Tặng trợ cấp để thiết kế tử cung nhân tạo giúp đỡ những trẻ sinh non

Các nhà khoa học kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với sự thay đổi gen của phôi thai
Các Tuyên úy Thủy thủ có cùng năng quyền như các nhà Truyền giáo của Lòng thương xót
Hàng trăm nhà tuyển dụng Công giáo đã thắng kiện luât bắt buộc phải cung cấp thuốc ngừa thai

Tử cung nhân tạo

Một trường đại học ở Hà Lan đã được trao một khoản tài trợ trị giá 3.3 triệu đô la để thiết kế một tử cung nhân tạo kiểu mẫu, gần giống với điều kiện sinh học, để hỗ trợ sự phát triển của trẻ sinh non.
Theo nhật báo The Guardian: Chương trình Horizon 2020 EU đã trao tài trợ cho các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Eindhoven, Hà Lan, vì họ tiếp tục phát triển một tử cung nhân tạo, trong đó thai nhi sẽ được ngâm trong chất lỏng và sẽ nhận được oxy, cũng như chất dinh dưỡng thông qua dây nhau thai nhân tạo.
Các nhà nghiện cứu cho biết, các tử cung nhân tạo này khác với các mô hình tử cung nhân tạo trước đây ở chỗ chúng gần giống với môi trường sinh học thực tế của tử cung thật sự. Một bức hình trong tờ báo The Guardian của một nghệ sĩ hồi tưởng về những gì tử cung nhân tạo có thể trông giống như các cấu trúc quả bóng lơ lửng màu đỏ lớn, với một số ống truyền tĩnh mạch được nối với chúng.
Giáo sư Guid Oei,  tại Eindhoven và là bác sĩ phụ khoa, nói với The Guardian rằng các giao thức hiện tại cho trẻ sinh non cung cấp oxy và chất dinh dưỡng trực tiếp đến các cơ quan chưa phát triển, khiến chúng có nguy cơ bị tổn hại.
Theo The Guardian, Oei cho rằng “khi chúng ta đưa phổi trở lại dưới nước thì chúng có thể phát triển, chúng có thể trưởng thành, nhưng em bé sẽ nhận được oxy bằng dây rốn, giống như trong bụng mẹ tự nhiên.”
Oei nói thêm, tử cung nhân tạo sẽ cho phép đứa trẻ tiếp tục phát triển trong một môi trường gần giống với tử cung thật sự, bao gồm các yếu tố môi trường như sự theo nhịp tim của người mẹ.
Ông nói với The Guardian: “Khi chúng ở trong môi trường này, chúng sẽ cảm nhận, nhìn thấy, ngửi và nghe những âm thanh giống như khi chúng ở trong bụng mẹ.”
Thông thường, một đứa trẻ được coi là sinh non nếu sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ. Thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần. Em bé sinh vào hoặc trước tuần thứ 25 của thai kỳ được coi là đặc biệt có nguy cơ bị biến chứng và tử vong.
Theo USA Today, em bé sinh non sớm nhất từng được ghi nhận sống sót bên ngoài tử cung, sinh ra ở San Antonio, Texas, đã được ba tuổi vào năm 2017 và lúc đó là một “đứa trẻ khỏe mạnh.”
Các nhà nghiên cứu hy vọng  trong vòng năm năm tới sẽ có tử cung nhân tạo đầu tiên sẵn sàng sử dụng trong thế giới hiện thực.
Các tử cung nhân tạo, gọi là “Biobags”, đã được các nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia sử dụng thành công cho những con cừu sinh non vào năm 2017. Sau khoảng một tháng bên trong các túi chứa đầy chất lỏng, những con cừu non đã tiếp tục phát triển bình thường như thể chúng ở trong bụng mẹ tự nhiên.
Elizabeth Chloe Romanis, một Luật sư tại Đại học Manchester, nói với The Guardian rằng có những câu hỏi về đạo đức xung quanh vấn đề tử cung nhân tạo, cần được suy nghĩ kỹ trước khi ra mắt tại các phòng khám và sử dụng chúng cho trẻ sơ sinh.
