Giáo hội cần minh bạch và cập nhật

Thánh Lễ không thể mua được – cứu chuộc là vô giá
“Syria là một nơi thảm sát mới những người vô tội”
ĐTC Phanxicô: Nên có thêm phụ nữ trong giới lãnh đạo của Giáo hội

Những mong muốn này đã được nêu lên trong một văn bản cuối cùng của các đại biểu trẻ tham dự cuộc họp tiền Thượng Hội đồng Giám mục thế giới, tại Rôma, kéo dài một tuần, bắt đầu từ ngày 19/3/2018.  Trong văn kiện này, các đại biểu trẻ đã bày tỏ sự mong muốn của giới trẻ Công giáo  khắp nơi trên thế giới là:  Giáo hội phải trở nên chân thực, hiện đại hơn và sáng tạo trong cách tương tác với giới trẻ, và trong việc giải quyết các vấn đề đương đại đang gây tranh cãi.
Trong văn bản này, họ viết: “Chúng con muốn nói, đặc biệt là với phẩm trật của Giáo hội, rằng Giáo hội cần phải là một cộng đồng minh bạch, chào đón, trung thực, mời gọi, giao tiếp, có thể tiếp cận, vui vẻ và tương tác. Một Giáo hội đáng tin cậy là một Giáo hội không sợ để nhìn nhận là dễ bị lung lạc.”

Ảnh: CNS/Paul Haring)

Văn bản này, được công bố vào ngày 24/3/2018, là kết quả của một cuộc thảo luận kéo dài một tuần với 300 người trẻ có nguồn gốc tôn giáo và văn hóa khác nhau, quy tụ tại Rôma nhóm họp tiền Thượng Hội đồng từ ngày 19 đến 24/3/2018. Đây là cuộc họp chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới sắp nhóm họp vào tháng 10, bàn về “Giới trẻ, đức tin và sự nhận thức ơn gọi.”
Những thanh niên đã được chia thành 20 nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó họ suy luận một số câu hỏi trong suốt tuần. Những người không thể tham dự cuộc họp đã tham gia qua các phương tiện truyền thông xã hội, cụ thể thông qua sáu nhóm Facebook khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau, được chính người trẻ chủ tọa và thảo luận cùng các chủ đề được đề cập trong cuộc họp của Rôma.
Có khoảng 15.300 người trẻ, bao gồm trực tiếp tại Rôma và tham gia qua mạng truyền thông xã hội, đã tham gia vào cuộc thảo luận. Các nhóm soạn thảo được giao nhiệm vụ với việc đưa ra kết luận của 26 nhóm khác nhau và tổng hợp lại thành một văn bản toàn diện.
Một bản thảo ban đầu đã được viết và trình bày cho nhóm vào hôm thứ Năm. Sau khi nhận sự góp ý và điều chỉnh, cuối cùng văn bản đã được thông qua vào sáng thứ Bảy, và được trao cho ĐTC  Phanxicô trong Chúa nhật Lễ Lá , 24/3/2018, cũng là kỷ niệm ngày cử hành Ngày Giới trẻ Thế Giới của Giáo hội.
Văn bản dài  16 trang được chia thành ba phần: những thách thức và những cơ hội của những người trẻ tuổi; đức tin, ơn gọi, nhận thức và các hoạt động xây dựng và mục vụ của Giáo hội.
Theo lời giới thiệu, mục đích của văn bản này không phải là “luận án thần học” và cũng không được viết ra để “thiết lập giáo huấn mới của Giáo hội”.  Thay vào đó, văn bản này được dùng làm “la bàn” cho các giám mục trong cuộc thảo luận vào tháng 10 để tìm hiểu thực trạng của giới trẻ ngày nay.
