Các nhà khoa học kêu gọi hãy ‘giảm dần’ dân số để chống biến đổi khí hậu

Kết hợp thế giới với tình yêu của Chúa Kitô
Florida: yêu cầu xem xét lại việc nhà trường từ chối nhóm học sinh ủng hộ phò sinh
Giáo huấn của Giáo hội Công giáo mời gọi chúng ta triệt để xem xét lại nền kinh tế

Hôm thứ Ba, 5/11/2019, bức thư “Cảnh báo của các nhà khoa học thế giới về tình trạng khẩn cấp khí hậu”, được ký bởi 11,258 khoa học gia từ 153 quốc gia,  đã được công bố trên tạp chí BioScience, và kêu gọi “giảm dần” dân số thế giới.
Trong tuyên bố, các khoa học gia đã liệt kê việc phát triển kinh tế và gia tăng dân số toàn cầu như những yếu tố “trong số những động lực quan trọng nhất làm tăng lượng khí thải CO2 từ fossil fuel (chất đốt nhiên liệu từ hóa thạch.)” Bức thư kêu gọi “thay đổi mạnh mẽ và quyết liệt về chính sách kinh tế và dân số.”
Tuyên bố được công bố vào thứ Ba, sau khi Hoa Kỳ chính thức tuyên bố rằng họ đã rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris (Paris Climate Accord),   một thỏa thuận quốc tế sẽ bắt đầu có hiệu lực vào năm 2020, theo đó nhiều nước thành viên Liên Hiệp Quốc cam kết giảm lượng khí thải carbon.
Vatican đã ủng hộ thỏa thuận Paris, với tuyên bố của Ngoại trưởng Hồng y Pietro Parolin vào năm ngoái rằng “biến đổi khí hậu là một vấn đề ngày càng mang tính đạo đức hơn là kỹ thuật”.
Hôm thứ Ba, cảnh báo của các khoa học gia đã ghi nhận “sự gia tăng nhanh chóng của khí thải nhà kiếng” trong những thập kỷ gần đây cùng với các yếu tố khác như tăng vận tải hàng không, tổng sản lượng kinh tế quốc gia (GDP) và tiêu thụ năng lượng và giảm diện tích của rừng nhiệt đới Amazon Brazil .
Bản  tuyên bố viết  rằng dân số toàn cầu đang tăng thêm 80 triệu người mỗi năm, và là động lực chính của sự biến đổi khí hậu. Các khoa học gia nói : “Dân số thế giới phải được giữ đều đặn – và, lý tưởng nhất là giảm dần – trong khuôn khổ để bảo đảm tính bảo toàn xã hội.”
Tuyên bố hôm thứ Ba của Nhật Bản kêu gọi “các chính sách hiệu quả và đã được chứng minh nhằm tăng cường quyền con người trong khi giảm tỷ lệ sinh sản và giảm tác động khí thải nhà kiếng vì sự tăng dân số và mất đa dạng sinh học.”
Trong khi dân số toàn cầu tiếp tục tăng, tỷ lệ sinh sản ở nhiều nước phương Tây đã giảm xuống mức thay thế hoặc thấp hơn.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) của Hoa kỳ, tỷ lệ sinh sản ở Hoa Kỳ đạt mức thấp nhất mọi thời đại vào năm 2018 với tổng tỷ suất sinh ở mức 1.7 – thấp hơn tỷ lệ thay thế là 2.1. Tại Hàn Quốc năm 2017, tỷ lệ này là 7 phần ngàn; Tại Hungary, tỷ lệ sinh sản giảm xuống còn 1.45 con cho một phụ nữ.
Theo viễn cảnh nhân khẩu năm 2019,  Revision of World Population Prospects (Triển vọng Điều chỉnh Dân số Thế giới) trong giai đoạn 2015-2020, Tây Âu ước tính có khoảng 1.68 trẻ em sinh ra cho mỗi phụ nữ. Châu Mỹ Latinh và Caribê chỉ giảm dưới mức thay thế ở mức 2.05 ca sinh cho mỗi phụ nữ. Ngược lại, lục địa châu Phi được ước tính là 4.44 ca sinh cho mỗi  phụ nữ.
