Chúa nhật 14/10/2018: Thêm bảy vị thánh mới được tôn phong

‘Các linh mục trong Công viên’ ban phép giải tội công khai tại Michigan
Chính quyền Trump: Miễn trừ trách nhiệm cung cấp các chương trình ngừa thai cho những người bảo vệ lương tâm tôn giáo
Số người Công giáo đến nhà thờ bị giảm sút

Chúa nhật 14/10/2018,  Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức tôn phong bảy vị thánh mới trong Giáo hội Công giáo.
Dưới đây là những lược sử về cuộc đời của mỗi vị thánh, cũng như hình ảnh của biểu ngữ của mỗi vị thánh hiện đang được trưng bày tại Vatican.
Đức Thánh Cha Phaolô VI
Ngài sinh vào năm 1987 và có tên là Giovanni Battista Montini. Ngài được thụ phong linh mục vào năm 1920. Ngài đã tốt nghiệp nghiên cứu về Văn học, Triết học và Giáo luật ở Rôma trước khi bắt đầu làm việc cho Ban thư ký Tòa Thánh Vatican. Năm 1954, ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Milan, và năm 1958 được Đức Thánh Cha Gioan XXIII bổ nhiệm làm Hồng y. Là một Hồng y, ngài đã giúp biên soạn Công đồng Vatican II. Sau  khi trở thành Giáo hoàng, ngài  chọn tiếp tục Công đồng.
Không lâu sau khi khởi xướng Công Đồng Vatican II, ĐHY Montini được bầu làm Giáo hoàng  vào năm 1963 ở tuổi 65, chọn danh hiệu Phaolô VI.  Đây là một thời gian khó khăn cho Giáo hội và cho thế giới, vì “Cuộc cách mạng tình dục” đã hoàn toàn dấy động và cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng ở Hoa Kỳ đã ở cao đỉnh. ĐTC Phaolô VI có lẽ được chú ý nhiều nhất qua Thông điệp Humanae Vitae (Sự sống Con người)  của ngài vào năm 1968. Thông điệp được coi như là lời khiển trách chính thức của Giáo hội đối với phương pháp tránh thụ thai và việc cấm sử dụng nó.
ĐTC Phaolô VI qua đời vào năm 1978. Ngài được  Đức Thánh Cha Phanxicô  phong chân phước vào năm 2014.

Chân phước Oscar Romero
Ngài sinh năm 1917 tại El Salvador. Đức cha  Romero là Giám mục Phụ tá của San Salvador bốn năm, trước khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục vào năm 1977. Ngài là một người bộc trực thẳng thắn luôn lên tiếng để bênh vực người nghèo ở El Salvador, người đã bị khủng bố bởi nhóm phiến quân cánh hữu quá khích chủ yếu là do các cuộc biểu tình về bất bình đẳng kinh tế cực đoan ở đất nước trong thế kỷ 20.
Những bài giảng của ngài hằng tuần được phát sóng khắp nơi trên đài phát thanh ở El Salvador, là một phấn khích cho người nghèo của đất nước cũng như một nguồn tin tức đáng tin cậy. Ngoài việc lên tiếng chống lại các hành động của chính phủ El Salvador, ngài cũng chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ trong việc ủng hộ chính quyền quân sự đã chiếm giữ El Salvador vào năm 1979. Thậm chí, ngài đã viết thư cho Tổng thống Jimmy Carter vào tháng 2/1980 yêu cầu ông ngừng ủng hộ chế độ đàn áp.
Vào tháng 3/1980, ĐTGM Romero bị ám sát – mà người ta tin rằng do một nhóm đồ tể giết người của phe phản động trong khi ngài đang cử hành thánh lễ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong chân phước cho ĐGM Romero vào năm 2015.

Chân phước Vincent Romano
Sinh năm 1751 và thụ phong linh mục năm 1775.  Linh mục Romano đã nghiên cứu các tác phẩm của Thánh Alphonsus de Liguori và phát triển một lòng sùng kính cho Bí Tích Thánh Thể. Ngài đã dành cả đời của mình là một linh mục trong Torre del Greco và được biết đến với những cách sống giản dị của mình và  việc chăm sóc cho trẻ mồ côi. Tự tay ngài đã làm việc cực nhọc để tái trùng tu lại giáo xứ của mình sau trận phun lửa của núi Vesuvius năm 1794. Ngài qua đời vào tháng 12/1831 vì bệnh viêm phổi và đã được ĐTC Phaolô VI phong chân phước vào năm 1963.

Chân phước Francesco Spinelli
Sinh ra tại Milan năm 1853, Spinelli đã vào chủng viện và được thụ phong linh mục năm 1875. Ngài bắt đầu việc tông đồ bằng cách giáo dục người nghèo và cũng phục vụ là một Giáo sư chủng viện, Giám đốc tâm linh và cố vấn cho một số nữ tu viện. Năm 1882, linh mục Spinelli gặp Caterina Comensoli, cùng với bà, ngài đã sáng lập Tu viện Adorers of the Blessed Sacrament. Các nữ tu sống tại đây thánh hiến đời mình để tôn thờ Thánh Thể ngày đêm và từ đó truyền cảm nghĩ để họ phục vụ người nghèo và đau khổ.
Ngài qua đời vào năm 1913. Ngày nay tu viện của ngài có khoảng 250 cộng đoàn, hiện diện ở Ý, Congo, Senegal, Cameroon, Colombia và Argentina. Mục vụ của dòng bao gồm chăm sóc người nhiễm HIV, trẻ mồ côi, nghiện ma tuý và tù nhân.
Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã phong chân phước cho ngài vào năm 1992.