Bản văn nói rằng giới  trẻ muốn được lắng nghe và tiếp nhận những ý kiến của họ một cách nghiêm túc,  đồng thời lưu ý rằng giới trẻ thường tìm kiếm các cộng đồng ủng hộ và “uỷ thác cho họ”,  khiến họ có một cảm giác được lưu tâm và  thuộc về Giáo hội: “Những người trẻ tìm kiếm một ý niệm về chính bản thân họ bằng cách tìm kiếm các cộng đồng ủng hộ, nâng đỡ, minh bạch và dễ tiếp cận: những cộng đồng uỷ thác cho họ. Đối với một số người, tôn giáo bây giờ là “một vấn đề riêng tư” và đôi khi, những vấn đề thiêng liêng dường như là một cái gì đó tách ra khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng con.”
Văn bản nói thêm : “Giáo hội đôi khi có vẻ như quá khắt khe và thường gắn liền với chủ nghĩa đạo đức thái quá. Đôi khi trong Giáo hội, thật khó vượt qua một ý tưởng là “nó luôn luôn được thực hiện theo cách này.”
Thay vào đó, bản văn nói rằng: “Chúng con cần một Giáo hội luôn biết đón nhận và tha thứ, vẫn đánh giá cao nguồn cội và di sản của mình đó là yêu thương mọi người, ngay cả những người không tuân theo cái gọi  là tiêu chuẩn. Điều đáng buồn là không phải tất cả chúng con đều tin rằng con đường nên thánh là điều có thể đạt được và đó là con đường dẫn tới hạnh phúc”.
Bản văn đã cho thấy: “Người trẻ rất quan tâm đến các vấn đề như tình dục, nghiện ngập, hôn nhân đổ vỡ, gia đình ly tán cũng như các vấn đề xã hội quy mô hơn như: tội phạm có tổ chức, buôn người, bạo lực, tham nhũng, bóc lột, sát hại phụ nữ, mọi hình thức bức hại và sự suy thoái môi trường thiên nhiên của chúng ta. “
Trong bản văn có  một đoạn đã đề cập đến sự bất đồng ý kiến rõ ràng của giới trẻ với một số Giáo lý “gây tranh cãi” của Giáo hội như : đối với các vấn đề ngừa thai, phá thai, đồng tính luyến ái, sống chung ngoại hôn, sự vĩnh cửu của hôn nhân và chức tư tế.
Bản văn cho rằng nhiều người không hiểu giáo huấn của Giáo hội về những vấn đề này, ngay cả những người hiểu được, thì không phải tất cả đều đồng ý: “Người trẻ có thể muốn Giáo hội thay đổi Giáo lý, hoặc ít nhất cũng có một cách giải thích tốt hơn, mặc dù có những bất đồng ý kiến nhưng giới trẻ vẫn muốn là một phần tử của Giáo hội”.
Đối với những người Công giáo trẻ tuổi khác, văn bản nêu rằng:  “Họ chấp nhận những tín lý của Giáo hội và tìm thấy trong họ niềm vui, họ mong muốn Giáo hội không chỉ giữ vững về tín lý,  mà còn công bố và giảng dạy một cách sâu sắc hơn, mặc dù trong tình trạng không được ưa chuộng.”
Văn bản cũng nêu sự   không đồng tình của giới trẻ trong vấn đề di cư, nhưng tập trung vào nhu cầu thúc đẩy công bằng xã hội: “Mặc dù chúng con biết ơn lời kêu gọi chung  lưu tâm về nhân phẩm của mọi người, nhưng vẫn không có sự đồng thuận về vấn đề tiếp đón người di cư và người tị nạn. “
Giới trẻ cũng chỉ ra những thách thức cụ thể như việc toàn cầu hóa, tăng chủ nghĩa vô tôn giáo, kỳ thị chủng tộc, những cưỡng bách ở những nước mà Kitô giáo là thiểu số, và ngày càng nhiều người Kitô hữu bị sát hại: “Khi chúng con phải vật lộn với những thách thức này, chúng con cần có sự hòa nhập, chào đón, vị tha và tế nhị từ phía Giáo hội – cả với tư cách là một tổ chức và là một cộng đồng đức tin.”
Liên quan đến ngành công nghệ mới, giới trẻ đã vạch ra rằng chúng có nhiều lợi ích nhưng cũng có nhiều nguy hiểm , mặc dù có nhiều khả năng kết nối, giáo dục và kiến ​​thức không ngừng, nhưng công nghệ cũng có là  dẫn tới “sự cô lập, lười biếng, u sầu và buồn chán.”
