Nhà thờ Đức Bà Paris: Cửa kính hình hoa hồng nổi tiếng thoát khỏi vụ cháy lớn kinh hoàng

Cặp song sinh dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria trong thời thơ ấu trở thành linh mục, nữ tu
‘Tôi sẽ không làm điều đó’
Tro dùng trong thứ tư Lễ Tro được lấy từ đâu?

Cửa kính hình hoa hồng ở phía Bắc và Nam của nhà thờ Đức Bà Paris

Một báo cáo từ nước Pháp xác nhận, sau trận hỏa hoạn kinh hoàng nhấn chìm Nhà thờ Đức Bà – Notre Dame Cathedral –  trong khói lửa ở Paris hôm thứ Hai, 15/4/2019, ba cửa kính hình hoa hồng là biểu tượng của nhà thờ không bị hề hấn gì.
Một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của nhà thờ mang tính lịch sử, là các cửa kính –  một trong những báu vật tuyệt vời nhất của nhà thờ Đức Bà. Cửa kính hoa hồng, một dấu ấn của kiến ​​trúc gothic, sắp xếp hàng trăm tấm kính màu được chạm khắc nghệ thuật như phiến đá, xòe ra từ trung tâm.
Ngọn lửa thiêu rụi mái nhà và chóp của nhà thờ vào ngày 16/4/2019.  Hiện tại, các nhà chức trách vẫn đang điều tra và vụ hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà vẫn đang được xem như đây là một tai nạn. Khoảng 400 lính cứu hỏa đã chiến đấu với ngọn lửa trong nhiều giờ trước khi dập tắt được nó. Các nhà chức trách vẫn đang xác định mức độ thiệt hại.
Khi đám cháy bùng phát lần đầu tiên, nhiều người đã lo ngại rằng các cửa kính đã bị tàn phá, hoặc tan chảy trong sức nóng của khối lửa, hoặc bị nổ tung bởi nước của vòi rồng cứu hỏa. Các báo cáo ban đầu cho thấy rằng ít nhất một trong số các cửa kính đã bị phá hủy, hoặc bung ra. Tuy nhiên, qua một đêm, người ta đã thấy rõ ràng là cả ba cửa kính đã thoát khỏi khối lửa và vẫn còn nguyên vẹn.
Những cửa kính hình bông hồng, đặt ở phía Bắc, phía Tây và phía Nam của nhà thờ, đã sống sót qua nhiều cuộc cướp phá: Cách mạng Pháp, hai cuộc chiến tranh thế giới, và bây giờ là một vụ cháy lớn kinh hoàng.
Cửa kính hình hoa hồng phía Tây là cửa kính lâu đời nhất và được xây dựng vào khoảng năm 1225. Mặc dù bây giờ là nhỏ nhất trong ba cửa, nhưng đó là cửa kính hoa hồng lớn nhất trên thế giới vào thời điểm được làm ra. Cửa kính này là hình ảnh thủy tinh, được sắp xếp thành 15 cánh hoa, bao quanh một hình ảnh của Đức Maria đang bế Hài nhi Giêsu. Nằm phía sau của chiếc đại phong cầm đã được phục hồi hoàn toàn vào thế kỷ XIX.
Cửa kính hoa hồng phía Bắc và phía Nam được xây dựng vào khoảng năm 1250-1260 và đối mặt với nhau trên chính điện của nhà thờ.
Cửa sổ phía Nam là một món quà từ Vua Thánh Louis IX, dành riêng cho các vị thánh là những chứng nhân cho Chúa Kitô trên trần gian này. Đây là cửa sổ  lớn nhất trong ba cửa sổ, gồm 84 tấm hình thành bốn vòng tròn, với vòng trong cùng gồm 12 hình ảnh tượng trưng các môn đệ của Chúa Giêsu, được bao quanh bởi các cảnh trong Phúc âm thánh Mátthêu. Các vòng đai giữa gồm có các vị tử đạo và Đức Trinh Nữ nổi tiếng, còn các vòng bên ngoài là các thiên thần và các vị thánh quan thầy của Paris.
Bên dưới cửa kính hoa hồng phía nam là hình ảnh của 16 vị tiên tri. Bốn nhà tiên tri ở giữa là Isaiah, Giê-rê-mi, Ezekiel và Daniel – được lồng ghép cùng với bốn vị Thánh sử:  Mác-cô,  Lu-ca, Gioan, và Mát-thêu.
Cửa kính hoa hồng phía Bắc có hình dạng và kích thước giống hệt cửa sổ hoa hồng phía Nam, nhưng hơi cũ hơn. Cửa kính này được làm vào giữa thế kỷ 13, và vẫn bao gồm hầu hết các kính gốc. Trung tâm của cửa kính là hình Đức Maria đang bế Hài nhi Giêsu. Cửa kính này có hình ảnh từ Cựu Ước, bao gồm các vị vua và các tiên tri.
Đức Thánh Cha Biển đức XVI đã nhắc đến tầm quan trọng của kính màu trong các nhà thờ trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2008 của ngài.  Trong một bài giảng ngày 19/4/2008,  tại Nhà thờ Thánh Patrick ở New York, ĐTC Biển đức nói rằng kính màu mang đến một bài học cho các tín hữu.
Ngài nói : “Nhìn từ bên ngoài, những cửa sổ đó mờ tối, nặng nề, thậm chí ảm đạn. Tuy nhiên, một khi bước vào nhà thờ, mọi người đột nhiên sẽ nhìn thấy những cửa kính ấy bừng sống lên; nhờ những ánh sáng phản chiếu xuyên qua, cho thấy tất cả sự lộng lẫy của chúng. Điều này tương tự với kinh nghiệm của người Công giáo trong Giáo hội. Chỉ từ bên trong, từ kinh nghiệm về đức tin và đời sống giáo sĩ, chúng ta mới thấy Giáo hội thực sự là tràn ngập ân sủng, vẻ đẹp rực rỡ, được tô điểm bởi những hồng ân của Thánh Linh. Theo sau đó, chúng ta, những người sống cuộc sống ân sủng trong sự hiệp thông của Giáo hội, được kêu gọi để lôi kéo tất cả mọi người vào mầu nhiệm ánh sáng này.”

(Tóm lược và chuyển dịch từ bài viết đăng trên CNA)