Ngã rẽ giữa đức tin và tự kỷ

“Tôi không biết gì về vụ McCarrick”
ĐTC Phanxicô giải thích biểu tượng cây thông và cảnh hang đá Giáng sinh bằngcát
Một dự luật ở California có thể buộc các linh mục vi phạm ấn tín Tòa giải tội

Lm. Matthew Schneider

Khi mới lãnh trách nhiệm Tuyên úy và linh hướng cho giới trẻ của một trường học được một năm – trong nhiệm kỳ ba năm, linh mục Matthew Schneider (Bethesda, tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ) đã bị sốc khi nhận được yêu cầu chuyển nhiệm sở.
Ngài nói : “Tôi  không ngờ điều đó đã xảy ra như vậy. Tôi biết đó là một vai trò mới và tôi đã phạm phải một số sai lầm, nhưng tôi nghĩ rằng, đó là những kinh nghiệm học tập, và hầu như bất cứ ai khác cũng sẽ phạm phải một vài sai lầm khi nhận một vai trò mới như vậy.”
Nhưng các Bề trên của linh mục Schneider tin rằng nhiệm vụ đó không phù hợp với ngài. Các khó khăn với giao tiếp xã hội là một lý do mà các Bề trên đã viện dẫn cho quyết định của mình.
Vào thời điểm đó, kinh nghiệm này làm linh mục Schneider cảm thấy bực bội.  Nhưng hôm nay,  nhìn lại khoảnh khắc đó ngài cảm nhận như một ơn lành, vì cuối cùng ngài đã được chẩn đoán là  mắc chứng tự kỷ – một chẩn đoán đã giúp ngài hiểu rõ hơn về bản thân và cuối cùng, tìm thấy vai trò mục vụ khác phù hợp với mình hơn.
Trong  bộ phim World Autism Awareness Day (Ngày Nhận thức về Chứng tự kỷ Thế giới), phát hành ngày 2/4/2019, linh mục Schneider đã quyết định công bố về sự chẩn đoán chứng tự kỷ của mình.
Ngài nói : “Tôi nhận thấy sự cần thiết phải truyền giáo cho những người có chứng tự kỷ này.  Có khoảng 1.5% –  2% dân số (5 – 7 triệu người) mắc chứng tự kỷ. Những người này có cơ hội trở thành người vô thần cao hơn nhiều, cơ hội tham gia các nghi thức tôn giáo hàng tuần thấp hơn rất nhiều. Chúng ta cần một người tiếp cận với cộng đồng đó, để truyền bá Tin mừng cho người có tâm trí tự kỷ.”
Linh mục Schneider đã nói chuyện với CNA về cuộc sống của ngài khi đứng ở ngã rẽ của chứng tự kỷ và thiên chức linh mục. Ngài hy vọng mình sẽ mang đức tin Công giáo đến với những người đã được chẩn đoán có cùng hội chứng tự kỷ.
Giống như nhiều người trong cộng đồng tự kỷ, linh mục Schneider có một trí nhớ sắc bén và một tâm trí tốt cho thực tiễn. Ngài có xu hướng trở thành một nhà tư tưởng, nhà văn và nhà giảng thuyết. Ngài tự mô tả mình là người luôn “vận động trí tuệ” và luôn là một học sinh giỏi. Ngài muốn được gọi là “người tự kỷ”, hay đơn giản là “tự kỷ”, hơn là “người bị chứng tự kỷ.”
Tuy nhiên, không giống như nhiều người tự kỷ, đức tin đóng một vai trò nổi bật trong cuộc sống của linh mục Schneider. Các nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng tự kỷ ít tin vào Chúa và tham dự các nghi thức tôn giáo hàng tuần hơn những người khác.
Lm. Schneider cho biết, đức tin  không chỉ là một khía cạnh trong cuộc sống của ngài, mà là trung tâm trong cách ngài nhìn nhận bản thân mình.
Ngài nói :
Đức tin Công giáo ảnh hưởng đến tất cả những gì chúng ta đang có, và thực sự chúng ta được kêu gọi để kết hợp đức tin Công giáo của mình trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Tôi là một người đang phải đấu tranh trong lĩnh vực này, hoặc lĩnh vực khác. Nhưng tôi có thể, qua mối tương quan của tôi với Chúa Giêsu, vượt qua những cuộc đấu tranh đó, và đạt đến một mức độ hiểu biết sâu sắc hơn. Chúng ta có Chúa Giêsu,  có đức tin  giúp chúng ta… sống với những khó khăn đến từ tự kỷ trong cuộc sống của chúng ta, để có nhiều bình an hơn.”
Linh mục Schneider đã có dấu hiệu chứng tự kỷ từ khi còn nhỏ, nhưng các tiêu chuẩn để chẩn đoán đã rất khác trong những thập niên 80 so với ngày nay. Mãi đến tháng 1/2016 – chỉ hơn hai năm sau khi được thụ phong linh mục từ dòng Legion of Christ (Đạo binh Chúa Ki-tô) – ngài mới chính thức nhận được chẩn đoán là bị tự kỷ.
