Lời của Chúa phải là điểm mấu chốt trong sứ điệp của Giáo hội đối với những người trẻ

Gregory, Apuron, ‘luật không dung túng’, và những tính chất bí mật của Giáo hoàng
Các nhà khoa học kêu gọi lệnh cấm toàn cầu đối với sự thay đổi gen của phôi thai
Đó là một phép lạ: việc chữa lành bệnh tại Lộ Đức đã chính thức được tuyên bố đó là sự siêu nhiên

ĐHY Nzapainga và giới trẻ

Đức Hồng y Dieudonne Nzapalainga, vị Hồng y trẻ nhất của Giáo hội,  đã xác tín như vậy khi nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ngày 6/10/2018, trong khuôn khổ của kỳ thảo luận Thượng Hội đồng Giám mục về giới trẻ, đức tin, và nhận thức Ơn gọi.
Nói về cuộc họp Thượng Hội đồng Giám mục – nghị trình qui tụ các giám mục đang diễn ra tại Vatican từ ngày 3 đến 28/10/2018, Đức Hồng y Nzapalainga nói rằng, đó là cuộc gặp gỡ mà các giám mục đang cố gắng cùng nhau nhìn lại vấn đề  để làm cách nào loan báo Tin mừng đến giới trẻ, và lắng nghe những gì người trẻ muốn đóng góp cho Giáo hội. Ngài nói : “Cả thế giới được tụ họp ở đây và đang hỏi ‘Thiên Chúa muốn nói gì với chúng ta hôm nay qua những người trẻ?’ Chúng tôi muốn lắng nghe các bạn trẻ để rồi có thể tìm thấy một hướng đi chung. Chúng tôi vẫn đang tìm kiếm con đường của Chúa. Đôi khi rất khó hiểu.”
ĐHY Nzapalainga, 51 tuổi, là Tổng Giám mục của Bangui, thuộc Cộng hòa Trung Phi. Ngài được ĐTC Phanxicô bổ nhiệm là một thành viên của Hội đồng Hồng Y vào năm 2016.
Theo thông tin  được công bố vào ngày 6/10/2018,   ĐHY Nzapalainga đã được bầu làm một người điều hành, hoặc lãnh đạo, cho một trong những nhóm Thượng HĐGM thảo luận bằng tiếng Pháp. Đây là nhóm các giám mục được triệu tập trong Hội đồng để thảo luận về cách thức, hoặc tài liệu làm việc, tóm tắt các thảo luận trong nhóm, và đề xuất ý kiến kết thúc của nhóm cho Thượng HĐGM.
ĐHY Daniel DiNardo cũng được bầu làm người điều hành một trong 14 nhóm nhỏ, cũng như Hồng Y Blase Cupich. Đức Giám mục Robert Barron là người Mỹ duy nhất được bầu phụ trách một nhóm nhỏ gọi là “relator” – một giám mục chịu trách nhiệm trình bày các thảo luận của nhóm mình phụ trách cho một Hội đồng Giám mục lớn hơn.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Bảy, ĐHY Nzapalainga nói thêm rằng những người trẻ đang mong chờ Giáo hội giúp họ tìm thấy Thiên Chúa trong cuộc sống, đặc biệt là khi họ gặp khó khăn.
ĐHY nói rằng hàng loạt các cuộc nội chiến đã cản trở Cộng hòa Trung Phi trong hơn một thập kỷ, và  chỉ có một thời gian rất ngắn đất nước này có được hòa bình. Ngài nói, Kinh Thánh, một cách đặc biệt, là “sứ điệp của Thiên Chúa” đối với những người đối mặt với sự đau khổ do chiến tranh gây ra: “Chính Chúa Giêsu là người đã chịu đau khổ. Khi bạn đến từ một đất nước đã phải trải qua chiến tranh và đau khổ thì Thiên Chúa hiện diện với bạn.”
ĐHY Nzapalainga cho biết mặc dù phải trải qua những giằng co tại đất nước mình,  “rất nhiều  thanh niên vẫn yêu mến Giáo hội và luôn  muốn chia sẻ đức tin của mình với những người khác.”
ĐHY Nzapalainga nói rằng những người trẻ ở Cộng hòa Trung Phi hy vọng Thượng Hội đồng sẽ giúp họ loan truyền Tin Mừng một cách tốt hơn. Ngài nói : “Chúng ta cần phải giúp giới trẻ để họ loan  truyền Tin mừng của Thiên Chúa cho người khác.”
ĐHY cũng nói đến “tư tưởng thuộc địa”(ideological colonization), một cụm từ đã được Đức Thánh Cha Phanxicô sử dụng để mô tả ảnh hưởng tiêu cực của một số khía cạnh của văn hóa phương Tây đến  Giáo hội ở các nước đang phát triển, bao gồm cả “tư tưởng ngừa thai”: “Mỗi nền văn hóa đều luôn có khía cạnh tích cực và tiêu cực. Điểm then chốt để đón nhận là sự liên kết với Lời của Chúa.”
ĐHY nói rằng việc lượng định những văn hóa đương đại tốt cũng cần  tùy thuộc vào “sự khởi đi từ Tin Mừng”:
“Chúng ta luôn nói về thuộc địa. Chúng ta cần phải thận trọng với khái niệm tiếp nhận mọi thứ đến từ nơi khác. Chúng ta không nên tiếp nhận mọi thứ đến từ châu Âu. Chúng ta cần phải giúp giới trẻ, nếu chúng ta không làm điều này, người trẻ sẽ tiếp nhận mọi thứ, ngay cả những thông tin xấu, thông tin giả mạo. ”
Ngài nói, Giáo hội,  phải giúp những người trẻ hiểu được những gì là đúng, và những gì không, bằng cách đánh giá nó qua lăng kính của Tin Mừng.
ĐHY Nzapalainga nói với CNA rằng nhu cầu của những người trẻ ở đất nước của ngài rất khác với những người bạn của họ ở phương Tây: “Họ đang nỗ lực chỉ để có hòa bình, chỉ để được an toàn.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của JD Flynn đăng trên CNA)