“Thiên Chúa bây giờ đang ở đâu?” Trí tưởng tượng có thể tăng thêm đức tin của chúng ta trong thời gian dịch bệnh

Nam Sudan: “Nữ tu Xanh” mang hy vọng đến với những phụ nữ bị lạm dụng
Tại sao Kitô hữu tin vào sự sống lại, chứ không phải sự đầu thai  
Một trường trung học tại Indianapolis bị thu hồi danh hiệu trường Công giáo

Chúng ta đang phải sống theo các lệnh giới nghiêm và cách ly do dịch coronavirus gây ra, nhiều người Công giáo có thể thấy mình không thể thực hành đức tin theo cách mà họ đang sống như hiện tại.
Khi bạn không thể tham dự thánh lễ, không được nhận Bí tích Thánh Thể, hoặc thậm chí không thể đi đến nhà thờ, bạn tìm thấy Chúa ở đâu?
Linh mục Nicolas Steeves, SJ (Dòng Tên), nói với CNA: “Điều đầu tiên chúng ta cần nhớ là Thiên Chúa yêu thương và muốn giúp chúng ta bất cứ lúc nào, vì vậy Người không thể yêu thương chúng ta ít hơn trong lúc này như khi chúng ta đã tham dự thánh Lễ tại nhà thờ, khi chúng ta có thể đón nhận tất cả các bí tích. Khi chúng ta không thể đón nhận các bí tích, chúng ta thực sự phải tự hỏi: Chúa đang ở đâu bây giờ?”
Là một Giáo sư Thần học tại Đại học  Pont Pontical Gregorian ở Rome, ngài cho biết câu hỏi này không chỉ liên quan đến thời điểm hiện tại của coronavirus, mà còn cả trong mùa Phục sinh.
Lm, Steeves nói : “Trong khi Chúa Giêsu Phục sinh và lên trời, các môn đệ của Người ở đâu, Mary Magdalene ở đâu, các tông đồ đã tìm thấy Chúa Giêsu ở đâu? Đây là thời gian của Chúa Giêsu và những việc của Người, Người sẽ cho họ nhìn thấy Người, và Người sẽ xuất hiện. Vì vậy,  trong mùa Phục sinh  này chúng ta phải tìm hiểu thêm là: Chúa Giêsu đang hiện diện ở đâu, tôi có thể tìm thấy Người ở đâu bây giờ?”

Trí Tưởng tượng
Lm. Steeves nhớ lại một hình ảnh từ Cựu Ước, khi ngôi đền thờ bị phá hủy, Chúa đã theo dân của Người đi lưu vong và ở lại cùng với họ.
Ngài đã đưa ra một so sánh với việc giới nghiêm vì dịch coronavirus như “khi một người phải lưu vong không thể đến các nhà thờ được, nơi mà chúng ta thường tìm thấy [Chúa].”
Ngài cũng nói rằng chúng ta có thể nghĩ, “Chúa ở trong tôi chỗ nào, xung quanh tôi, ngay bây giờ, để tôi có thể gặp gỡ Người?”
Ngài giải thích, 
đó là nơi trí tưởng tượng của chúng ta có thể hữu ích theo một cách rất thực tế.
Tuy nhiên, theo linh mục Steeves,  trí tưởng tượng rất khó xác định, “Aristotle đã nói rằng trí tưởng tượng và trí nhớ của chúng ta cũng giống như một kho tàng hình ảnh mà giác quan và [tâm trí] của chúng ta đã phát minh ra từ những gì chúng ta thấy xung quanh chúng ta”.
Theo ngài, các giác quan thân xác của chúng ta chỉ có thể trải nghiệm bề mặt của sự vật, “nhưng nhiệm vụ cụ thể của trí tưởng tượng Kitô giáo là tưởng tượng ra sự thật.”
Ngài đã chỉ ra một khái niệm cơ bản trong thần học Kitô giáo: sự mặc khải, mà theo nghĩa đen, “nghĩa là lấy đi tấm màn che.”
Đức tin Kitô giáo của chúng ta nhận ra rằng ngay cả trong thời gian bình thường, vẫn luôn có một số trở ngại về việc chúng ta khám phá ra Thiên Chúa, và do đó, sự mặc khải thường đến từ truyền thống, thánh thư và huấn quyền của Giáo hội.”
Một ví dụ về điều này là giáo huấn của Giáo hội về Bí tích Thánh Thể.
Lm. Steeves cho biết, “Trong Thánh lễ, người Công giáo sử dụng trí tưởng tượng để nhận ra rằng ngoài sự tưởng tượng về bánh và rượu, Thiên Chúa thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể trong Mình, Máu, linh hồn và thiên tính của Người. Đức tin dạy tôi rằng Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Bí tích Thánh Thể và sử dụng trí tưởng tượng không có nghĩa là nó là giả hoặc bịa đặt – nó rất thật – nhưng tôi đã vượt ra ngoài để nhận ra điều đó.”
Theo Lm. Steeves, “toàn bộ quan điểm của việc sử dụng trí tưởng tượng trong đức tin của chúng ta không phải là để tạo ra những thứ huyền ảo, đó là cách chúng ta có thể tìm ra nơi mà Thiên Chúa vô hình, không nghe thấy đang ẩn náu để chúng ta tìm kiếm Người, tìm kiếm Người sẽ thực sự là ơn cứu độ chúng ta và đưa chúng ta đến với cuộc sống vĩnh cửu.
Ngài nói, các Kitô hữu làm điều này thông qua việc sử dụng trí tưởng tượng của họ trong lời cầu nguyện, khi đọc Kinh thánh, trong phụng vụ và trong các bí tích. “Đồng thời, cách mà chúng ta có thể tưởng tượng đến các công việc bác ái của mình trong cuộc sống hàng ngày.”