Ngài nói: “Tự kỷ chủ yếu là một sự khác biệt trong cách suy nghĩ, một sự khác biệt về thần kinh. Tự kỷ đưa ra những thách thức, bao gồm khó khăn trong việc chọn ra những tín hiệu tinh tế, bằng cử chỉ không lời nói. Đối với một linh mục, điều này có nghĩa là khó khăn hơn khi va chạm các tình huống xã hội. Tôi nhận ra rằng mình sẽ gặp những khó khăn này, nhưng tôi sẽ cố gắng nỗ lực hết sức có thể, ngay cả khi điều đó làm tôi mệt mỏi. Đôi khi tôi sẽ đoán thêm rằng:  Ồ được rồi, có thể tôi đã không hiểu ra được sự hay nhất về điều đó.”
Cuối cùng, ngài nói, ngài cố gắng nghĩ trong đầu:  “Được rồi, tôi không nhất thiết phải biết hết mọi điều, vì vậy tôi sẽ làm tốt nhất có thể  và  khi tôi không chắc chắn về điều gì đó tôi yêu cầu được giải thích rõ hơn. Không có thuốc thần, và cũng không có lúc nào mà tôi không bị tự kỷ, để tôi có thể hiểu một cách hoàn hảo những vấn đề xã hội. Tôi có thể cố gắng để hiểu vấn đề hơn, nhưng cũng sẽ không thể giống hệt như những người không mắc chứng tự kỷ suy nghĩ.”
Tuy vậy, linh mục Schneider nhận ra rằng,  cũng có những ơn lành cho cuộc sống với bệnh tự kỷ. Ngài nói : Tôi có một  trí nhớ đặc biệt cũng giống như những người tự kỷ khác. Đó là một trí nhớ rất tốt về các chi tiết và sự kiện, điều này một cách nào đó cũng  rất hữu ích cho một linh mục.”
Ngài cũng nhận thấy rằng mình có thể vượt qua một số đòi hỏi liên quan đến  tự kỷ bằng cách sử dụng một phương pháp gọi là Theory of Mind (Thuyết phán đoán), trong đó ngài đoán được những người khác đang nghĩ gì khi  nói chuyện với họ. Nó cũng giúp ngài chuẩn bị những bài giảng, hoặc viết bài, bằng cách dự đoán được các phản ứng của cử tọa khi nghe, hoặc đọc các bài viết của mình.
Linh mục Schneider giải thích : “Tôi nghĩ đó là nhận thức tôi làm được, trong khi hầu hết mọi người chỉ làm điều đó trong tiềm thức.”
Theo ngài, mặc dù có những lợi điểm đó, nhưng vẫn có một số mục vụ đặc biệt khó khăn đối với một linh mục tự kỷ. Một công việc đặc thù mục vụ của giáo xứ, hoặc vai trò là một tuyên úy của trường, sẽ khiến ngài gắng sức hơn,  tạo ra khó khăn cho những người tự kỷ có xu hướng gặp phải các chỉ bảo phi ngôn ngữ, đặc biệt là trong các cuộc đối thoại trực tiếp.
Hiện tại, linh mục Schneider đang làm luận án tiến sĩ thần học, đồng thời giúp đỡ tại Trung tâm Tĩnh tâm Maryland, nơi ngài sống. Ngài nói rằng mục tiêu của mình là trở thành Giáo sư Chủng viện hoặc một nhà văn, bởi vì  đây “là những công việc mà  một linh mục tự kỷ như tôi sẽ thành công hơn so với những linh mục khác với mục vụ đặc biệt, như Chánh xứ hay Tuyên úy.”
Các Bề trên của dòng Legion of Christ đã rất ủng hộ ngài.
Lm. Schneider nói : “Khi tôi được chẩn đoán bị tự kỷ, tôi thật sự không biết chắc chắn các Bề trên có thái độ, hoặc muốn gì nơi tôi. Nhưng tôi đã nhận được sự hỗ trợ và khích lệ, “chỉ trong những việc đơn giản như giúp tôi thi hành các mục vụ mà một người tự kỷ như tôi sẽ có nhiều khả năng thành công.”
Cho đến bây giờ, linh mục Schneider vẫn chưa công bố rộng rãi về chẩn đoán tự kỷ của mình với những người bên ngoài cộng đồng. Ngài duy trì hai tài khoản Twitter – một tài khoản công khai dưới tên của ngài và một tài khoản ẩn danh với tên là handle@AutisticPriest, nơi ngài đăng bài về đức tin và chứng tự kỷ.
Lm. Schneider quyết định công bố  câu chuyện của mình trên video với mong muốn minh bạch và hy vọng cho công cuộc truyền giáo. Ngài chia sẻ: Tôi nghĩ,  bằng cách trình bày ra trước, tôi có thể xuyên qua và xem làm thế nào chúng ta có thể rao giảng Tin Mừng tốt hơn, theo một cách thích nghi với người tự kỷ.”
