Diễn đàn tài chính tại New York quan tâm việc đầu tư phù hợp với đức tin

‘Các linh mục trong Công viên’ ban phép giải tội công khai tại Michigan
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho sự lên án bất công
Đức Maria trỗi dậy và vội vã lên đường

Gần 100 nhà cố vấn tài chính, quản lý ngân quỹ và Giám đốc Tài chính Công giáo đã tập trung tại Diễn đàn đầu tư kiên định thường niên lần thứ hai ở Midtown Manhattan, New York, vào cuối tuần tháng 4/2018.
Diễn đàn hai ngày, do ngân hàng Bank of America Merrill Lynch tổ chức, bao gồm các cuộc hội thoại về phát triển của nền kinh tế và dự báo thị trường tài chính. Diễn đàn này được mở từ suy tư của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trong Caritas In Veritate rằng “mọi quyết định kinh tế đều có hậu quả đạo đức” và trách nhiệm của người Công giáo đầu tư theo các nguyên tắc Giáo dục Xã hội Công giáo.
James Ryan, Giám đốc điều hành của Merrill Lynch và chủ trì diễn đàn, đã xác định hai vấn đề gây tai hại cho nhiều tổ chức Công giáo: Danh mục đầu tư của họ thường không phản ảnh mục tiêu tài chính, và lựa chọn đầu tư của họ không phải lúc nào cũng có kết quả với triết lý đức tin tôn giáo của họ.
Ryan nói: về cơ bản, nhiều tổ chức mang danh nghĩa đức tin vì lợi nhuận đã “không màng đến niềm tin tôn giáo của họ” khi đầu tư tài chính.
Ryan nói rằng:
lần đầu tiên  khi ông bắt đầu làm việc với các tổ chức Công giáo, ông đã ngồi xuống với một Đan Viện Phụ của một đan viện để giúp ngài nhận định danh mục đầu tư của họ. Ryan thấy rằng đó là một danh mục đầu tư kém nghiên cứu và không đáp ứng đầy đủ các mục tiêu đầu tư của đan viện. Thậm chí, một số khoản đầu tư cơ bản nằm trong các công ty đi ngược lại đức tin Công giáo của đan viện.
Ryan bắt đầu giúp đan viện lập nên một danh mục đầu tư dựa theo đức tin Công giáo. Ông đã tham khảo tài liệu ​​“Hướng dẫn đầu tư có trách nhiệm xã hội”, một bộ nguyên tắc giúp người Công giáo đầu tư, được phát hành bởi Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ (USCCB) vào năm 2003.
Trong tài liệu này, USCCB xác định sáu ưu tiên đầu tư: bảo vệ đời sống con người, thúc đẩy nhân phẩm, giảm sản xuất vũ khí, theo đuổi công bằng kinh tế, bảo vệ môi trường và khuyến khích trách nhiệm của công ty.
Loại ra cái gọi là “cổ phiếu tội lỗi” – những công ty có liên quan đến rượu, thuốc lá, buôn bán vũ khí, khiêu dâm, v.v. – không phải là mục tiêu duy nhất mà Ryan đặt ra để hoàn thành một danh mục đầu tư phản ảnh đức tin Công giáo của đan viện. Các Giám mục Hoa Kỳ cũng kêu gọi người Công giáo nên tích cực tham gia vào các vấn đề trách nhiệm của công ty.
Một trong những công cụ chính mà người Công giáo có ảnh hưởng tích cực đến trách nhiệm của công ty là thông qua việc Bỏ phiếu Uỷ nhiệm (Proxy Voting) – bỏ phiếu bầu các giám đốc lên hội đồng quản trị, phê duyệt việc sáp nhập, hoặc mua lại, hoặc bỏ phiếu cho các vấn đề quản trị khác thay mặt cho cổ đông của một công ty xảy ra trong cuộc họp cổ đông.
Pamela Macrogliese, một cộng sự tại Clearly Gottlieb Steen & Hamilton LLP và là chuyên gia về các vấn đề quản trị doanh nghiệp, phát biểu tại diễn đàn về tác động của sự tham gia tích cực của việc ủy nhiệm có thể ảnh hưởng tích cực đến quản trị doanh nghiệp đối với các vấn đề quan trọng đối với các tổ chức Công giáo.
Một số vấn đề bỏ phiếu ủy nhiệm có tầm quan trọng cao trong năm 2017 bao gồm việc giảm thiểu các chất gây ô nhiễm môi trường, minh bạch về bán vũ khí và đạn dược, giảm khoảng cách lương dựa trên giới tính, chủng tộc và tôn giáo, thành lập ủy ban nhân quyền và minh bạch về thực hành lao động.
Ngoài ra, còn có các lựa chọn cho người Công giáo để tham gia vào các quỹ “đầu tư tác động” nhằm tài trợ cho các công ty hoặc dự án với mục đích tác động tích cực đến xã hội hoặc môi trường cùng với lợi tức tài chính.
Năm 2014, Bộ Thúc đẩy Phát triển Nhân sinh của Vatican (The Vatican’s Dicastery for the Promotion of Integral Human Development) đã tổ chức Hội nghị Đầu tư Tương tác lần đầu tiên của Vatican. Những người tham gia bao gồm các cố vấn tài chính từ khắp nơi trên thế giới.
ĐTC Phanxicô đã khyến cáo những người hiện diện rằng: “Một lần nữa đạo đức đóng vai trò quan trọng trong thế giới tài chính và thị trường nhằm phục vụ lợi ích của người dân và lợi ích chung của nhân loại. Không thể chấp nhận được rằng thị trường tài chính ngày càng nắm giữ vận mệnh của người dân hơn là phục vụ nhu cầu của họ, hoặc một số ít trở nên giàu có nhờ vào đầu cơ tài chính trong khi nhiều người chịu ảnh hưởng nặng nề vì hậu quả của nó.”
Tại diễn đàn lần này ở New York, các nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng được kêu gọi đưa nguồn lực cụ thể của họ để sử dụng cho việc thúc đẩy kinh tế và xã hội, giúp “đáp ứng nhu cầu cơ bản liên quan đến nông nghiệp, cung ứng nguồn nước dùng, nhà ở với giá cả hợp lý, cũng như với bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và phục vụ giáo dục.”
Các thành viên tham dự diễn đàn cho biết: Tuy đã có những tiến bộ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội về lĩnh vực tài chính, cũng như việc giáo dục các tổ chức Công giáo trong vấn đề đầu tư dựa trên giá trị, nhưng vẫn còn rất nhiều điều khác cần thực hiện.
Asad Mahmood, Giám đốc Điều hành của Công ty Đầu tư Tác động và cố vấn Đầu tư Xã hội (SIMA) đã than phiền:
“Có rất nhiều cuộc đàm thoại, nhưng  rất ít các tổ chức dựa trên đức tin về đầu tư tác động thật sự thực hành.”
Theo UBS Assent Management,  thị trường đầu tư tác động đã tăng lên 250 tỷ đô la nhưng điều này vẫn chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số 85 nghìn tỷ đô la thị trường đầu tư tổng thể.
Vatican dự kiến ​​sẽ tổ chức một Hội nghị Đầu tư Tác động từ ngày 8-11/7/2018 để “đánh giá các mô hình tài chính hỗn hợp và các phương tiện đầu tư để giải quyết các thách thức hệ thống có tầm quan trọng lớn đối với cả Giáo hội Công giáo và cộng đồng toàn cầu đó là: Biến đổi khí hậu, Y tế, Di dân và Người tị nạn, và Thanh niên thất nghiệp. ”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Ryan Thomas trên CNA)