Một nguồn tài chánh ‘dồi dào’ dành cho phụ nữ có thai ngoài ý muốn ở St Louis

“Bỏ phiếu cho gia đình” và “Bỏ phiếu cho sự sống”
Chúa nhật lòng Chúa thương xót: ĐTC dâng lễ trong nhà thờ lưu giữ thánh tích của thánh Faustina
Những điều có thể và không thể mà ĐTC Phanxicô làm sáng tỏ trước cáo buộc của ĐGM Viganò

Với luật cấm phá thai sau khoảng tám tuần và chỉ còn một phòng khám phá thai duy nhất có giấy phép hoạt động – hiện đang tranh đấu tại tòa án, Missouri được xem một tiểu bang “thù nghịch” với việc phá thai.
Giáo sư Ushma Upadhyay, Giáo sư Sản khoa tại Đại học California San Francisco, khi nhắc đến phòng khám phá thai cuối cùng ở tiểu bang Missouri với trang mạng truyền thông Vox, đã nói: “Tiểu bang đã gây rất nhiều khó khăn để một cơ sở phá thai được mở cửa.”
Những người trong nhóm ủng hộ phò sinh đã nói với CNA rằng, mặc dù tiểu bang có thể ngày càng hạn chế việc phá thai, nhưng mỗi năm lại có rất nhiều chương trình cung cấp nhiều nguồn lực và hỗ trợ cho hàng ngàn phụ nữ mang thai ngoài ý muốn.
Michael Meehan, Giám đốc Điều hành Good Shepherd Children and Family Services ở St. Louis, nói với CNA: “Mục đích của chúng tôi là dành cho những người mẹ muốn giữ sự sống cho con của mình, chúng tôi cung cấp cho họ tất cả những gì cần thiết để tránh  đưa đến việc phá thai.”  Good Shepherd là một trong tám cơ quan được điều hành bởi Hội từ thiện Công giáo ở St. Louis, dành cho phụ nữ mang thai có nhu cầu, đồng thời cung cấp cho họ nhiều nguồn lực và hỗ trợ, bao gồm nhà ở, các lớp học và học bổng, tư vấn và cai nghiện ma túy.
Meehan cho biết, Good Shepherd có một nơi trú ngụ dành cho phụ nữ mang thai, có chương trình sống chuyển tiếp cho các bà mẹ tuổi thiếu niên và vị thành niên, nếu không những người này có thể trở thành người vô gia cư. Nơi đây có thể làm nơi cư ngụ cho 14 người mẹ và 20 em bé, tạm thời  từ  vài ngày cho đến một năm, hoặc lâu hơn, tùy theo nhu cầu của các người mẹ và các em bé.
Meehan chia sẻ với CNA: Bên cạnh việc tư vấn theo nhóm và cá nhân, Good Shepherd còn có nhân viên y tá và các lớp dạy về kỹ năng sống, nuôi dạy con cái và phát triển trẻ em. Ngoài ra,  tiếp tục các lớp học để hoàn tất phổ thông trung học là một đòi hỏi đối với những người mẹ trong chương trình này.
Ông Meehan nói : 
Đây là một phần của những đòi hỏi phải tái tham gia vào việc giáo dục của họ. Điều đó tạo ra những cơ hội cho sự tự lập.”. Vì thế, tại Good Shepherd có một giáo viên giúp việc giáo dục toàn thời gian và giúp đỡ bất kỳ người mẹ nào chưa học xong trung học,  hoặc giúp để nhận được GED (General Education Diploma=tương đương với bằng trung học).
