Tự tử đang gia tăng – Giáo hội Công giáo có thể làm gì để giúp đỡ?

Tư lợi và đạo đức giả phá hủy Giáo hội
Hoa hậu Mexico đã có một quyết định trở thành nữ tu
ĐTC ban phép lành trong dịp đại Lễ Phục Sinh: Xin Chúa Kitô xua tan bóng tối của nhân loại đang đau khổ

Tuần lễ đầu tháng 9/2019,  đánh dấu Tuần lễ Quốc gia Phòng Chống nạn tử tử tại Hoa Kỳ (National Suicide Prevention Week) (Tuần lễ Phòng chống Tự tử Quốc gia) tại Hoa Kỳ, một tuần mà những người ủng hộ sức khỏe tâm thần và cộng đồng chia sẻ những lời khuyên và hướng dẫn về phòng chống nạn tự tử, cũng như tìm ra những dấu hiệu cảnh báo tự tử.
Vào thứ Hai, 8/9/2019, Mục sư Jarrid Wilson, 30 tuổi, một người truyền giáo nổi tiếng và ủng hộ sức khỏe tâm thần, đã tự tử. Chỉ vài giờ trước khi qua đời, Wilson đã đăng một thông điệp trên Twitter về lòng thương xót của Chúa Giêsu đối với người trầm cảm và tự tử.
Ông viết trên Tweeter: ”
“Yêu mến Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng chữa được ý nghĩ tự tử. Yêu mến Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng chữa được bệnh trầm cảm. Yêu mến Chúa Giêsu không phải bao giờ cũng chữa được bệnh PTSD. Yêu mến Chúa Giêsu không phải lúc nào cũng chữa được bệnh lo lắng. Nhưng điều đó không có nghĩa là Chúa Giêsu không  đồng hành và an ủi chúng ta.  Ngài luôn luôn làm điều đó.” Wilson là một người đã từ lâu ủng hộ về sức khỏe tâm thần, và đã thành lập nhóm Anthem of Hope, cùng với vợ mình và một nhóm tín hữu Tin Lành để giúp những người trầm cảm và có ý tưởng tự tử. Cái chết của ông đã xảy ra sau một năm  Mục sư Andrew Stoecklein, một vị truyền giáo trẻ tuổi, rất sôi nổi và là người ủng hộ sức khỏe tâm thần, đã tự tử.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh (CDC -Center for Disease Control), trong vòng khoảng16 năm,  từ năm 2000 – 2016, tỷ lệ người Mỹ tự tử trong độ tuổi lao động (từ 16-64 tuổi) tăng 34%.  Dữ liệu của CDC cho thấy tỷ lệ tự tử đã tăng vọt, thậm chí còn bi thảm hơn,  trong số những người Mỹ ở độ tuổi 10-24,  tăng 50%  trong giai đoạn từ năm 2000-2017.
Hai vụ tự tử của những Mục sư này làm nổi bật điều liên quan đến xu hướng tăng vọt vấn đề tự tử, đặc biệt là trong giới trẻ, ngay cả trong những người thuộc cộng đồng Kitô giáo.
CNA đã có buổi nói chuyện với ba chuyên gia sức khỏe tâm thần về lý do tại sao tỷ lệ tự tử, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi, đang gia tăng, và những gì Giáo hội Công giáo và các cộng đồng đức tin khác có thể làm để giúp đỡ trong vấn đề này.

