Người Công giáo và Phật tử nên cùng nhau hợp tác để thúc đẩy của lòng thương xót trên thế giới

“Cầu Thang Thánh” tại Rôma lần đầu tiên được mở ra cho khách hành hương kính viếng sau 300 năm
Tòa thánh xác nhận: Báo cáo cuối cùng của Thượng HĐGM được bình chọn theo ‘từng phần”
Vắng mặt bất hợp pháp khỏi dòng trong một năm sẽ đương nhiên bị trục xuất

Đó là một trong những điều Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ trong cuộc gặp gỡ với Đức Tăng Thống Phật Giáo Thái Lan, vào ngày thứ Năm, 21/11/2019. Đây là cuộc gặp gỡ lịch sử của ĐTC với vị giáo chủ tối cao của Thái Lan.
Ngài nói: “
Tôi rất cám ơn sự trao đổi học thuật, nhờ đó cho phép chúng ta hiểu biết nhau nhiều hơn, cũng như thực hiện suy tư, lòng thương xót và phân định –  rất phổ biến đối với truyền thống của cả hai chúng ta. Chúng ta có thể cùng nhau phát triển và sống với nhau như những người láng giềng tốt bụng. Khi người Công giáo và Phật tử  có cơ hội để  đánh giá cao và quý trọng nhau, bất chấp sự khác biệt, chúng ta đưa ra một hy vọng cho thế giới, việc này có thể khuyến khích và hỗ trợ những người ngày càng phải chịu tác động của xung đột.”
ĐTC Phanxicô đã gặp Đức Tăng Thống Somdej Phra Maga Muneewong tại Đền Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram ở Bangkok trong chuyến đi châu Á kéo dài sáu ngày tới Thái Lan và Nhật Bản.
Vị Tăng Thống Phật giáo của Thái Lan là người đứng đầu Giáo hội Phật giáo trong nước. Ông được chọn trong số các tu sĩ Phật giáo cao cấp và được bổ nhiệm bởi vua của đất nước này. Somdej Phra Maga Muneewong, vị Tăng Thống thứ 20 của Thái Lan, được bổ nhiệm vào vai trò này trong năm 2017.
Vị trí này có cả ý nghĩa chính trị và tinh thần ở Thái Lan, và việc bổ nhiệm Tăng Thống Muneewong, không phải là không có một số tranh cãi, đặc biệt là giữa các phe phái trong Phật giáo Thái Lan. Trước khi nhà sư Muneewong được nhà vua chọn vào vai trò này, một nhà sư Thái Lan khác đã có sự chứng thực của các nhà lãnh đạo tu viện cao cấp trong nước, nhưng ông đã bị quân đội buộc tội trốn thuế trước khi được chọn chính thức. Những người ủng hộ ông nói rằng cáo buộc này  đã bị thổi phồng, đồng thời phản đối việc lựa chọn Muneewong.
ĐTC chia sẻ rằng người Công giáo và Phật tử “có thể đóng góp vào việc hình thành một nền văn hóa từ bi,  tình huynh đệ và gặp gỡ, cả ở đây và ở các nơi khác trên thế giới. Tôi chắc chắn rằng hành trình này sẽ tiếp tục sinh hoa trái dồi dào.”
ĐTC Phanxicô đến thăm Thái Lan nhằm khuyến khích cộng đồng Công giáo nhỏ sống ở quốc gia đa số là Phật giáo. ĐTC cũng có một số cuộc họp liên tôn trong khi ở trong nước.
Ngài nói :
“Trên hướng đi của sự tin tưởng lẫn nhau và tình huynh đệ, tôi muốn nhắc lại cam kết cá nhân của tôi và của toàn Giáo hội, để tiếp tục một cuộc đối thoại cởi mở và tôn trọng để phục vụ hòa bình và phúc lợi của dân tộc này.”
ĐTC  Phanxicô ghi nhớ  rằng chuyến viếng thăm của ngài theo bước chân của thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người cũng đã gặp vị Tăng Thống Phật giáo tại cùng một ngôi đền vào năm 1984.
ĐTC Phanxicô nói, thánh Giáo hoàng Phaolô VI cũng được vị một Tăng Thống Phật giáo viếng thăm tại Vatican gần 50 năm trước: “Tuy là những bước nhỏ như vậy nhưng đã giúp chứng minh rằng văn hóa gặp gỡ là có thể thực hiện được, không chỉ trong cộng đồng của chúng ta, mà còn trong thế giới, nơi luôn có xu hướng tạo ra những xung đột và loại trừ nhau.”
Sau những bài phát biểu đã được chuẩn bị trước,  ĐTC Phanxicô và vị Tăng Thống đã có một cuộc tọa đàm ngắn, trong đó đề cao giá trị của tình huynh đệ giữa hai tôn giáo để thúc đẩy hòa bình.
ĐTC nói: “Nếu chúng ta kết nối tình huynh đệ, chúng ta có thể giúp cho hòa bình thế giới,” cho những người nghèo và người đau khổ, “vì giúp đỡ người nghèo luôn là con đường của phúc lành.”
Hai vị cũng nói về giáo dục và vai trò của các nhà truyền giáo trong nước. Trước khi chia tay, hai người đã trao nhau lời chúc bình an.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Hannah Brockhaus đăng trên National Catholic Register)