Sau khi Netflix phát hành phim “13 Reasons Why”, số nam thanh niên tự tử tăng vọt gần 30%

Tòa án Anh Quốc phán quyết buộc phải phá thai cho một phụ nữ khuyết tật
Cặp song sinh dâng hiến cho Đức Trinh Nữ Maria trong thời thơ ấu trở thành linh mục, nữ tu
Gregory, Apuron, ‘luật không dung túng’, và những tính chất bí mật của Giáo hoàng

Khi loạt phim ngắn ’13 Reasons Why’ của Netflix, chuyện phim mô tả về sự tự tử ở lứa tuổi vị thành niên, được phát sóng lần đầu tiên vào năm 2017, các chuyên gia về sức khỏe tâm thần bày tỏ lo ngại rằng loạt phim này có thể tạo hiệu ứng lây lan, gây ra sự gia tăng các vụ tự tử ở thanh thiếu niên bị ảnh hưởng từ phim.
Một nghiên cứu mới cho thấy những  lo ngại này không phải là không có cơ sở. Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Academy of Child and Adolescent Psychiatry (Tạp chí của Học viện Tâm thần Trẻ em và Thiếu niên Hoa Kỳ), cho thấy tỉ lệ tự tử  ở nam thanh thiếu niên Hoa Kỳ trong độ tuổi 10 -17 đã tăng 28,9% vào tháng 4/2017), sau khi  loạt phim ra mắt. Theo báo cáo của National Institute of Mental Health (NIMH) (Viện Nghiên cứu Sức khỏe Tâm thần Quốc gia): “Số người chết vì tự tử được ghi nhận vào tháng 4/2017 lớn hơn con số được thấy trong bất kỳ tháng nào trong khoảng thời gian năm năm được các nhà nghiên cứu kiểm tra,” . Sự gia tăng tỷ lệ tự tử trong giới trẻ cũng được tìm thấy trong tháng trước khi phát hành loạt phim, và đến tháng 12/2017, chín tháng sau khi phát hành.
Trong một thông cáo báo chí về nghiên cứu, NIMH tuyên bố :“Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các thực tiễn nghề nghiệp tốt nhất khi miêu tả tự tử trong các chương trình giải trí phổ biến và trên các phương tiện truyền thông.”
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều trường đại học, bệnh viện và NIMH khác nhau –  cũng là nơi tài trợ cho  cuộc nghiên cứu. Theo thống kê, nghiên cứu cho thấy sự gia tăng đáng chú ý các vụ tự tử ở nam thanh thiếu niên, trong khi vấn đề này gia tăng  không quan ngại đối với nữ giới.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích tỷ lệ tử vong do tự tử dựa trên dữ liệu của Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) trang mạng của Wide-ranging Online Data for Epidemiologic Research  (Dữ liệu trực tuyến trên Phạm vi rộng cho nghiên cứu Dịch tễ học.)
Các nhà nghiên cứu tìm thấy sự gia tăng tỷ lệ tự tử ngay cả sau khi điều chỉnh tỷ lệ tự tử dự kiến ​​trong khoảng thời gian đó, dựa trên xu hướng tự tử đang diễn ra. Họ cũng nhận thấy rằng tỷ lệ tự tử không tăng trong khoảng thời gian nghiên cứu cho những người trong độ tuổi 18-64.
Theo CDC, t
ự tử là nguyên nhân hàng đầu thứ ba gây tử vong ở những người trẻ trong độ tuổi từ 10 đến 24. Các nghiên cứu cho thấy  những vụ tự tử công khai cũng có thể gây ra hiệu ứng sóng nước (ripple effect) của các vụ tự tử khác trong cộng đồng.
Một tác giả của nghiên cứu, Lisa Horowitz, Tiến sĩ, MPH, một nhà khoa học lâm sàng trong Chương trình nghiên cứu nội bộ của NIMH, cho biết trong một tuyên bố:  “Kết quả của nghiên cứu này sẽ nâng cao nhận thức rằng những người trẻ tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương bởi truyền thông. Tất cả các ngành, bao gồm cả các phương tiện truyền thông, cần phải chú ý kỹ lưỡng để có tính xây dựng và suy nghĩ về các chủ đề chéo nhau với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.”
