2/3 người Công giáo Hoa Kỳ không tin sự giảng dạy của Giáo hội về Thánh Thể

Các Tuyên úy Thủy thủ có cùng năng quyền như các nhà Truyền giáo của Lòng thương xót
Đôi hôn ước trở thành đôi bạn thánh hiến
Đừng tin công bố : “Đức Thánh Cha phủ nhận sự hiện hữu của hỏa ngục”

Trong Bí tích cực Thánh có sự hiện diện đích thực, trọn vẹn của Chúa Giêsu

Đó là kết quả của một cuộc thăm dò do nhóm Pew Research – một nhóm chuyên nghiên cứu và cho các thông tin về các vấn đề xã hội, cộng đồng…, có trụ sở tại Washington DC, đưa ra gần đây. Theo kết quả khảo sát này cho thấy hai phần ba người Công giáo không tin những giảng dạy của Giáo hội về Sự Hiện Diện Thật của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Sau cuộc thăm dò này, các nhà bình luận Công giáo đang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo đức tin một cách tốt hơn.
Ông John Bergsma, Giáo sư Thần học tại Đại học Franciscan ở Steubenville, nói : “Chúng ta đừng bao giờ cho rằng ‘mọi người đều biết những điều căn bản”. Chúng ta phải luôn  nhắc  lại những điều căn bản và tận dụng mọi lợi thế mà chúng ta phải dạy  Giáo lý.”
Một nghiên cứu gần đây của Pew Research cho thấy chỉ 31% người Công giáo Hoa Kỳ được thăm dò tin rằng bánh và rượu được sử dụng trong Bí tích Thánh Thể, thông qua một quá trình gọi là sự biến đổi, trở thành Mình và Máu của Chúa Giêsu – một Giáo lý cơ bản trung tâm của đức tin Công giáo, được biết là Sự hiện hữu thật sự (Real Present).
69% người Công giáo mà Pew làm cuộc thăm dò đã trả lời: họ tin  rằng bánh và rượu được sử dụng trong Bí tích Thánh Thể chỉ “là biểu tượng của mình và máu của Chúa Giêsu Kitô.”  Đa số trong mọi nhóm tuổi được khảo sát đã có chung suy nghĩ này.
Theo phúc trình ngày 5/8/2019 của Pew: 
“Hầu hết người Công giáo tin bánh và rượu chỉ là biểu tượng đều không biết rằng Giáo hội tin sự biến đổi đó thật sự xảy ra. Một cách tổng thể,  43% người Công giáo tin rằng bánh và rượu là biểu tượng và điều này cũng phản ảnh vị trí của Giáo hội. Tuy nhiên, một phần năm người Công giáo (22%) từ chối ý tưởng về sự chuyển hóa, mặc dù họ biết về giáo huấn của Giáo hội. ”
Thật đáng chú ý,  3%  người được thăm dò, một tỷ lệ nhỏ trong cuộc khảo sát, tuyên bố rằng họ tin Thiên Chúa hiện diện thật sự trong Bí tích Thánh Thể,  mặc dù họ không biết đây là những điều Giáo hội dạy.
Đức cha Robert Baron, Giám mục Phụ tá Tổng giáo phận Los Angeles cho biết nghiên cứu này khiến ngài tức giận, vì cho thấy việc giáo dục đức tin cho các thế hệ trong Giáo hội rất kém.
Trong blog của mình vào ngày 6/8/2019, ĐGM Barron viết:
“Đây sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh cho chúng ta trong Giáo hội – các linh mục, giám mục, tu sĩ, giáo dân, giáo lý viên, cha mẹ, mọi người – rằng chúng ta cần phải lựa chọn phần của mình khi nói đến việc truyền đạt ngay cả những giáo lý cơ bản nhất của Giáo hội.” Giáo lý Giáo hội Công giáo đoạn 1374 nói rằng:“Trong Bí tích cực Thánh , ‘có sự hiện diện đích thực, thực sự và bản thể của Mình và Máu Đức Kitô, cùng với linh hồn và thiên tính của Người, nghĩa là Đức Ki-tô trọn vẹn.”
Bergsma nói với CNA rằng ông thấy kết quả cuộc khảo sát của Pew không có gì đáng ngạc nhiên, vì các cuộc thăm dò tương tự trong hai thập kỷ qua đã cho kết quả tương tự.
