BẮC TRIỀU TIÊN CẦN THAY ĐỔI TRƯỚC KHI CÓ CUỘC VIẾNG THĂM CỦA ĐỨC THÁNH CHA

Sự toàn thiện được tìm thấy trong những hành động bác ái nhỏ bé
Đừng tránh né những vết thương của Giáo hội…
Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban mới để nghiên cứu thừa tác vụ nữ phó tế

ĐGM Yoo Heung Sik và ĐTC Phanxicô trong một chuyến viếng thăm mục vụ

Một Giám mục Hàn Quốc cho biết hôm thứ Năm, 11/10/2018, Bắc Triều Tiên cần phải có “một số tự do tôn giáo”,  trước khi ĐTC quyết định một chuyến viếng thăm đến Bình Nhưỡng.
Đức Giám mục Yoo Heung Sik của Daejeon, người thay mặt  Hội đồng Giám mục Hàn Quốc đã nhiều lần đến Bắc Triều Tiên,  bước đầu đã hoan nghênh tin Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Triều Tiên,  Kim Jong Un,  cùng thảo luận trong cuộc họp vào cuối tháng 9/2018 để mời Đức Thánh Cha Phanxicô đến thăm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK). Ngài nói : “Đó sẽ là một bước tiến lớn cho hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.” Tuy nhiên, ngài cũng đã cảnh báo rằng: “Bắc Triều Tiên cần thay đổi một số điều để cho ĐTC Phanxicô có thể đến đó. Ví dụ, hiện tại ở Bắc Triều Tiên,  không có một linh mục nào “.
Bình Nhưỡng đã từng được gọi là “Jerusalem của phương Đông” và được coi là một trung tâm của Kitô giáo ở Đông Bắc Á.
Theo HĐGM Hàn Quốc, ngay trước khi cuộc chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, hầu hết các linh mục ở Bắc Triều Tiên bị bắt, giết, hoặc biến mất. Tiến trình phong chân phước cho 40 tu sĩ của Tu viện Tokwon Benedictine, những người đã bị Cộng sản giết chết vì đức tin của họ, đã bắt đầu.
Năm 1988, “Hiệp hội Công giáo Hàn Quốc” được dựng lên bởi chính quyền Cộng sản và có 800 thành viên ghi danh. Hiệp hội này không được Vatican công nhận, nhưng là một trong ba nhà thờ do nhà nước bảo trợ hoạt động ở Bắc Triều Tiên, dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền Cộng sản.
Thỉnh thoảng, khi có một linh mục nước ngoài đang viếng thăm chính thức đất nước, thánh lễ mới được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Changchung của Bình Nhưỡng. Nhưng vào những ngày Chúa nhật, phụng vụ thánh lễ thường được cử hành do những người đã được chỉ định bởi nhà nước. Đại diện Giáo hội Công giáo của Bình Nhưỡng tại Tòa thánh bị bỏ trống. Vị giám mục cuối cùng  của đất nước này được bổ nhiệm vào tháng 3/1944. Ở Bắc Triều Tiên,  không có một giáo sĩ Công giáo bản xứ.
Bắc Triều Tiên đã liên tục được xếp hạng là quốc gia tồi tệ nhất về việc đàn áp Kitô hữu bởi nhóm “Open Doors”. Các Kitô hữu trong một chế độ vô thần đã phải đối mặt với việc bắt giữ, cải tạo trong các trại lao động, hoặc, trong một số trường hợp, bị hành quyết vì đức tin của họ.
Một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc năm 2014 đã đưa ra một báo cáo dài 372 trang, ghi tội ác chống lại nhân loại của nhà cầm quyền, bao gồm sát hại, nô lệ, tra tấn, giam cầm, cưỡng bức phá thai và cố ý gây ra nạn  đói kéo dài.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính rằng hiện tại có khoảng 80.000 đến 120.000 người trong sáu trại tù chính trị của Bắc Triều Tiên.
Vào ngày 12/6/2018, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un đã gặp nhau tại Singapore, và đã ký một thỏa ước chung về  việc “kiến tạo một chế độ hoà bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên.”
Theo Tổng thống Trump, một cuộc thảo luận trong vòng 45 phút với Kim Jong Un, đã diễn ra, trong đó vấn đề nhân quyền đã được thảo luận tương đối ngắn gọn so với việc huỷ bỏ vũ khí hạt nhân, cũng như  việc Bắc Triều Tiên bắt cóc các công dân Nhật Bản và cuộc bách hại các Kitô hữu.
Vào tuần thứ hai của tháng 10/2018
, Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, đã gặp Kim Jong Un ở Bắc Triều Tiên để thảo luận chi tiết về một Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim,  tiếp tục đàm phán về việc hủy diệt kế hoạch hạt nhân của bán đảo Triều Tiên.
ĐGM. Yoo nói với CNA rằng: Nếu Tổng thống Trump giúp người Hàn Quốc đạt được “một đất nước hòa bình, đoàn kết Hàn Quốc” thì “ông ấy sẽ trở thành một tổng thống Mỹ làm nên lịch sử trong việc kiến tạo  hòa bình  cho thế giới”
Ngài cho rằng việc giảm vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên năm nay là “nhờ ơn Chúa Thánh Thần.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết Courtney Grogan đăng trên CNA)