Chuỗi phim  “13 Reasons Why” của Netflix được dựng bởi Brian Yorkey, dựa trên một cuốn tiểu thuyết dành cho trẻ vị thành niên, với cùng tựa đề của tác giả Jay Asher. Loạt phim xem xét vụ tự tử của Hannah Baker, 17 tuổi, người đã thực hiện 13 băng cassette trước khi chết. Mỗi cuốn băng được nói đến một người khác ở trường của cô ấy, và ghi chi tiết về cách thức và lý do tại sao điều ấy đã  góp phần cho cô có ý tưởng tìm đến cái chết.  Loạt phim cũng mô tả  hình ảnh vụ tự tử của Baker, trong một cảnh cô ấy cắt cổ tay và để máu chảy vào bồn tắm ở nhà.
Các chuyên gia về sức khỏe tâm thần và các nhà phê bình khác đã đưa ra lo ngại rằng việc miêu tả tự tử như một hành động trả thù và trò chơi quyền lực, chứ không phải là một bi kịch không thể thay đổi được.
Don Mordecai, lãnh đạo quốc gia về sức khỏe tâm thần của Kaiser Permanente, nói với Business Insider: “Có một kiểu lãng mạn hóa, và cốt lõi của câu chuyện là ý tưởng này rằng bạn có thể tự sát và chết mà không thực sự chết. Bởi vì, tất nhiên, (Baker) tiếp tục là một nhân vật trong phim – cô ấy có trong các cảnh phim, và cô ấy vẫn ở đó theo nhiều cách khác nhau.”
Những người tạo ra loạt phim gốc của Netflix đã nhấn mạnh trong một video tiếp theo rằng “13 Reasons Why” giúp đưa ra các ý nghĩa quan trọng – về các chủ đề nghiêm trọng như tự tử, bắt nạt và tấn công, để người xem suy nghĩ về các giải pháp cho ý nghĩ tự tử. Mùa thứ hai của chương trình bao gồm việc từ chối trách nhiệm (disclaimer), nói với thanh thiếu niên nên xem chương trình với một người lớn đáng tin cậy và tìm kiếm sự giúp đỡ nếu họ có ý nghĩ tự tử.
Nhưng ngay cả trước nghiên cứu gần đây, chương trình đã gặp phải nhiều phản ứng dữ dội từ các chuyên gia  về sức khỏe tâm thần, những người nói rằng họ đã không tuân theo một số “Recommendations for Reporting on Suicide,” (Khuyến nghị để Báo cáo về Tự tử,) một danh sách hướng dẫn cho các phương tiện truyền thông được tạo ra bởi các chuyên gia phòng ngừa tự tử và các nhà báo. Các chuyên gia khuyên nên chống lại các tiêu đề giật gân hoặc mô tả phương pháp tự tử, mà các nghiên cứu đã chỉ ra việc có thể dẫn đến lây nhiễm tự tử, hoặc tự tử theo sự bắt chước “copycat”.
Suicide Awareness Voices of Education (Tiếng nói của Giáo dục về Nhận thức về Tự tử ) một nhóm phòng chống tự tử phi lợi nhuận của Hoa Kỳ, cho biết tại buổi phát hành chương trình,  phát biểu rằng nó có thể gây hại nhiều hơn là tốt.
Báo Washington Post cho biết, một giám thị của trường học Florida đã cảnh báo phụ huynh vào tháng 4/2017 rằng loạt phim  này của Netflix đang truyền cảm hứng cho sự gia tăng các mối đe dọa tự tử ở học sinh tiểu học và trung học đệ nhất cấp.
Một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 11/2018 cũng cho thấy 87 thanh thiếu niên tự tử trong độ tuổi từ 13 đến 17 được đưa đến khoa cấp cứu, 43 người trong số họ nói rằng họ đã xem ít nhất một tập phim của “13 Reasons Why”. Trong số những người đã xem chương trình này, 21 người báo cáo rằng họ tin rằng đã tăng nguy cơ tự tử.
Trong thông cáo báo chí về nghiên cứu NIMH, các tác giả đã kết luận rằng những phát hiện “nên đóng vai trò như một lời nhắc nhở hãy chú ý đến những tác động ngoài ý muốn có thể xảy ra của việc tự tử, và như một lời kêu gọi ngành công nghiệp giải trí và truyền thông sử dụng các biện pháp tốt nhất khi tham gia với chủ đề này.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết đăng trên CNA)