Chân phước Nunzio Sulprizio
Sinh ra ở Pescosansonesco, nước Ý năm 1817, Sulprizio mồ côi cha mẹ khi mới được 6 tuổi và đã được nuôi dưỡng bởi một người chú luôn khai thác ngài bằng những việc lao động nặng nhọc. Mệt mỏi và thường được giao nhiệm vụ nguy hiểm, ngài mắc căn bệnh hoại thể và cuối cùng bị mất chân của mình. Bất chấp sự đau khổ khủng khiếp của mình, ngài đã nói như sau: “Chúa Giêsu chịu đựng rất nhiều cho tôi. Tại sao tôi không thể đau khổ vì Ngài?  Nếu tôi có thể chết để thay đổi một một người tội lỗi. ”
Ngài đã hồi phục từ bệnh hoại thể và đã cống hiến đời mình để giúp đỡ các bệnh nhân khác, trước khi sức khỏe của ngài sa sút một lần nữa. Sulprizio qua đời vì ung thư xương năm 1836, khi mới 19 tuổi.
Đức Thánh Cha Phaolô VI đã phong chân phước cho ngài năm 1963.

Chân phước Nazaria Ignacia March Mesa
Sinh năm 1889 tại Madrid, Tây Ban Nha, Nazaria là người thứ tư trong số 18 người con. Lớn lên, gia đình cô thờ ơ và đôi khi thậm chí chống đối với ước muốn bước vào đời sống tu đức, nhưng sau đó cô đã dẫn dắt một số thành viên trong gia đình trở lại nhà thờ khi cô bước vào Dòng ba Phan Sinh. Gia đình cô chuyển đến Mexico vào năm 1904, và Nazarie gặp các nữ tu của Sisters of the Abandoned Elders (Dòng Chị em của những người già bị bỏ rơi), những người đã truyền cảm hứng cho cô tham gia vào tu viện của họ. Năm 1915, cô đã chọn để tuyên khấn trọn đời ở Mexico City và được sai đi để phục vụ cho một nhà tế bần ở Oruro, Bolivia trong 12 năm.
Bắt đầu từ năm 1920, cô cảm thấy một ơn gọi để tìm ra một tu viện mới dành riêng cho công việc truyền giáo. Vào tháng 6/1925, cô thành lập Giáo hoàng Thập tự chinh, sau này đổi tên thành Giáo đoàn các nhà truyền giáo của Giáo hội, với nhiệm vụ dạy giáo lý trẻ em và người lớn, hỗ trợ công việc của các linh mục, điều hành việc truyền giáo, in và phân phát cho các vùng miền tôn giáo . Nhiều người phản đối công việc của cô, nhưng Nazaria vẫn tiếp tục. Tu viện  của cô chăm sóc cho các binh sĩ ở cả hai phe của cuộc chiến tranh 1932-35 giữa Paraguay và Bolivia, và bản thân cô đã tránh được cuộc bách hại ở Tây Ban Nha trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha. Nazaria mất vào tháng 7/1943, và bốn năm sau, cuối cùng  Đức Thánh Cha Pius XII  đã chuẩn thuận thành lập  Giáo đoàn của các nhà truyền giáo của Giáo hội, lúc đó đã lan rộng khắp Nam Mỹ và bắt đầu làm việc tại Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và Cameroon .
Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô II đã phong chân phước cho bà vào năm 1992.

Chân phước Maria Katharina Kasper
Sinh ra ở Dembach, Đức vào năm 1820 với tên là Catherine Kasper, cô đến trường rất ít vì sức khỏe yếu kém. Mặc dù vậy, cô bắt đầu giúp đỡ người nghèo, người bị bỏ rơi, và người bệnh khi còn nhỏ. Mẹ cô đã dạy cô các công việc nhà, cũng như cách quay và dệt vải. Sau khi cha cô qua đời, lúc cô mới 21 tuổi, Catherine đã làm ruộng với giá 10 xu một ngày. Sự giúp đỡ của cô đối với những người khác đã thu hút những người phụ nữ khác, và cô cảm thấy có một ơn gọi với đời sống tu trì, nhưng biết rằng cô cần phải ở lại và giúp đỡ mẹ cô, người có sức khỏe rất kém.
Sau khi mẹ cô qua đời,  với sự chấp thuận của giám mục Limburg, Đức, Catherine bắt đầu một căn nhà nhỏ với vài người bạn cùng cảm nhận được ơn gọi. Năm 1851, cô và bốn phụ nữ khác chính thức tuyên khấn với đời sống khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời và thành lập Dòng Nữ tử khó nghèo của Chúa Giêsu Kitô. Catherine, được biết đến trong tu viện như Mẹ Maria, phục vụ năm nhiệm kỳ liên tiếp là Bề trên của tu viện và tiếp tục thâu nhận nữ tu mới, để mở thêm tu viện của Dòng trên toàn thế giới. Ngày nay Hội dòng có 690 chị em sống trong 104 cộng đoàn ở Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Mexico và Ấn Độ.
Bà qua đời vì một cơn đau tim vào tháng 2/1898, và Đức Thánh Cha Phaolô VI đã phong chân phước cho bà vào năm 1978.

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Jonah McKeown đăng trên CNA)