Bản tuyên bố lưu ý:
Các chính sách kiểm soát dân số thành công “cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình cho tất cả mọi người, xóa bỏ rào cản tiếp cận và đạt được sự công bằng giới tính, bao gồm giáo dục tiểu học và trung học như một chuẩn mực toàn cầu, đặc biệt là  trẻ em nữ và phụ nữ trẻ.”
Bản tuyên bố trích dẫn một báo cáo khác của John Bongaarts và Brian C. O’Neill trên tạp chí  Science  Magazine cho biết những nỗ lực làm chậm tăng trưởng dân số đang bị bỏ qua như một giải pháp hợp lệ cho biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ Catherine Pakaluk, trợ lý Giáo sư Nghiên cứu Xã hội và Tư tưởng Kinh tế tại Catholic University of America (Đại học Công giáo Hoa Kỳ), nói với CNA vào tháng 3 rằng,  có con là một dấu hiệu của sự lạc quan và  mối quan tâm về khí hậu nên lùi lại, và nên bàn về các yếu tố khác.
Pakaluk nói: “Tôi nghĩ rằng cần rất nhiều can đảm để có một đứa con, bất cứ lúc nào. Có con nói chung dường như đòi hỏi rất nhiều can đảm và sự lạc quan.”
Pakaluk, người có lĩnh vực nghiên cứu chính về nhân khẩu học và gia đình, nói với CNA rằng có con là một trách nhiệm và rất lo lắng, nhưng một điều để việc có con được dễ dàng hơn là điều mà cô gọi là “tài nguyên tâm linh”.
Pakaluk cũng cho rằng những từ ngữ về dân số quá mức cần được giữ bình tĩnh bằng kinh nghiệm, và trong khi nhiều người tin rằng các nguồn lực quan trọng đang trở nên khan hiếm hơn, thì điều  ngược lại  thường đúng.
Cô nói :
“Khi dân số thế giới tăng lên, cùng với nghiên cứu, công nghiệp và đổi mới, trên thực tế, hầu hết các nguồn lực khan hiếm đó thực sự đã trở nên ít khan hiếm hơn.”
Giáo sư lưu ý rằng, dân số thế giới đã có những biến chuyển trồi sụt,  trước khi đã tăng đều đặn trong thế kỷ qua –  “thời kỳ hoàng kim” của sự gia tăng dân số bền vững sắp kết thúc.
Thông  điệp “Laudato Si” năm 2015 của Đức Thánh Cha Phanxicô về sinh thái học,  đoạn 50 nói rằng mặc dù kêu gọi kiểm soát dân số như một giải pháp cho nghèo đói, “tăng trưởng nhân khẩu học hoàn toàn tương thích với sự phát triển toàn diện và chia sẻ”.
Thông điệp cho  rằng việc tăng trưởng dân số là một câu trả lời sai cho biến đổi khí hậu. Thông điệp viết :
“Để đổ lỗi cho sự gia tăng dân số thay vì chủ nghĩa tiêu dùng cực đoan và chọn lọc từ phía một số người, là một cách từ chối đối mặt với các vấn đề.”
Theo thông điệp,
các nước phát triển có thể đề nghị kiểm soát dân số như một biện pháp để tiếp tục tiêu thụ tài nguyên với tốc độ không chống đỡ nổi, trong khi tạo gánh nặng cho các nước đang phát triển phải phá thai, ngừa thai và triệt sản cũng như việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Thông điệp viết:
“Đó là một nỗ lực để hợp pháp hóa mô hình phân phối hiện tại, nơi một thiểu số tin rằng họ có quyền tiêu thụ theo cách không bao giờ được phổ biến, vì thậm chí cả vũ trụ này không thể chứa nổi các sản phẩm phế thải của những người tiêu dùng như vậy.”
Bản tuyên bố hôm thứ Ba, 5/11/2019, được viết bởi Giáo sư William J. Ripple, chuyên ngành Sinh thái học tại Đại học của tiểu bang Oregon (OSU), và Phó Giáo sư Chirstopher Wolf, chuyên nghiên cứu của OSU. Bản tuyên bố  được ký bởi hơn 11,000 khoa học gia, bao gồm các nhà chuyên môn và  kinh nghiệm, từ các giáo sư sinh học đến các nhà hóa học, hành vi động vật, ứng cử viên tiến sĩ, nghiên cứu sinh, và những người đứng đầu của các viện nghiên cứu.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Matt Hadro trên CNA)