Nên giúp các đôi vợ chồng trẻ có kiến thức về Giáo lý Hôn nhân…

Linh mục Chánh xứ có quyền gì?
Nhà thờ Đức Bà Paris: Cửa kính hình hoa hồng nổi tiếng thoát khỏi vụ cháy lớn kinh hoàng
“Tôi không biết gì về vụ McCarrick”

ĐTC Phanxicô đã nhấn mạnh điều này, trong một buổi nói chuyện tại một khóa học về đời sống Hôn nhân – Gia đình, được tổ chức tại Roma, vào tháng 9/2018. Ngài nhắc đến tầm quan trọng của việc trang bị kiến thức về Giáo lý hôn nhân cho những cặp đôi, trước và sau hôn nhân, Ngài nói rằng ngay cả những kiến thức cơ bản của Hội Thánh cũng không được xem là điều đương nhiên mà các cặp đôi có được.
Tại buổi nói chuyện vào ngày 27/9/2018 tại Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Laterano với các tu sĩ, phó tế, và giáo dâ, ĐTC Phanxicô  đã lặp lại lời kêu gọi của ngài về việc “thường xuyên được giảng dạy về Giáo lý Hôn nhân”, và nói rằng đó là điều rất là cần thiết cho các cặp vợ chồng, ngay cả trước và sau khi lập gia đình.
Khoá học diễn ra từ ngày 24-26/9, do Giáo phận Roma và  Tòa Thượng Thẩm The Roman Rota – nơi mà giải quyết những trường hợp vô hiệu hoá hôn phối,  tổ chức.
ĐTC đã từng nhấn mạnh sự cần thiết phải có một sự chỉ dẫn tiến bộ, bền vững và dễ hiểu hơn cho các cặp vợ chồng trong bài phát biểu thường niên của ngài ở The Rota.
Ngài nói: “Kết quả tuyệt vời hơn của công việc Mục vụ là làm sao cho sự hòa hợp không kết thúc chỉ bằng một nghi thức cử hành lễ cưới, mà còn đồng hành với các cặp đôi ít nhất là trong những năm đầu của đời sống hôn nhân.”
ĐTC chia sẻ với những người tham dự rằng: Hôn nhân là “một lĩnh vực rất rộng lớn, phức tạp, và tinh tế của cánh đồng Mục vụ”, nơi  đòi hỏi sự tràn đầy năng lượng và lòng nhiệt thành của Giáo hội.