Những người trẻ cũng nêu ra việc sử dụng công nghệ xấu xa như khiêu dâm trực tuyến, “bóp méo nhận thức của giới trẻ về tình dục của con người” và tạo ra một “ảo tưởng như thật làm mất phẩm giá con người”.
Về khía cạnh này, văn bản cùng một lúc đưa ra hai gợi ý chính yếu, trước tiên khuyến khích Giáo hội xem công nghệ, đặc biệt là internet, như là một “công cụ tốt cho việc tân Phúc âm hoá”. Điều này cần phải được chính thức hóa thông qua một tài liệu chính thức của Giáo hội. “
Thứ hai, họ yêu cầu Giáo hội “giải quyết khủng hoảng đang bành trướng về tệ nạn khiêu dâm, bao gồm lạm dụng trẻ em trực tuyến trên mạng và đang dần huỷ diệt nhân loại.”
Về vai trò của phụ nữ, văn bản cho rằng: ngày nay phụ nữ vẫn không được bình đẳng trong Giáo hội, hoặc trong xã hội. Họ đặt câu hỏi làm thế nào và ở đâu phụ nữ có thể “phát triển” trong những môi trường này. Giới trẻ cho rằng vai trò của phụ nữ thường không rõ ràng và yêu cầu Giáo hội chỉ rõ vai trò của họ.
Văn bản  nhấn mạnh rằng: người trẻ muốn được tiếp nhận một cách nghiêm túc, và mặc dù thường bị buộc tội là không có một cái nhìn về cuộc sống, nhưng những người trẻ đã hình dung được một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân họ: “Đôi khi chúng con đã phải từ bỏ ước mơ của mình. Chúng tôi quá sợ và một số  đã ngừng mơ ước.  Đôi khi, chúng con thậm chí không có cơ hội để tiếp tục mơ ước. “
Theo văn bản, những người trẻ tuổi “đánh giá sự đa dạng của các ý tưởng trong thế giới toàn cầu của chúng ta, tôn trọng những suy nghĩ của người khác và tự do ngôn luận. Đồng thời, giới muốn bảo vệ bản sắc văn hóa của mình, không muốn bị đồng hóa và từ bỏ văn hóa của mình.”
Họ nói rằng nhiều người trẻ thường cảm thấy “bị loại ra vì là Kitô hữu trong một môi trường xã hội bất lợi cho tôn giáo” và nhấn mạnh sự cần thiết phải “tìm thấy chính bản thân mình và người khác” để tạo ra mối quan hệ sâu sắc.
Những hình ảnh sai lầm về Chúa Giêsu – rằng Ngài là người quá lạc hậu, xa xôi hoặc cứng nhắc – thường không hấp dẫn được giới trẻ, làm cho các lý tưởng Kitô giáo dường như “vượt xa người bình thường. Do đó, đối với một số người, Kitô giáo được coi là một tiêu chuẩn không thể đạt được.”
Bản văn viết tiếp: “Cuối cùng, nhiều người trong chúng con muốn biết Chúa Giêsu, nhưng thường xuyên phải vật lộn để nhận ra rằng chỉ riêng Ngài là nguồn của sự thật, bởi vì trong mối tương quan với Ngài mà con người cuối cùng tự khám phá ra chính mình. Vì  vậy, chúng con thấy rằng những người trẻ muốn được là chứng nhân đích thực – những nam nữ biểu lộ đức tin và mối tương quan của họ với Chúa Giêsu một cách mãnh liệt trong khi khuyến khích người khác tiếp cận, gặp gỡ và yêu mến Chúa Giêsu.”
Những điều không tốt xảy ra với giới lãnh đạo trong Giáo hội đã làm tổn thương đến niềm tin của giới trẻ, nhưng họ nhấn mạnh rằng Giáo hội vẫn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm rằng giới trẻ được đón nhận và không còn bị coi là không quan trọng nữa.