Ngài giải thích rằng rất nhiều Giáo lý đương đại trình bày những sự thật vốn có của đức tin  không sai, nhưng không thích nghi với lối suy nghĩ của người tự kỷ.
Ngài chia sẻ: “Thông thường, chúng ta có thể trình bày đức tin theo   hướng cảm xúc. Điều đó tốt cho nhiều người, nhưng những người tự kỷ có xu hướng lý luận hơn nhiều. Vì vậy, “chỉ đơn giản là giải nghĩa một cách lý luận thì hữu ích hơn… để chúng tôi hiểu lý do tại sao. Chúng ta có xu hướng ít dễ dàng hài lòng về việc hỏi tại sao. Chúng tôi không có năng khiếu về xã hội như đa số các trẻ em, hoặc nhiều thanh niên khác. Sau khi bạn hỏi ai đó “tại sao” ba hoặc bốn lần, bạn sẽ chán…không hỏi nữa, nhưng chúng tôi cứ hỏi cho đến khi  hiểu điều đó, bởi vì đó là cách lý luận mà bộ não của chúng tôi hoạt động.”
Việc cầu nguyện, lúc đầu cũng có thể là một thách thức khó khăn cho người tự kỷ.
Lm. Schneder nói : “Trong lúc cầu nguyện,  rất nhiều lần chúng tôi phải gắng sức lúc đầu vì phải đấu tranh tư tưởng để hiểu xem  người khác đang nghĩ như thế nào khi mình nói chuyện. Nhưng một khi những điều mong đợi về cầu nguyện đã được thay đổi thích nghi với người tự kỷ, thì  điều đó có thể rất dễ dàng để nhận ra chúng ta có thể giao tiếp trực tiếp với Chúa mà không phải thông qua ngôn ngữ của con người. Người tự kỷ có thể phải vật lộn để chuyển khái niệm, hoặc ý tưởng, qua ngôn ngữ của con người, trong khi hy vọng người khác sẽ hiểu được điểm mà họ đang cố gắng giải thích. Tuy nhiên, có Chúa trong lời cầu nguyện, tôi có thể trực tiếp chia sẻ ý tưởng của mình với Chúa mà không cần dùng ngôn ngữ của con người.”
Lm. Schneider hy vọng các tài liệu và chương trình Giáo lý phù hợp với khả năng hiểu biết của người tự kỷ được nhân rộng . Ngài cũng  nhận thấy rằng “những người mắc chứng tự kỷ có trí nhớ dai rất tốt. Đó có thể là một lợi thế cho việc chúng ta học hỏi đức tin, theo nghĩa là chúng ta không bao giờ quên những gì  đã học được, vì vậy không cần phải học đi học lại nhiều lần.”
Ngoài ra, ngài thấy cần có cách giúp người tự kỷ hòa nhập vào xã hội tốt hơn nơi trường học và giáo xứ, vì họ có thể cảm thấy bị cô lập, hoặc gặp khó khăn trong việc hội  nhập lúc đầu.
Ngài gợi ý :
Chúng ta phải đưa những người đó vào trong cộng đồng”. Theo ngài, những Kitô hữu hiểu biết về sự bao dung nên thúc đẩy sự hòa nhập này.
Ngài cho biết,   một nhà Tâm lý học mà ngài có cơ hội nói chuyện đã nhắc đến những nỗ lực giúp đỡ những người mắc chứng tự kỷ tham gia các nhóm xã hội “có nhiều khả năng thành công với các nhóm tôn giáo hơn, bởi vì nơi đó có cảm giác bao dung và cởi mở cho những người đang gặp những khó khăn hơn là trong các nhóm không tôn giáo.”
Hướng về tương lai, linh mục Schneider có kế hoạch phát hành video YouTube về các chủ đề như cầu nguyện và thần học Kitô giáo, được trình bày theo cách phù hợp hơn với người tự kỷ.
Ngài hy vọng sẽ bắt đầu một cuộc thảo luận rộng hơn trong Giáo hội về cách truyền giáo phù hợp theo lối suy nghĩ của những người mắc chứng tự kỷ, cả Công giáo, hoặc chưa Công giáo nhưng  muốn tìm hiểu về đức tin.
Khi được hỏi  thông điệp dành cho  những người Công giáo tự kỷ khác, linh mục Schneider nói rằng thông điệp này về cơ bản là giống nhau cho tất cả mọi người: Chúa Giêsu yêu chúng ta. Chúa Giêsu muốn điều tốt nhất cho chúng ta, bất kể hoàn cảnh cuộc sống của chúng ta như thế nào, và như người tự kỷ, chúng ta có cơ hội trải nghiệm tình yêu của Chúa theo cách của tự kỷ. Chúng ta không phải cảm nghiệm về Thiên Chúa, trong cầu nguyện và trong phụng vụ, theo cách của người khác nghĩ, nhưng chúng ta có thể trải nghiệm theo cách riêng của chúng ta, nhưng giá trị 100%.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Michelle La Rosa đăng trên CNA)

Newer Post