Đức Thánh Cha Phanxicô đã nêu câu hỏi trên đây trong buổi tiếp kiến chung với các tín hữu tại quảng trường thánh Phêrô, Rome, hôm thứ Tư 14/3/2018, khi ngài nói về tầm quan trọng của việc đọc Kinh Lạy Cha trong Thánh lễ.
ĐTC hỏi : “Biết bao nhiêu lần có những người nói: Lạy Cha chúng con, nhưng không hiểu họ nói gì! Bạn cảm thấy như thế nào khi bạn nói ‘Lạy Cha’, rằng Ngài là Cha, Cha của bạn, Cha của nhân loại, Cha của Chúa Giêsu Kitô? Bạn có mối tương quan với người Cha này không? Khi chúng ta cầu khẩn với lời cầu nguyện này, chúng ta đang kết nối với một người Cha yêu thương. Chính Chúa Thánh Linh đã cho chúng ta mối tương quan này với Ngài, cảm nhận được chúng ta là con cái của Thiên Chúa.
Có lời cầu nguyện nào tốt hơn có thể làm cho chúng ta được hiệp thông với Thiên Chúa, hơn là sự dạy dỗ do chính con một của Người là Đức Giêsu Kitô?”
ĐTC Phanxicô tiếp tục giải thích giáo lý cho các tín hữu về phần Thánh lễ được gọi là Nghi thức Rước Lễ, bắt đầu bằng việc đọc kinh “Lạy Cha”, tiếp theo là lời chúc bình an, phần bẻ bánh của linh mục chủ tế, và lời nguyện “Agnus Dei” hoặc “Chiên Thiên Chúa.”
Đặc biệt, ĐTC lưu ý đến sự thích hợp của kinh Lạy Cha – Lời Cầu Nguyện của Chúa, như là một sự chuẩn bị cho việc Rước Lễ, vì trong lời cầu nguyện, chúng ta cam kết tha thứ cho người khác và xin Thiên Chúa tha thứ tội lỗi của chúng ta.
Ngài nói : “Lời cầu xin này mở lòng chúng ta ra với Thiên Chúa, nhưng cũng giúp chúng ta kết hợp trong tình huynh đệ. Đây không phải là một điều luôn luôn dễ dàng để nói. Thật không dễ dàng để tha thứ cho những người đã làm tổn thương chúng ta. Đó là một ân sủng để nói rằng: Tha lỗi cho con như con cũng tha thứ cho [những người khác] …Đó là một ân sủng. Chúa ban cho chúng ta sự bình an, Người cũng ban cho chúng ta ơn để tha thứ. .Sự bình an của Chúa Kitô không thể bắt nguồn trong một trái tim không có khả năng sống tình huynh đệ và thay đổi nó sau khi đã bị tổn thương. Trong lời cầu nguyện, chúng ta cũng cầu xin Thiên Chúa “cứu chúng ta khỏi sự dữ”, đó cũng là một nguyên nhân khác để chia rẽ giữa chúng ta và Thiên Chúa, giữa chúng ta và anh chị em của chúng ta. Mỗi lời cầu nguyện rất là thích đáng để chuẩn bị cho chúng ta Rước Lễ.”
ĐTC cũng chỉ ra lời cầu xin Chúa “cho chúng ta của ăn hàng ngày”, đó là thứ “chúng ta cần phải có để sống như con cái của Thiên Chúa”. ĐTC trích dẫn trong Sách Lễ Rôma: “Sau kinh “Lạy Cha”, chúng ta chúc bình an với những người xung quanh mình, một dấu hiệu cụ thể để thể hiện “sự hiệp thông trong giáo hội và tình yêu thương lẫn nhau”. Bình an là món quà của Chúa Kitô ban cho chúng ta – một sự bình an khác biệt với thế giới, nó giúp Giáo hội phát triển trong sự hiệp nhất và hòa bình “theo ý muốn của Người”.
ĐTC tiếp tục: “Tiếp theo trong Thánh lễ thì linh mục sẽ bẻ bánh, đã được thánh hiến và biến thành Mình và Máu của Chúa Giêsu Kitô, và đặt vào chén thánh. Điều này được kèm theo lời cầu nguyện của chúng ta với “Lạy Chiên Thiên Chúa”. Bánh Thánh trong Thánh Thể, được chia cho nhân loại, và toàn thể cộng đồng cùng cầu nguyện và nhận ra Chiên Thiên Chúa, là Đấng Cứu Chuộc, và cầu xin Người:” Xin thương xót chúng con … xin ban bình an cho chúng con”. “Hãy thương xót chúng con,” hãy cho chúng con bình an”, là những lời cầu khẩn rằng, từ lời cầu nguyện của Cha chúng ta đến việc bẻ Bánh, giúp chúng ta chuẩn bị tâm hồn của mình để tham dự tiệc Thánh Thể, một nguồn hiệp thông với Thiên Chúa và với anh chị em của chúng ta. “
ĐTC kết thúc buổi tiếp kiến chung bằng cách mời gọi tất cả mọi người đọc kinh Lạy Cha với nhau, và bằng ngôn ngữ riêng của mình.
Trong bài chia sẻ của mình về kinh Lạy Cha, ĐTC đã không đề cập đến câu “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ,” bằng tiếng Anh.
Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2017, ĐTC Phanxicô nói rằng ngài tin rằng bản dịch tiếng Ý của câu này, nói rằng “non ci indurre in tentazione” là không chính xác, bởi vì Chúa không chủ động dẫn chúng ta vào sự cám dỗ.
Ngài đã có lời khen một bản dịch mới về câu này của Hội đồng Giám mục Pháp. Câu này nói “et ne nous laisse pas entrer dans la tentation” – “đừng để chúng con bước vào sự cám dỗ,” thay thế bản dịch trước đó là “ne nous soumets pas à la tentation” – “đừng đưa chúng con vào sự cám dỗ.”
(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus đăng trên CNA)