Meehan nói thêm: “Ngoài ra, Good Sepherd còn có một chương trình thăm tại nhà dành cho những phụ nữ có nhà ở nhưng cần các loại hỗ trợ khác trong suốt thai kỳ của họ.  Good Shepherd có nhân viên theo dõi từng trường hợp, giúp can thiệp cho các phụ nữ này những vấn đề khủng hoảng như bạo lực gia đình, kết nối với việc chăm sóc sức khỏe tốt và giới thiệu đến các cơ quan khác nếu cần. Một phần cốt lõi trong chương trình của Good Sepherd là chống lạm dụng và bị bỏ rơi, vì thế, nhóm có thể tiếp tục hỗ trợ các phụ nữ này, qua các chuyến thăm viếng tại gia đình cho đến khi đứa con nhỏ nhất của họ được ba tuổi. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng những người mẹ và em bé sẽ có được sự khởi đầu tốt nhất có thể trong cuộc sống.”
Meehan cho biết, đối với những phụ nữ cảm thấy mình không thể nuôi dạy con cái nhưng vẫn muốn cung cấp một cuộc sống tốt hơn cho chúng thì h
ọ Good Sepherd cũng có các dịch vụ chăm sóc và nhận nuôi dưỡng các em bé.
Ông nói:
Chúng tôi hy vọng rằng mình có thể thuyết phục những người mẹ chọn cho con nuôi, thay vì nghĩ đến giải pháp phá thai.”
Meehan nhận thấy số phụ nữ tìm đến Good Sepherd có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, theo Meehan, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này không chắc là có liên quan trực tiếp đến việc các phòng khám phá thai bị đóng cửa, chỉ còn một phòng hoạt động trong tiểu bang.
Theo dữ liệu từ năm 2005 của Viện Guttmacher, một tổ chức ủng hộ phò sinh, có ba lý do hàng đầu mà phụ nữ tìm đến phá thai. 74% số người được thăm dò cho là có con sẽ ảnh hưởng đến việc học, công việc làm hoặc khả năng chăm sóc em bé; 73% cho  rằng mình không thể đủ khả năng để sinh con; và  48% cho rằng mình không muốn làm mẹ đơn thân, hoặc gặp trở ngại trong mối quan hệ với gia đình.
Qua những thống kê này, Meehand nói rằng đó là mục đích của Good Shepherd để giúp phụ nữ bớt đi những trở ngại và lo lắng để giúp họ có thể giữ em bé. Ông nói : Chúng tôi giúp họ loại bỏ những suy nghĩ về việc cảm thấy  khó khăn, thường những lý do  đó không phải vì em bé.  Thay vào đó, luôn là những mối quan hệ bạo lực, họ có thể gặp tình trạng bị đuổi ra khỏi nhà, nghèo đói và tuyệt vọng, và họ luôn cảm thấy rằng việc này là không thể được, tôi sẽ không thể làm điều đó, và tốt hơn hết là đừng sinh đứa bé ra đời.”
Trong những năm gần đây, Meehan cho biết, Good Shepherd đã cố gắng nhiều hơn nữa để “phổ biến thông tin ra ngoài” về dịch vụ của mình để những phụ nữ biết những chương trình nào có sẵn để giúp đỡ họ.
Meehan nói : “Những thông tin sai lạc luôn nói rằng Giáo hội muốn kiểm soát phụ nữ, Giáo hội không quan tâm đến phụ nữ, Giáo hội chỉ quan tâm đến phụ nữ cho đến khi họ sinh con và sau đó không lưu tâm đến họ nữa. Những thông tin đó dễ dàng được chứng minh là sai lầm,  nếu có ai chịu để ý nhìn sâu hơn một tí.”
Việc giúp đỡ và khẳng định sự sống đáng quý đối với phụ nữ và trẻ em trong vực St. Louis không chỉ là việc đang làm của Giáo hội Công giáo, hay thậm chí các tổ chức tôn giáo.
Birthright of St. Louis là một tổ chức phi tôn giáo, phi lợi nhuận không nhận tài trợ của chính phủ tiểu bang hoặc liên bang. Mục tiêu của cơ quan này là cung cấp cho phụ nữ sự chăm sóc và hỗ trợ mà họ cần để có thể sử dụng trong các trường hợp mang thai ngoài ý muốn, và đưa ra các lựa chọn để khẳng định sự sống thay vì phá thai.