Quá nhiều kết nối và chịu áp lực
Phó tế Basil Ryan Balke là một nhà trị liệu có giấy phép tại Mount Tabor Counselling ở khu vực Denver, và là đồng chủ trì của kênh truyền thanh trên mạng “Catholic Psyche,” nhằm mục đích giáo dục mọi người về sự hợp nhất giữa khoa học tâm lý và tâm linh, triết học và thần học Công giáo. Ông cũng là một phó tế đã kết hôn với một người thuộc Giáo hội Công giáo Đông phương.
Phó tế Balke nói với CNA rằng, theo  ông  một trong những yếu tố thúc đẩy sự tự tử ở thanh thiếu niên và thanh niên là sự kết nối liên tục với thế giới thông qua các thiết bị di động, cùng với việc cuộc sống của họ thiếu vắng một ý nghĩa lớn hơn.
Ông nói:
Khi tôi còn học trung học … Tôi về nhà, và tôi thật sự không có bất kỳ liên lạc nào với bạn bè, trừ khi tôi muốn điều đó. Còn bây giờ với sự tràn nghập của điện thoại di động, bạn luôn luôn giao tiếp liên tục, luôn di chuyển và không bao giờ có thể nghừng nghỉ, và bạn không bao giờ có thể tiếp tục với cuộc sống bên ngoài của những hình ảnh bạn phải đưa ra thế giới (thông qua phương tiện truyền thông xã hội). Họ luôn luôn mất tập trung, luôn luôn chạy về phía trước. Tôi cũng đã từng là một Trưởng Mục vụ Giới trẻ trong nhiều năm, và những đứa trẻ này không bao giờ có được một khoảnh khắc bình yên.”
Tommy Tighe là một nhà trị liệu hôn nhân và gia đình có giấy phép hành nghề tại khu vực Bay area (vùng Vịnh) ở California, người cũng tổ chức một kênh truyền thanh về Công giáo và sức khỏe tâm thần có tên là “St. Dymphna’s Playbook.” Tighe nói với CNA rằng mặc dù có nhiều kết nối hơn, nhưng giới trẻ ngày nay trở nên cô lập hơn bao giờ hết.
Tighe nói :
“Có rất nhiều áp lực … có rất nhiều dồn ép để trở nên nổi tiếng, nhưng các kết nối truyền thông xã hội thường không tương đương với một cộng đồng bạn bè thân thiết.”
Theo một bài báo năm 2015 từ tạp chí nghiên cứu đồng nghiệp-bình luận Cyberpsychology, Behavior và Social Networking, việc sử dụng phương tiện xã hội thường xuyên ở trẻ em và thanh thiếu niên có liên quan đến chức năng tâm lý kém, vì nó hạn chế khả năng tương tác trực diện hàng ngày của giới trẻ, làm suy giảm khả năng của họ để giữ và duy trì các mối quan hệ có ý nghĩa.
Nghiên cứu cho thấy những học sinh sử dụng phương tiện truyền thông xã hội mỗi ngày từ hai tiếng đồng hồ trở lên sẽ có nhiều khả năng giảm sút sức khỏe tinh thần, và trải qua mức độ buồn khổ tâm lý cao và có ý tưởng tự tử.
Tighe lưu ý:
“Có một xu hướng đối với các mối quan hệ hời hợt, và dĩ nhiên là bạn không đăng lên Instagram là ‘Tôi đang chán nản’ hay những gì như vậy, vì vậy tôi nghĩ mọi người không biết phải chia sẻ với ai.”
Phó tế Balke nói thêm:  “Tôi nghĩ cũng có một điều khác đang xảy ra là cuộc sống hằng ngày của những người trẻ ngày nay đang mất dần ý nghĩa. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đã mất đi ý nghĩa như một tác động mạnh mẽ trong cuộc sống của chúng ta.”
Balke cho biết đặc biệt đối với những người trẻ, luôn có một áp lực ngày càng mãnh liệt là đòi hỏi việc học, hoặc chăm chỉ trong thể thao,  đã thay thế những thứ từng mang lại cho mọi người ý thức về một mục đích lớn hơn, như đức tin, hoặc đức hạnh, hoặc những mối quan hệ gia đình gần gũi.
Ông nói :
“Cho dù đó là môn thể thao, họ phải là ngôi sao điền kinh, họ phải ở trong tất cả các lớp có trình độ cao, họ phải có 30 tín chỉ đại học trước khi tốt nghiệp trung học, điểm hạng 4.0 bây giờ không còn đủ tốt nữa mà phải là 4.3 hay hơn nữa. Thậm chí tôi không biết làm thế nào để bạn làm điều đó. Họ đang đẩy mình quá sức đến mức mà không còn ý nghĩa gì đằng sau tất cả vì họ không có mục đích bao quát. Những thứ này thay thế cho điều đó. Bạn có thể làm điều gì đó ngu ngốc như ăn xà bông giặt quần áo để bạn trở nên nổi tiếng trên thế giới trong ba mươi giây. Thật điên khùng! Có vẻ như những người trẻ này đang chờ đợi cơ hội lớn tiếp theo của họ.”