Về Ơn gọi, giới trẻ cho biết khái niệm này vẫn còn “trừu tượng” đối với nhiều người, và do đó ý niệm về Ơn gọi không đến trong ý tưởng của họ: “Những người trẻ hiểu được ý nghĩa chung của việc mang lại một ý nghĩa cho cuộc sống và sống vì một mục đích, nhưng nhiều người không biết cách kết nối Ơn gọi đó như là một món quà và được kêu gọi từ Thiên Chúa.” Và, họ bày tỏ mong muốn  đối với những người  linh hướng có thể đồng hành với  họ bằng sự khôn ngoan và không phán đoán.
Giới trẻ cũng bày tỏ mong muốn của họ về tính xác thực, minh bạch và cởi mở hơn trong đời sống và  phẩm trật của Giáo hội. Họ cho rằng: tại một thời điểm “một Giáo hội đáng tin cậy là một Giáo hội không sợ để nhìn nhận là dễ bị lung lay. Chúng con muốn nói rằng Giáo hội, đặc biệt là hàng lãnh đạo, cần phải là một cộng đồng minh bạch, luôn biết chào đón, trung thực, mời gọi, giao tiếp, tiếp cận, vui vẻ và tương tác. Giáo hội cũng nên “chân thành trong việc thừa nhận những sai lầm của quá khứ và hiện tại, và đó là một Giáo hội bao gồm những người có thể sai lầm và hiểu lầm. “
Văn bản này cũng khuyến khích Giáo hội kiên quyết trong việc lên án các vụ tai tiếng như lạm dụng tình dục và “quản lý sai trái” về quyền lực và tài chính.  Giới trẻ cho rằng: Nếu Giáo hội làm điều này với sự khiêm tốn,  “chắc chắn sẽ làm tăng uy tín của Giáo hội trong giới trẻ thế giới.”
Các đại biểu trẻ cũng bày tỏ mong muốn của họ đối với một Giáo hội có khả năng truyền bá thông điệp của mình thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và cũng có thể trả lời những câu hỏi của những người trẻ theo một cách mà không bị “coi nhẹ” (watered down) hoặc “rập khuôn mẫu” (prefabricated). Họ đề nghị:Chúng con là Giáo hội trẻ, xin các nhà lãnh đạo của Giáo hội nói về những chủ đề gây tranh cãi như vấn đề đồng tính luyến ái và vấn đề giới tính bằng những ngôn từ thực tiễn, là những vấn đề người trẻ đã tự do thảo luận mà không bị cấm đoán.”
Văn bản nhấn mạnh rằng giới trẻ mong muốn trở thành những người lãnh đạo trong cộng đoàn của họ và yêu cầu có các chương trình đào tạo  giới lãnh đạo trẻ liên tục và phát triển.  Điều được ghi chú rõ ràng là sự đề cập cụ thể đến việc thiếu các phụ nữ trẻ gương mẫu trong Giáo hội, là những người cũng đóng góp với “những năng khiếu trí tuệ và chuyên nghiệp của họ.”
Giới trẻ cho rằng họ muốn “gặp nhau ở bất cứ nơi nào họ thấy thích hợp”, và nhấn mạnh rằng Giáo hội nên tìm ra những phưong cách “mới mẻ và sáng tạo” để giới trẻ gặp gỡ nhau ở những nơi như quán bar, tiệm cà phê, phòng tập thể dục, sân vận động hoặc trung tâm văn hóa, thay vì luôn là những nơi đã được xếp đặt cố định trước.
Họ yêu cầu Giáo hội liên kết với “các công cụ thích hợp”, mà văn bản đã liệt kê những điểm chính dưới dạng chấm hoa đầu dòng như: phương tiện truyền thông đa phương, dịch vụ trong các phong trào hoặc tổ chức từ thiện; vẻ đẹp và nghệ thuật; kính trọng và chiêm nghiệm; các chứng từ và quá trình của Thượng Hội đồng Giám mục.
Ngoài vai trò thiết thực, chức năng và vai trò mang tính quyết định của phẩm trật,  cuối cùng giới trẻ muốn là những người “vui vẻ, nhiệt tình và hiện diện có tính truyền giáo trong Giáo hội”.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Elise Harris trên CNA)