Tro dùng trong thứ tư Lễ Tro được lấy từ đâu?

Làm sao một gia đình Tin lành đã đến với Công giáo?
Thống Đốc Cuomo đã hạ thấp Giáo hội với ‘những lời lăng mạ’
Ngã rẽ giữa đức tin và tự kỷ

“Hãy nhớ bạn là tro bụi và sẽ trở về bụi tro.” (Remember you are dust and to dust you shall return.)
Hoặc, “Hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.” (Repent and believe in the Gospel.)
Vào thứ Tư Lễ Tro, hàng triệu người Công giáo trên khắp thế giới, sẽ nghe thấy một trong hai câu này khi một linh mục xức tro lên trán của họ với dấu Thánh giá.
Nhưng chính xác thì tro bột đen hay xám đến từ đâu?
Theo hướng dẫn của Sách lễ Roma, tro thường được làm ra từ các nhánh lá của cây vạn tuế của Chúa nhật lễ Lá năm trước.
Những nhánh này sau đó được đốt thành tro và, tại Hoa Kỳ, được trộn với nước Thánh, hoặc dầu Thánh, để tạo ra tro ướt. Ở những nơi khác trên thế giới, đôi khi tro khô được rắc lên đầu chứ không phải thành tro ướt.

Tự đốt tro lấy
Linh mục Dan Folwaczny, phó xứ St. Norbert và Đức Mẹ Brook, Tổng giáo phận Chicago, chia sẻ với CNA rằng, tại giáo xứ của ngài, họ dùng những cành lá vạn tuế từ Chúa nhật lễ lá năm trước đó để đốt thành tro.
Ngài nói : “Chúng tôi mua những cành vạn tuế và lá dừa (palm),  một số đã được dùng vào Chúa nhật Lễ Lá và một số còn dư lại, và chúng tôi thường cất giữ để dùng làm tro cho năm sau. Nhiều người mang những cành lá về nhà và chúng tôi đã kêu gọi họ đưa đến nhà thờ vài ngày trước ngày lễ tro.”
Sau đó vào một ngày trước Thứ Tư Lễ Tro, tất cả những cành vạn tuế và lá dừa cũ được đặt trong một lò lửa trên bậc thềm nhà thờ.
Lm. Folacacny nói: “Sau đó, những em học sinh của trường bước ra, chúng tôi có giờ cầu nguyện nhỏ và đốt cháy những cành lá ấy.
Ngài nói thêm, trong khi một số linh mục đặt mua lá dừa từ các cửa tiệm chuyên bán các hàng tôn giáo, thì giáo xứ của ngài vẫn còn nhiều lá và tro dự phòng. Ngài nói : “C
húng tôi thật sự vẫn còn rất nhiều dự trữ từ những năm trước. Chúng tôi thật sự không cần đốt thêm lá dừa trong một vài năm và vẫn đủ dùng”.
Tại nhiều giáo xứ và giáo phận cách thức đốt tro cũng được làm tương tự.
Linh mục Harrison Ayre, giáo phận Victoria, British Columbia, nói với CNA trên Twitter rằng, ngài đã  đốt tro để sử dụng cho Thứ Tư Lễ Tro trong thùng bằng kim loại và “tro được tạo ra khá độc đáo”.

Người mua tro
Trong khi nhiều giáo xứ xem Thứ Tư Lễ Tro như một cơ hội để sử dụng hết lá dừa của năm ngoái, thì Giáo hội cũng cho phép mua tro từ các cửa tiệm chuyên bán hàng tôn giáo.
Linh mục Joseph Faulkner, giáo Phận Lincoln, tiểu bang Nebraska, nói với CNA trên Twitter rằng,  ngài mua tro  từ các nhà cung cấp hàng hóa tôn giáo để tránh tro vụn, hoặc tro cứng.
Đối với nhiều giáo xứ Công giáo ở Colorado, một trong những nhà cung cấp được sử dụng nhiều nhất là   Gerken. Mike Gerken, một người đồng sở hữu cửa hàng này đã nói với tờ Denver Catholic vào năm 2017 rằng : “Đốt tro là  cả một nghệ thuật. Để có được tro tốt, bạn không  thể chỉ đốt nó. Bạn phải để chúng cháy âm ỉ mà không có oxy, và khi đó tro mới có màu than đen thật sự.”
Các cửa tiệm chuyên bán hàng tôn giáo như Gerken, thường mua lá dừa cho Chúa nhật lễ Lá, và đôi khi cả tro , từ các nhà cung cấp ở các khu vực ấm áp hơn của Hoa Kỳ như: California, Texas, Florida và các khu vực khác ở miền Nam.

Tại sao lại dùng lá dừa trong Chúa nhật lễ Lá?
Sử dụng lá dừa trong Chúa nhật lễ Lá có một ý nghĩa phụng vụ,  trái ngược với các tài liệu khác, để làm tro cho Thứ Tư Lễ Tro.
Linh mục  Randy Stice, phó Giám đốc  Ban Thư ký Phụng tự của Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, nói với CNA rằng tro làm từ lá dừa nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa  Mùa Chay.
Linh mục Stice: “Những nhánh dừa ấy báo trước Tuần Thánh, cái chết đau khổ và sự phục sinh của Chúa Kitô. Chúa nhật Lễ Lá diễn ra vào đầu Tuần Thánh, đễ rồi dẫn đến lễ Phục sinh. Điều đó giúp chúng ta trở nên đồng nhất với Đức Giê-su  trong Mùa Chay..,  kết nối chúng ta với các sự kiện trong cuộc đời của chính Chúa Kitô.”
Ngài nói thêm, tro từ lâu cũng là biểu tượng của sự ăn năn và hoán cải, ngay cả trong Cựu Ước : “Đó là biểu tượng của Cựu Ước và  Tân Ước về sự ăn năn và hoán cải, sự đau buồn vì tội lỗi của chúng ta, nhận thức về sự yếu đuối và cái chết của chúng ta – những biểu tượng đã được Giáo hội đưa lên từ giai đoạn sớm nhất.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Rezac đăng trên CNA)