Abu Dhabi: Đức Thánh Cha kêu gọi vì hòa bình, đối thoại, tự do tôn giáo

Tòa án Tối cao của Úc phán quyết Đức Hồng y Pell vô tội
Abu Dhabi: Đức Thánh Cha thăm nhà thờ Chánh tòa, cảm ơn các tín hữu vì chứng tá của họ
Một người mù có thể dẫn một người mù chăng?

Hôm 4/2/2019, Đức Thánh Cha Phanxicô  đã thành tâm  kêu gọi cho hòa bình, đối thoại và tự do tôn giáo trong Hội nghị Toàn cầu về Tình huynh đệ của con người (The Global Conference on Human Fraternity) được tổ chức tại Adu Dhabi. Đó là một ấn tượng sâu sắc trong chuyến tông du từ ngày 3 đến 5/2/2019 của ĐTC đến Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, bao gồm một bài diễn văn dài, cũng như việc ký kết Tài liệu về “Tình huynh đệ của con người vì hòa bình thế giới và chung sống với nhau” (Human Fraternity for World Peace and Living Together) do ĐTC Phanxicô và Đại Giáo sĩ Imam của Al-Azhar.
Trong bài diễn văn của mình, ĐTC Phanxicô nhấn mạnh rằng, “không có bạo lực nào có thể được biện minh dưới danh nghĩa tôn giáo”. Và ngài đã đề cập đến cuộc gặp gỡ thuở xưa giữa một vị Thánh và Quốc vương: Với một trái tim biết ơn Chúa, trong thế kỷ thứ tám của cuộc gặp gỡ giữa thánh Phanxicô Assisi và Quốc vương Al-Malik al Kāmil, tôi đã có cơ hội được chào đón đến đây như một tín hữu khao khát hòa bình, như một người anh em tìm kiếm hòa bình với các anh em khác. Chúng ta gặp nhau nơi đây để mong muốn hòa bình, thúc đẩy hòa bình, trở thành công cụ của hòa bình.”
ĐTC đã chỉ ra một sự khác biệt giữa “tình huynh đệ”“chủ nghĩa cá nhân”, điều có thể khuyến khích người ta ham muốn đặt “bản thân mình và một nhóm này trên một nhóm khác.”
ĐTC giải thích: “Đạo đức tôn giáo thật sự bao gồm việc yêu mến Thiên Chúa với tất cả một trái tim biết yêu thương người láng giềng như chính mình. Hành vi tôn giáo, do đó, cần liên tục được thanh lọc khỏi sự cám dỗ tái diễn để đánh giá người khác là kẻ thù hay đối thủ. Mỗi tín ngưỡng khác nhạu được kêu gọi để vượt qua sự phân chia giữa bằng hữu và kẻ thù, để đưa ra viễn ảnh thiên đàng, rồi từ đó sẽ yêu thương tất cả mọi người mà không có sự phân biệt trong cách đối xử với nhau.”
ĐTC nói thêm: Tự do tôn giáo phải vượt ra ngoài quyền “tự do thờ phượng” và liên quan đến việc xem người khác thực sự là anh chị em. Kêu gọi “lòng can đảm đối thoại”, mà theo ĐTC “trái tim của cuộc đối thoại” là điều thiết yếu cho tương lai.
ĐTC cảnh báo : “Không có lựa chọn nào khác là chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng tương lai hoặc sẽ không có tương lai. Đặc biệt, các tôn giáo, không thể từ bỏ trách nhiệm khẩn thiết đó là xây dựng nhịp cầu giữa các dân tộc và văn hóa. Đã đến lúc các tôn giáo nên tích cực nỗ lực hơn, với lòng can đảm và mạnh dạn hơn, và hãy thật lòng, để giúp thế giới tăng cường khả năng hòa giải, viễn ảnh của hy vọng và con đường tiến đến hòa bình vững chắc. Tôi hướng đến các xã hội, nơi những người có tín ngưỡng khác nhau nhưng có quyền công dân như nhau và chỉ trong trường hợp bạo lực dưới bất kỳ hình thức nào thì quyền đó mới bị xóa.”
ĐTC đã kết thúc bài diễn văn của mình bằng một lời kêu gọi chấm dứt chiến tranh, mà theo ngài, là hãy bỏ đi tất cả những thô bạo khốn khổ đó. Cụ thể, ngài đã trích dẫn các cuộc xung đột ở Yemen, Syria, Iraq và Libya.

Tài liệu về Tình huynh đệ của Con người vì Hòa bình thế giới và  chung sống với nhau” đã phản ảnh nhiều chủ đề của Đức Thánh Cha  và nhấn mạnh những điểm sau:
– Niềm tin chắc chắn rằng những giáo lý đích thực của các tôn giáo mời gọi chúng ta tiếp tục giữ các giá trị cốt lõi của hòa bình;
– Tự do là quyền của mỗi con người;
– Công lý dựa trên lòng khoan dung là con đường phải tuân theo để đạt được một cuộc sống có phẩm giá mà mỗi con người đều có quyền;
– Đối thoại, hiểu biết và thúc đẩy rộng rãi văn hóa khoan dung, chấp nhận người khác và chung sống hòa bình sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường đè nặng lên một phần lớn nhân loại;
– Đối thoại giữa các tín đồ có nghĩa là đến với nhau trong không gian rộng lớn của các giá trị tâm linh, con người và chia sẻ các giá trị xã hội,  từ đây, truyền tải những luân lý cao nhất mà các tôn giáo hướng tới. Điều đó cũng có nghĩa là tránh các cuộc thảo luận không hiệu quả;
– Việc bảo vệ các nơi thờ phượng – hội đường, nhà thờ và đền thờ (Hồi giáo) – là một nghĩa vụ được bảo đảm bởi các tôn giáo, giá trị con người, luật pháp và các thỏa thuận quốc tế. Mọi hành động tấn công các nơi thờ phượng hoặc đe dọa họ bằng các cuộc phá hoại, đánh bom hoặc phá hủy bằng bạo lực, là một sự sai trái so với các giáo lý của các tôn giáo cũng như vi phạm luật pháp quốc tế rõ ràng;
– Khủng bố là điều đáng trách và là sự đe dọa an ninh của mọi người, dù là ở phương Đông hay phương Tây, Bắc hay Nam, và phổ biến sự hoảng loạn, khủng bố và bi quan, nhưng điều này không phải do tôn giáo, ngay cả khi những kẻ khủng bố đã lạm dụng danh nghĩa của nó;
– Khái niệm quyền công dân dựa trên sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, từ đó tất cả đều được hưởng công lý;
– Quan hệ tốt giữa Đông và Tây là cần thiết không thể chối cãi cho cả hai;
– Đó là một yêu cầu thiết yếu để công nhận quyền của phụ nữ đối với giáo dục và việc làm, công nhận quyền tự do của họ để họ có thể thực hiện các quyền chính trị của riêng mình;
– Việc bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình, được chăm sóc về  dinh dưỡng, giáo dục và hỗ trợ, là nhiệm vụ của gia đình và xã hội;
– Bảo vệ quyền của người già, người yếu đau, người tàn tật và người bị áp bức là nghĩa vụ của tôn giáo và xã hội. Quyền này phải được bảo đảm và bảo vệ thông qua luật pháp nghiêm ngặt, cũng như chấp hành các thỏa thuận quốc tế có liên quan.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Jim Fair trên Zenit)