Sự chăm sóc từ bi khẳng định phẩm giá của bệnh nhân

Trở thành Kitô hữu luôn là một thách đố
ĐTC Phanxicô tặng 6.000 tràng hạt, và kêu gọi hãy cầu nguyện cho ngài trong ngày mừng thánh quan thầy
Người Công giáo và Phật tử nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy của lòng thương xót trên thế giới

Ảnh: Vatican News

Trong cuộc viếng thăm bệnh viện Công giáo  St. Louis ở Bangkok, Thái Lan, hôm thứ Năm 21/11/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói với các nhân viên đang làm việc tại đây rằng: nhân phẩm của con người có thể được công nhận và khẳng định thông qua việc yêu thương chăm sóc y tế cho bệnh nhân. Ngài nói: Quá trình chữa lành nên được coi như là một việc xức dầu hiệu nghiệm có khả năng khôi phục phẩm giá con người trong mọi tình huống, một ánh mắt yêu thương có thể đem lại phẩm giá và sức mạnh cho bệnh nhân.”
Nhắc đến công việc của nhân viên bệnh viện, ngài nói: “việc chào đón và đón nhận cuộc sống của con người khi đến phòng cấp cứu, cần được đối xử tử tế với sự chăm sóc đầy lòng yêu thương và sự tôn trọng phẩm giá của mỗi người.”
ĐTC  đã thuyết trình với khoảng 700 người gồm có bác sĩ, y tá và nhân viên phục vụ tại bệnh viện Công giáo  St. Louis và các trung tâm y tế khác do Giáo hội ở Thái Lan điều hành.
Tại bệnh viện, ĐTC đã cảm ơn các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres (Sisters of St. Paul of Chartres) và các nữ tu khác vì sự hy sinh,  đóng góp tận tình và vui vẻ cho việc chăm sóc sức khỏe của Giáo hội Công giáo.
Ngài nói:
“Các bạn cho phép chúng tôi suy gẫm đến hình ảnh Thiên Chúa, Đấng đã hạ mình xuống xức dầu và nâng đỡ những đứa con của mình lên.”
Đức Phanxicô đã nói rằng các nhân viên bệnh viện Công giáo đã “thực hiện một trong những công việc quan trọng nhất của lòng thương xót, vì sự dấn thân của bạn đối với việc chăm sóc sức khỏe vượt xa hơn việc thực hành y học. Đây không chỉ là vấn đề về thủ tục và chương trình; nhưng hơn thế nữa, đó là sự sẵn sàng của chúng ta để bắt tay vào bất cứ điều gì sảy đến mỗi ngày trước chúng ta.”
Sau cuộc gặp gỡ với các nhân viên y tế, ĐTC đã gặp riêng khoảng 40 bệnh nhân và người khuyết tật trong một thời gian ngắn trong hội trường của bệnh viện,  mà theo ngài giải thích, “như một cách để đồng hành cùng họ trong nỗi thống khổ của họ.”
Theo ngài, bệnh tật có thể khiến mọi người đặt ra những câu hỏi hệ trọng về sự sống, cái chết và đau khổ, nhưng bằng cách kết hợp chúng ta với Chúa Giêsu trong cuộc tử nạn của Người, chúng ta khám phá ra sức mạnh của sự mật thiết với sự đau yếu và thương tích của chúng ta.
Bệnh viện St. Louis, được thành lập cách đây 120 năm, có 412 giường. Phương châm của bệnh viện là “Đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.” (Where love is, there God is)
ĐTC Phanxicô cho biết ngài rất vui khi nghe nguyên tắc hoạt động của bệnh viện dựa trên đức ái, bởi vì “chính điều đó là trong việc thực thi đức ái mà các Kitô hữu chúng ta được kêu gọi không chỉ để chứng minh rằng chúng ta là những môn đệ truyền giáo, mà còn để xét lại lòng trung thành của chính mình, và của các tổ chức của chúng ta, theo tinh thần của người môn đệ.”
Bác sĩ Tanin Intragumtornchai, Giám đốc bệnh viện, nói với ĐTC Phanxicô ngày 21/11/2019 rằng các bệnh viện Công giáo của Thái Lan “không phải là bệnh viện để kinh doanh.”
Ông nói :
“Chúng con chưa bao giờ tham gia vào việc cạnh tranh thương mại nhưng [đang] cố gắng hết sức để truyền bá Tin mừng về Chúa Kitô, đặc biệt là qua tình yêu thương và lòng bác ái. Như Đức Thánh Cha đã từng nói … tình yêu là phương thuốc quý giá nhất và chữa lành không chỉ cho cơ thể mà còn cho tinh thần; và chúng con nhận rõ rằng đây là sứ mệnh của chúng con.”
ĐTC ở Bangkok ba ngày, trước khi đến thăm Nhật Bản từ ngày 23- 26/11/2019.
Người Công giáo chiếm khoảng 0.5% dân số ở Thái Lan với đại đa số là Phật giáo. Các nhà truyền giáo Công giáo từ Bồ Đào Nha lần đầu tiên đưa Công giáo đến khu vực này gần 500 năm trước đây.
Tại Nhật Bản, ngài sẽ thăm Nagasaki và Hiroshima, nơi xảy ra vụ đánh bom nguyên tử năm 1946.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus trên National Catholic Register)