nhưng bận tiếp một nhà giáo, mời họ uống cà-phê nên nán lại lâu hơn một chút..
Chính vì thế, người dân ở đây rất rúng động, vì tất cả chúng tôi đều là khách hàng của Super U và chúng tôi cũng có thể chết trong ngày thứ sáu hôm ấy. Cái chết có thể đến với chúng ta bất cứ lúc nào trong đời sống hàng ngày. Thật đáng hoang mang và sợ hãi, không còn một góc bé nào trên thế giới mà chúng ta cảm thấy mình được bảo vệ, an toàn. Tất cả chúng ta !
Một số người đã liên tưởng Trung tá Arnaud Beltrame với nghĩa cử của Thánh Maximilien Kolbe, tu sĩ Dòng Phanxicô người Ba Lan mà ngày 14 tháng 8 năm 1941 đã thế mạng mình cho một người cha gia đình ở trại tập trung Auschwitz. Tôi cũng nghĩ như thế, giống như Thánh Maximilien Kolbe. Arnaud Beltrame đã hiến mạng sống mình để che chở và điều này không phải là không có liên hệ với chúng tôi: các linh mục, trong thánh lễ truyền dầu, sau bài giảng, đức giám mục mời gọi tất cả linh mục địa phận có mặt khấn lại lời khấn hứa ngày lãnh nhận chức thánh. Chúng tôi sẽ lặp lại lời khấn luôn sống kết hiệp với Chúa, tìm cách để được giống ngài và luôn từ bỏ chính mình. Cuối cùng thì cũng là một ơn gọi, ơn gọi của linh mục cũng như ơn gọi qua những gì Trung tá Arnaud Beltrame đã làm với mạng sống mình, để bảo vệ, để yêu thương và để tháp tùng con đường Chúa Đã Đi Qua… (cho dù, The Road Less Traveller)

Lm. Phạm Quang Minh, SDB
Quản xứ K’Long, giáo phận Đà Lạt