California: Thống đốc ký dự luật thành luật bắt buộc các trường đại học của tiểu bang phải cung cấp thuốc phá thai

Người đàn ông có đức tin và khiêm nhường
Tại sao ngày lễ thánh Đa Minh không thực sự là ngày lễ lớn nhất của dòng Đa Minh
Trở thành Kitô hữu luôn là một thách đố

Tòa nhà quốc hội tiểu bang California

Thứ Sáu, 11/10/2019, Thống đốc Gabin Newsom, tiểu bang California,  đã ký thành luật một dự luật đòi hỏi các trường đại học công lập cung cấp quyền sử dụng miễn phí vào dịch vụ phá thai y tế cho nữ sinh viên.
Luật này sẽ có hiệu lực vào năm 2023 và áp dụng cho 34 trường Đại học tại California.
Thượng Nghị sĩ của tiểu bang California, Connie Levya (Dân chủ-Chino), tác giả của luật, cho biết ngày 11/10/2019, rằng : “phá thai là một quyền được bảo vệ và điều quan trọng là tất cả mọi người, bao gồm cả sinh viên đại học, có quyền sử dụng quyền đó, nếu họ chọn. Tôi cảm ơn Thống đốc và các đồng nghiệp lập pháp của tôi vì đã giữ quyền lựa chọn và khẳng định quyền của sinh viên đại học trong việc tìm đến phá thai bằng thuốc trong các trường đại học ở California.
Luật cũng sẽ tạo ra một quỹ để cung cấp một khoản tài trợ 200.000 đô la cho mỗi Trung tâm Y tế của sinh viên Đại học Công lập để trả chi phí cung cấp thuốc phá thai, với tiền đến từ các nguồn, không phải là tổ chức của tiểu bang, nhưng là của tư nhân và các cơ quan chính quyền địa phương và liên bang.
Luật sẽ chỉ có hiệu lực nếu có đủ 10.29 triệu đô la trong quỹ tư nhân vào ngày 1/1/2020, khoản tài trợ này đã được bảo đảm theo phân tích dự luật ngày 12/8 của  Ủy ban Quốc hội.
Hội đồng Công giáo California (California Catholic Conference)  trong một tuyên bố trên trang web của mình đã viết: “
Luật này đòi hỏi cung cấp các dịch vụ tư vấn phá thai cho sinh viên, nhưng nó chỉ được “viết đặc biệt theo cách để loại trừ tư vấn cho ủng hộ sự sống.”
Cựu Thống đốc Jerry Brown, một người ủng hộ phá thai công khai, đã từ chối một dự luật tương tự vào tháng 9 năm ngoái, nói rằng nó không cần thiết, vì dịch vụ phá thai đã được “cung cấp rộng rãi” ngoài khuôn viên của trường.
Hội Đồng Công giáo California đã phản đối luật này khi nó được thông qua cơ quan lập pháp, và tháng trước, nhóm này đã kêu gọi ông Newsom phủ quyết luật này “chưa từng có và không cần thiết bởi vì nó cố tình thu hẹp các lựa chọn của một phụ nữ trẻ và đặt các tổ chức học thuật uy tín của nhà nước vào vị trí thực sự thúc đẩy, tạo điều kiện và có khả năng tài trợ chỉ về phá thai.”
Hiện nay, phần lớn các trung tâm y tế trong trường cung cấp các dịch vụ phụ khoa và biện pháp tránh thai, nhưng họ sẽ giới thiệu sinh viên tìm cách phá thai đến một phòng khám phá thai ngoài trường.
Hội đồng Công giáo California cho biết dự luật nhấn mạnh việc phá thai là một lựa chọn cho những người mang thai ở trường đại học. Theo Hội đồng Công giáo California, trong khi dự luật mời các Trung tâm Yế bao gồm các dịch vụ tư vấn phá thai, thì văn bản “được viết có dụng ý để loại trừ việc tư vấn ủng hộ sự sống.”
Ông Andrew Rivas, Giám đốc Điều hành của Hội đồng cho biết, “dự luật này sẽ chỉ nhằm mục đích khuyến khích các loại thuốc gây sẩy thai trong các trường đại học. Vì vậy, không nên có một tổ chức, trung tâm tư vấn hoặc y tế do chính phủ tài trợ, mà chỉ cung cấp một loại dịch vụ. Nếu dự luật này thực sự là về việc cung cấp các lựa chọn cho nữ sinh viên, thì tiểu bang cũng nên bắt buộc và phải tài trợ cho các dịch vụ bảo vệ sự sống (thai nhi) nữa. Việc cung cấp dịch vụ phá thai do nhà nước tài trợ như là sự thay thế duy nhất cho việc mang thai sẽ làm suy yếu khả năng của một tổ chức học thuật nhà nước nhằm thúc đẩy giá trị của sự đa dạng và trao quyền cho phụ nữ.”
Phá thai bằng thuốc là việc uống hai viên thuốc – viên đầu tiên là mifepristone, chặn progesterone, rất cần thiết để duy trì sức khỏe của thai nhi. Viên thuốc thứ hai, misoprostol, được uống 24 giờ sau mifepristone và có tác dụng gây ra các cơn co thắt nhằm trục xuất thai nhi.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bản tin đăng trên CNA)