Đức tin trong khi có một đại dịch
Nhà Thần học này cũng thừa nhận rằng việc nói chuyện với người thân qua điện thoại, hoặc nhìn thấy qua ứng dụng, không giống như khi chúng ta có thể ôm họ ngoài đời, tham dự thánh lễ qua truyền hình trực tuyến cũng không giống như thực sự tham dự thánh lễ tại nhà thờ
Nhưng ngài nói vẫn còn nhiều cách mọi người có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để có thể cảm thấy được nhiều hơn từ thánh Lễ qua màn hình.
Chẳng hạn, trong khi nghe các bài đọc Thánh Kinh: “Làm thế nào có thể hiểu được ẩn dụ trong một số bài đọc đó, các bài Thánh vịnh, các câu chuyện Kinh thánh từ Cựu Ước, các dụ ngôn của Chúa Giêsu, làm thế nào để chúng thúc đẩy trí tưởng tượng của tôi và giúp tôi tăng niềm tin, tăng hy vọng, tăng đức bác ái?”
Ngài nói thêm,
trí tưởng tượng, cũng có thể giúp chúng ta tăng trưởng đức hạnh trong suốt thánh lễ và suốt cả tuần sau đó, khi chúng ta có thể cố gắng cách để cầu nguyện cho một lời nguyện đặc biệt từ những lời nguyện của các tín hữu, hoặc để giúp đỡ người bệnh, hoặc đau khổ, qua  việc gọi điện thoại.
Trong suy nghĩ về làm cách nào có thể gặp gỡ Thiên Chúa và cảm thấy mình là một phần của Giáo hội – ngay cả khi không thể tham dự thánh lễ – Lm. Steeves khuyến khích và đặt câu hỏi: “Điều gì sẽ là điều hữu ích nhất đối với tôi?”
Ngài nói :
“Xem Thánh Lễ [thông qua một buổi truyền hình trực tuyến] có giúp gì cho tôi không, hay nó làm tôi thất vọng hơn?”
Ngài cũng đưa ra những ý tưởng về những cách cụ thể khác để tìm thấy Thiên Chúa trong thời gian này, như cầu nguyện với Kinh thánh, đọc các tác phẩm thần học, đọc các câu chuyện và các tác phẩm của các vị thánh, và cầu nguyện cách truyền thống như lần chuỗi Mân côi.
Ngài cũng gợi ý những thứ kết hợp các giác quan của bạn, như đốt hương, nghe những bài Thánh vịnh hay thánh nhạc và chiêm nghiệm về một bức ảnh của vị thánh nào đó.
Ngài nói :
Bất cứ việc gì sẽ giúp các giác quan cơ thể của bạn mang lại những ký ức hạnh phúc như khi đang ở một nhà thờ cùng nhau, gặp gỡ Chúa, tăng niềm hy vọng và bác ái, tôi nghĩ đó là những điều tuyệt vời để kết hợp bây giờ.”
Ngài lưu ý, ký ức cũng có thể là một công cụ hữu ích trong thời gian này,  cho dù đó là ký ức cá nhân và kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa trong phụng vụ và cầu nguyện hay ký ức chung của Giáo hội.
Nếu chúng ta hiểu lịch sử của Giáo hội thì chúng ta sẽ khám phá ra rằng Giáo hội luôn tìm mọi cách, trong một bệnh dịch hoặc một tai họa khác, để nuôi dưỡng đức tin của các giáo sĩ và người tín hữu và luôn tiếp tục là một Giáo hội mặc dù trong hoàn cảnh có thể là không bình thường”.
Mặc dù đó là một hoàn cảnh khó khăn, Lm. Steeves khuyến khích mọi người nên luôn trung thành trong đức tin để tìm kiếm Thiên Chúa.
Ngài chia sẻ:
“Tôi nghĩ rằng chúng ta có một cảm giác tốt hơn bây giờ về sự mặc khải, về Thiên Chúa thực sự là ai – Đấng Tạo Hóa – và chúng ta là ai. Chúng ta chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng chúng ta vẫn được Người yêu thương, và Người kêu gọi chúng ta đi ra khỏi những con đường bình thường của chúng ta và cố gắng tìm đến Người ngay bây giờ.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của  Hannah Brockhaus đăng trên CNA)