Khen ngợi “sự can đảm” của nhân chứng Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II về gia đình trong xã hội ngày nay, ĐTC Phanxicô nói rằng ngài tìm cách xây dựng trên di sản của những vị tiền nhiệm “nhìn xa trông rộng” của mình bằng những  cải cách luật pháp trong các trường hợp vô hiệu hóa  trong hôn nhân Công Giáo và trong những áp dụng mục vụ được đề cập trong Tông huấn Amoris Laetitia. Ngài nói rằng mục tiêu của cả hai nỗ lực này là giải quyết nhu cầu “khẩn cấp” cho sự hình thành hôn nhân toàn diện.
Ngài nói : “Hôn nhân không chỉ là một sự kiện xã hội, mà còn là lời thề hứa thật sự đòi hỏi cần phải có sự chuẩn bị toàn diện và một buổi cử hành nghi lễ có ý thức. Sự ràng buộc trong hôn nhân, trên thực tế, đòi hỏi sự chọn lựa thật sự của việc đính ước lứa đôi,  điều mà họ chú trọng vào ước muốn cùng nhau xây dựng một cái gì đó mà không bao giờ bị phản bội hay từ bỏ.”
Việc chuẩn bị hôn phối, theo ĐTC,  đạt kết quả nhất qua sự nỗ lực kết hợp giữa các linh mục và các cặp đôi, mặc dù ngài nhấn mạnh hơn đến tầm quan trọng và  vai trò của linh mục chánh xứ:
Các linh mục, đặc biệt các linh mục chánh xứ, là những người đầu tiên đối thoại với những người trẻ, những người muốn tạo một gia đình mới và kết hôn trong Bí tích Hôn nhân. Sự đồng hành của vị linh mục sẽ giúp các cặp mới cưới hiểu rằng hôn nhân giữa một người nam và một người nữ là một dấu chỉ của sự kết hợp giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, làm họ ý thức được ý nghĩa sâu sắc của các nghi thức mà họ sắp cử hành.”
Ý kiến này của ĐTC được xem là những lời sửa sai cho những nhận xét gần đây của Đức Hồng Y Kevin Farrell, Đặc trách Bộ Giáo dân, Gia đình và Sựsống. Tháng Bảy vừa qua, ĐHY Farrell nói rằng “các linh mục không phải là những người tốt nhất để đào tạo hôn nhân cho những người khác” và rằng “họ không có sự tín nhiệm trong vấn đề này”.
ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng công việc chuẩn bị cho các cặp đôi trong đời sống hôn nhân
cần phải bao gồm sự đào tạo cơ bản trong đức tin, lưu ý rằng trong nhiều trường hợp hôn nhân tan vỡ không phải vì bất kỳ vấn đề cố hữu nào với vợ chồng, mà đơn giản là vì họ thiếu chiều sâu của đời sống đức tin để sống Bí tích một cách trọn vẹn. Ngài nói với các tham dự viên : “Vì vậy, nhiều lần cội rễ của các vấn đề đưa ra ánh sáng, sau khi lãnh Bí tích Hôn phối, được tìm thấy không chỉ ẩn chứa trong sự non nớt và đột nhiên bùng phát, nhưng trên tất cả đó là sự thiếu đức tin Kitô giáo. Cuộc hành trình chuẩn bị càng sâu và có thời gian, sẽ giúp các cặp vợ chồng  học cách đáp trả với ân sủng và sức mạnh của Thiên Chúa, cũng như  phát triển” kháng thể” để đối mặt với những khó khăn và mệt mỏi của hôn nhân và đời sống gia đình.”
ĐTC lưu ý rằng những người chuẩn bị các cặp vợ chồng cho hôn nhân có thể không đưa ra giả định về mức độ hình thành đức tin có thể có trong các đôi vợ chồng. Ngài nói: Nhiều người “vẫn còn bị mắc kẹt với một số khái niệm cơ bản về Giáo lý của Bí tích Rước lễ lần đầu, nếu mọi việc suôn sẻ, Bí tích Thêm sức. Bởi vì đây là những Bí tích cần thiết của đức tin Công giáo nhưng đó không phải là Giáo lý dành cho các đôi hôn phối.”
ĐTC  đã
giải thích những khoảng trống phổ biến này trong sự hiểu biết của các cặp vợ chồng về đức tin, cả hai đều giúp họ hiểu được đức tin và truyền đạt “một ý nghĩa Giáo huấn của Giáo hội.”
ĐTC nhấn mạnh, trên tất cả, các linh mục  và các nhà đào tạo nên có chương trình huấn luyện Giáo lý Hôn nhân cho các cặp vợ chồng trong một khoảng thời gian, không phải vài tuần, điều đó là một biểu hiện quan trọng về sự quan tâm của Mẹ Giáo hội: “Đó là một kinh nghiệm vui của đời làm mẹ, khi cặp đôi mới cưới là đối tượng của sự chăm sóc chu đáo của Giáo hội, theo chân Thầy Chí Thánh, là một người mẹ chăm sóc không từ bỏ, không vứt bỏ, nhưng tiếp cận với sự dịu dàng, bảo bọc và khích lệ.”
ĐTC cũng thảo luận về những khó khăn mà các cặp vợ chồng  phải đối mặt khi sống chung, lưu ý rằng ưu tiên hàng đầu là cần phải làm sống lại đức tin và giúp họ “tái khám phá ân sủng của Bí tích”, mặc dù trong một số trường hợp Giáo hội cần giúp đỡ một cách bình đẳng, thông qua quá trình vô hiệu hôn nhân, được chỉ định bởi Giáo luật.
ĐTC đã kết thúc bằng cách lưu ý rằng ngài rất vui khi thấy  những cải cách về quá trình vô hiệu hóa hôn nhân đã được áp dụng rộng rãi vào thực tế. Những điều này, theo ngài, có ý nghĩa trợ giúp cho các giám mục và các vị thẩm phán,  đang làm việc trong các  Tòa án Giáo phận,  có thể tìm kiếm lẽ thật và “sự bình an trong lương tâm, đặc biệt là những người nghèo nhất và xa các cơ cấu Giáo hội của chúng ta.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Ed Condon trên CNA)