Bà nói với The Guardian: “Các luật pháp áp dụng với thai nhi và trẻ sơ sinh rất khác nhau, vậy làm thế nào để đối tượng của tử cung nhân tạo phù hợp? Có thể tắt tử cung nhân tạo không, và trong hoàn cảnh nào? Rõ ràng rằng các vấn đề pháp lý và đạo đức nổi lên từ công nghệ phải được nói đến ngay bây giờ, trước khi tử cung nhân tạo trở thành hiện thực.”
Bởi vì tử cung nhân tạo hiện  chưa thật sự được sử dụng trong các phòng khám, nên đứng từ góc nhìn Công giáo, vẫn có rất ít thông tin bàn về đạo đức xung quanh vấn đề này. Những nguyên tắc hướng dẫn về luân lý Công giáo liên quan đến các vấn đề sinh sản bao gồm cả việc không tách rời hành vi tình dục khỏi hành vi sinh sản và tôn trọng phẩm giá con người của cả cha mẹ và đứa trẻ. Ví dụ, theo các nguyên tắc này, thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai giùm (surrogate pregnancy) là không thể chấp nhận được về mặt đạo đức.
Năm 2014, Linh mục Tadeusz Pacholczyk, Tiến sĩ, Giám đốc giáo dục của Trung tâm Đạo đức Sinh học Công giáo Quốc gia, nói với CNA rằng trong trường hợp một phụ nữ đã sinh  con thành công, sau khi cấy ghép tử cung, quy trình này được thực hiện theo nguyên tắc Công giáo và “giống như một trường hợp mà một quả thận không hoạt động”, một người hiến tặng một quả thận khỏe mạnh cho người có nhu cầu.
Linh mục  Pacholczyk lưu ý rằng: Tử cung được hiến tặng bởi một người phụ nữ đã qua tuổi sinh sản và việc mang thai là do buồng trứng của người nhận. Nếu tử cung đã được hiến tặng với ý tưởng là để ngừa thai từ phía người hiến tặng (chẳng hạn như hiến tử cung hoạt động trong những năm sinh nở để tránh thụ thai), hoặc có thai do sử dụng buồng trứng của người hiến tặng, thay vì từ chính buồng trứng của người mẹ, thì tiến trình này, theo góc độ của Công giáo, sẽ được coi là có vấn đề.
Linh mục Pacholczyk chia sẻ :
Nhưng trong trường hợp ngay lúc này, “thì bằng cách hiến tặng tử cung, người hiến tặng không làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của cô ấy và cũng không ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng nội tiết tố quan trọng nào.”
Theo một bài báo năm 2010 của David T. Reiber về tử cung nhân tạo, được xuất bản trên tạp chí The National Christian Bioethics Quarterly, thì “lợi ích rõ ràng nhất của tử cung nhân tạo sẽ là khả năng cứu sống những đứa trẻ bị sinh rất non, và như tôi đã nói, công nghệ này sẽ được cho phép về mặt đạo đức khi được sử dụng cho mục đích này.”
Tuy nhiên, linh mục Pacholczyk nói thêm, công nghệ này cũng đặt ra những câu hỏi đạo đức quan trọng, bao gồm cả “việc sảy thai, hay tự ý phá thai, vì thai nhi bị dị tật, liệu có nên sử dụng tử cung nhân tạo để cố gắng cứu thai nhi hay không? Hay sẽ để cho thai nhi chết một cách tự nhiên như Chúa đã dự định? Nếu tử cung nhân tạo thực sự hoạt động như nó đã được tưởng tượng, liệu có hợp với vấn đề đạo đức khi sử dụng nó để sinh ra một đứa trẻ bị tàn tật nghiêm trọng, người sẽ không thể sống sót nếu không có tử cung nhân tạo?”
Những cân nhắc khác sẽ bao gồm việc có nên chuyển đứa trẻ sinh non vào tử cung nhân tạo để chỉnh sửa, nhưng không cứu sống, phẫu thuật, hay chuyển từ tử cung tự nhiên để mang lại cho chúng môi trường tử cung tốt hơn và ngăn ngừa biến chứng.
Reiber tuyên bố, có thể sẽ có sự lạm dụng tiềm năng của công nghệ tử cung nhân tạo, sẽ có những phụ nữ muốn sinh sớm vì sự thuận tiện hoặc tiện nghi, hoặc có thể chủ nhân sẽ buộc nhân viên phụ nữ sinh sớm và sử dụng tử cung nhân tạo để cho phép họ quay lại làm việc sớm hơn thay vì nếu họ sẽ sinh con theo cách tự nhiên.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Farrow đăng trên CNA)