Maureen Zink, Giám đốc Điều hành của Birthright ở St. Louis, nói với CNA: “Chúng tôi chỉ chú trọng vào từng phụ nữ một. Trọng tâm của chúng tôi là phải tìm một nơi yên tĩnh, nơi phụ nữ có thể đến mà họ không cảm thấy như một nơi có một chương trình nghị sự và chỉ nói về lý do tại sao việc mang thai này quá khó khăn với họ.”
Zink cho biết, Birthright cung cấp nhiều dịch vụ miễn phí cho phụ nữ miễn phí như : tư vấn chuyên nghiệp, thử thai,  hỗ trợ tài chính và học bổng cho những phụ nữ còn đi học. Ngoài ra, Birthright cũng có một chương trình với  tên gọi là Melissa Smiles, nhằm hỗ trợ các bà mẹ có con bị tàn tật và kết nối họ với các chương trình mà họ cần.
Cô nói :
“Hầu như bất cứ điều gì phụ nữ cần, chúng tôi sẽ làm việc với họ. Chúng tôi rất yêu mến công việc chăm sóc phụ nữ, để có thể chăm sóc em bé. Mục tiêu là họ sẽ  được cung cấp một nơi lành mạnh, yêu thương và an toàn cho các em bé của họ.”
Zink chia sẻ rằng: mọi dịch vụ được cung cấp bởi Birthright đều miễn phí, nhưng phụ nữ không nhất thiết phải chứng minh nhu cầu tài chính để tìm sự giúp đỡ từ chi nhánh môi giới.
Cô nói :
Các phụ nữ là sinh viên đại học, khi biết mình đang mang thai ngoài ý muốn thì  bị choáng ngợp, và họ cần được giúp đỡ để giải quyết vấn đề này.”
Theo Zink, sự đóng cửa tất cả các phòng khám phá thai, trừ một phòng tồn tại trong tiểu bang, không làm gia tăng số phụ nữ đang tìm kiếm trợ giúp từ Birthright; mọi thứ vẫn “khá ổn định.”
Cô nói thêm :
Tôi nghĩ rằng dịch vụ của chúng tôi sẽ luôn luôn cần thiết, cho dù luật pháp thay đổi như thế nào.”
Mary Varni, người quản lý chương trình Mục vụ Tông đồ Tôn trọng Sự sống (Respect Life Apostolate) của Tổng giáo phận St. Louis, đã gửi cho CNA một danh sách các cơ quan, cả Công giáo và ngoài đời, mà họ sử dụng để giúp kết nối phụ nữ đang gặp trở ngại khi mang thai ngoài ý muốn với các cơ quan mà họ cần.
Varni lưu ý rằng trong khi nhiều phụ nữ mang thai ngoài ý muốn là những người nghèo, sự ổn định tài chính thường không phải là điều duy nhất họ cần. Cô nói: “Dựa trên kinh nghiệm của chúng tôi, nếu một phụ nữ mang thai và lo lắng về tình hình tài chính của mình, cô ấy cũng có thể quan tâm đến sự an toàn của nơi cư trú hoặc khu phố nơi mà đứa bé sẽ lớn lên, sự giáo dục mà đứa bé sẽ có thể nhận được, chăm sóc sức khỏe của trẻ em, hoặc thậm chí các nhu cầu cơ bản như thức ăn và chỗ ở. Chúng tôi hy vọng họ sẽ thấy rằng sự sống là một lựa chọn chính đáng, khi họ nhận được sự giúp đỡ để giải quyết tất cả những mối quan tâm này, cũng như sự chia sẻ của các cơ quan mà chúng tôi biết có thể giúp những nhu cầu của họ.”