Ông nói rằng nhiều người tham gia cuộc thăm dò này “tự nhận” mình là Công giáo nhưng  có lẽ chẳng đi tham dự thánh lễ thường xuyên, nếu không muốn nói là chẳng bao giờ đi.
Bergsma nói : “Thực sự những gì  cuộc khảo sát này cho thấy, một lần nữa, là có một số lượng lớn những người ở Hoa Kỳ tự nhận mình là ‘Công giáo’ gần như là theo một loại chủng tộc hay văn hóa, bởi vì họ đã lãnh nhận một, hay hai Bí tích khi họ còn nhỏ, hoặc gia đình họ theo truyền thống Công giáo. Tuy nhiên, dù những người này tự nhận họ là ‘Công giáo’ là một phạm trù nhân khẩu học, họ chưa, hoặc không bao giờ, thực hành đức tin Công giáo, và họ đã không nỗ lực để tìm hiểu những gì Giáo hội Công giáo dạy.”
Ông kêu gọi nên dạy giáo lý tốt hơn, đặc biệt là trong các môi trường giáo xứ và trường học, để chống lại sự thiếu niềm tin như đã nêu trong cuộc khảo sát.
Đối với ông Bergsma, trước kia là một Mục sư Tin lành, người đã từng rao giảng kịch liệt để chống lại Giáo hội Công giáo, một yếu tố lớn trong sự cải đạo của ông là việc gặp gỡ với giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.
Ông nói :
Chúa Giêsu đã nói, ‘Đây là Mình ta … đây là Máu của ta.’  Tất cả những Kitô hữu tuyên bố theo Chúa Kitô nên đón nhận lời của Người và tin vào sự Hiện diện Thực sự của Người. Các Kitô hữu tiên khởi chắc chắn đã làm, và đọc các tác phẩm Kitô giáo sớm nhất về Bí tích Thánh Thể là điều đã biến đổi tôi về vấn đề này … Đối với những người không biết, hoặc từ chối giáo huấn của Giáo hội, tôi sẽ khuyến khích họ cho mình cơ hội. Ví dụ,  hãy đọc những gì Giáo lý nói về Bí tích Thánh Thể, và suy ngẫm về điều ấy với một tâm trí cởi mở. ”
Linh mục Bradley Zamora, Giám đốc Phụng vụ tại Chủng viện Mundelein ở Illinois, nói với CNA rằng, Bí tích Thánh Thể –  và những gì Giáo hội dạy về  Bí tích ấy – “rất cốt lõi” của đức tin Công giáo,  nhưng thực tế dường như bị hiểu lầm thì là điều đáng buồn .
Ngài nói :
Là một người có đức tin, là người đã chọn làm môn đệ theo Chúa Kitô, bạn phải sẵn sàng bước vào việc rao truyền những điều chúng ta tin tưởng. Bạn phải sẵn sàng trao trọn trái tim mình cho Chúa Kitô, phải có đôi mắt đức tin,  phải mở đôi tai để nghe tiếng nói của chính Chúa Kitô. Đây là khuynh hướng, có thể khó khăn như thế, vì đức tin đòi buộc chúng ta. Khi   quây quần trước Thánh Thể, chúng ta thấy và nghe những gì trước mặt chúng ta, nhưng ẩn dưới những gì chúng ta thấy và nghe là Mầu nhiệm Vượt qua  đang hiện ra ngay trước mắt chúng ta.”
Giống như ông Bergsma, linh mục Zamora, nhấn mạnh sự cần thiết phải hướng dẫn giáo lý và giảng dạy tốt hơn về các nguyên lý cơ bản của đức tin Công giáo. Ông cũng nói rằng người Công giáo tự “làm hại”  Giáo hội của mình khi họ không nói về những mầu nhiệm của đức tin một cách thường xuyên hơn. Là một giáo sư chủng viện, ông nói rằng ông cố gắng đưa các chủng sinh của mình trở lại với thực tế của sự Hiện Hữu Thật Sự một cách bền bĩ  khi ông dạy họ cách cử hành Thánh lễ..
Linh mục Zamora giải thích :
Khi chúng ta nói những lời, ‘Đây là mình ta’ và ‘Đây là máu ta’, đó là chính Chúa Kitô, người đã làm điều đó trong Bữa Tiệc Ly. Những gì chúng ta làm khi chúng ta tụ họp để cầu nguyện không phải là một vở kịch trên sân khấu, mà là chúng ta tái-thể hiện lại mầu nhiệm chính Chúa Kitô đã thiết lập.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Jonah McKeown và Kevin Jones đăng trên CNA)