Varni cho biết, bên cạnh Good Shepherd, Hội Từ thiện Công giáo tại St. Louis còn điều hành thêm ba nhà tạm trú: Queen of Peace Center (Trung tâm Nữ Vương Hòa Bình), nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe gia đình cho phụ nữ (và con cái họ) đang cai nghiện ma túy; Trung tâm St. Patrick, giúp những người vô gia cư hoặc có nguy cơ trở thành vô gia cư; và Marygrove, nơi cung cấp một chương trình nhà ở độc lập, nhằm cung cấp chỗ ở và dịch vụ cho thiếu nữ dưới tuổi vị thành niên và thanh nữ  đang mang thai.
Hơn nữa, chương trình Mục Vụ Tông đồ Tôn trọng Sự sống còn cung cấp quỹ Blessed Theresa of Calcutta, nơi hỗ trợ tài chính cho các người mẹ tương lai hoặc mới trở thành người mẹ trong Tổng giáo phận St. Louis.
Ngoài ra còn có  nhà lưu trú Đức Bà (Our Lady’s Inn) –  nơi tạm trú và hỗ trợ phụ nữ vô gia cư và con của họ, và Thrive St. Louis –  một phòng khám bệnh dành cho phụ nữ, thử thai, siêu âm, nuôi dạy con cái và các kỹ năng sống, giới thiệu về nhà ở, chăm sóc y tế, tư vấn, hỗ trợ tiện ích, thực phẩm và nhiều những dịch vụ khác.
Varni cho biết, Hiệp hội St Vincent DePaul ở St. Louis cũng cung cấp thực phẩm và tài chính, như hỗ trợ về nhà ở và phương tiện giao thông, cho những người có nhu cầu. Hiện tại họ cũng đang xem xét mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn với Good Shepherd để hỗ trợ trực tiếp nhiều hơn cho phụ nữ mang thai và những gia đình có nhu cầu.
Varni nói rằng, công việc đầu tiên của những người trợ giúp là lắng nghe những khó khăn mà người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn đang phải đương đầu khi họ  đến trung tâm, hoặc tổng giáo phận, để tìm sự giúp đỡ: “Chúng tôi cho họ biết rằng họ không đơn độc trong cuộc đấu tranh của mình, đó là lý do tại sao có rất nhiều nguồn lực có sẵn để hỗ trợ nhu cầu của họ, và thay vì phá thai họ có thể nhận sự trợ giúp để cuộc sống của con mình lành mạnh hơn. Chúng tôi nhắc nhở họ rằng việc mang thai là một món quà từ Thiên Chúa, và rằng Người đã chọn họ để cưu mang vì một lý do mà Người biết rõ hơn tất cả chúng ta, và vì Người yêu thương họ, nên luôn có hy vọng. Họ sẽ có thể vượt qua những thử thách mà họ đang phải đối mặt.”
Giấy phép của phòng khám phá thai hoạt động cuối cùng của Missouri, ở St. Louis, vẫn đang được tranh luận tại tòa án. Phiên điều trần tiếp theo về giấy phép của phòng khám mãi đến tháng 10 mới được cứu xét và một thẩm phán đã phán quyết rằng phòng khám vẫn có thể tiếp tục phá thai thông qua phiên điều trần đó.
Mặc dù có một số vặn vẹo xoay quanh việc có thể đóng cửa phòng khám phá thai cuối cùng ở tiểu bang, Meehan cho rằng đó sẽ là một điều tốt – và phụ nữ vẫn sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ cần, thông qua nhiều dịch vụ có sẵn trong tiểu bang.
Ông nói :
Người ta đã không theo dõi thực tế rằng hơn 600,000 thai nhi tử vong mỗi năm (do phá thai). Con số này là quá nhiều. Nếu ngày nay những văn phòng khám phá thai (Planned Parenthood) biến mất, chúng ta vẫn có thể đáp ứng nhu cầu về dân số. Đó không phải là một trở ngại. Việc tăng dân số không phải là vấn đề quan trọng như nhóm Planned Parenthood muốn chúng ta tin.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Farrow trên CNA)