Sự kỳ thị kéo dài của việc chăm sóc sức khỏe tâm thần
Theo Tighe, một yếu tố làm tăng đột biến trong các vụ tự tử ở những người trẻ và các nhóm dân số khác là việc  cảm thấy sự kỳ thị kéo dài trong việc tìm kiếm chữa trị, hoặc các can thiệp sức khỏe tâm thần khác.
Ông nói :
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cố gắng hành động như mình đã thực sự thay đổi (như một xã hội) trong nhận thức  về sức khỏe tâm thần, nhưng tôi không nghĩ điều đó thực sự đúng. Đặc biệt … hình như mỗi khi có một trong những thảm kịch lớn ở trong nước, sức khỏe tâm thần lại được tung lên và tôi nghĩ điều đó đẩy mọi người lánh xa hơn là muốn tiếp cận, hoặc xác định là có vấn đề.”
Ngoài ra, Tighe cho biết, không chỉ những người trẻ ngày nay gặp khó khăn hơn trong việc tạo mối quan hệ có ý nghĩa với bạn bè đồng trang lứa,  mà ngay cả cha mẹ cũng thường ngại khi nói về vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần với con cái.
Tighe chia sẻ:
“Tôi đang hy vọng rằng thế hệ cha mẹ trẻ sẽ sẵn sàng hơn một chút, nhưng điều đó thật đáng sợ, phải không? Điều đó thật đáng sợ khi nói về điều này.”
Nhưng cha mẹ khi nói về điều đó cần phải càng cụ thể  càng tốt.
Tighe nói : “
Bạn muốn sử dụng cụm từ chính xác đó: ‘Bạn đang nghĩ về việc tự sát?’ Hoặc ‘Bạn đang nghĩ về việc tự tử?’ Bạn không muốn sử dụng cụm từ ‘tự làm hại mình’ hay ‘Bạn đang nghĩ về việc làm tổn thương chính mình? Bạn phải rất rõ ràng.”
Một số người lo sợ rằng nói về tự tử có thể đưa ra ý tưởng tự tử trong trí óc con cái của họ, hoặc có thể làm trầm trọng thêm chứng trầm cảm của chúng, nhưng Balke nói rằng các nghiên cứu cho thấy những nỗi lo sợ này là không có cơ sở.
Balke nói:
“Nói theo kiểu thống kê – thì bạn không thể bắt được ý nghĩ tự tử. Khi hỏi : “Bạn đang nghĩ đến việc tự tử hay sao?”, bạn sẽ không khiến những đứa trẻ tự tử. Thật ra … điều đó lại giúp chúng thoát khỏi sự cô lập đó.”

Phong trào Soul Shop (cửa hàng linh hồn): giúp các hội đoàn ngăn ngừa tự tử
Năm 1999, khi vụ tự tử của ba học sinh trong vòng bảy tháng làm rung chuyển cộng đồng của mình thì Fe Anam Avis là Mục sư của một nhà thờ Presbyterian ở một thị trấn nhỏ ở ngoại ô phía Nam tiểu bang Ohio.
Khi t
ìm kiếm sự giúp đỡ và các nguồn lực cho các cộng đoàn đang đau buồn của mình, ông thấy rằng có rất ít hoặc không có gì khi nói đến các nguồn lực dựa trên đức tin để ngăn ngừa tự tử và sức khỏe tâm thần. Ông bắt đầu đi diễn thuyết để nói về việc tự tử, nhưng nhận thấy rằng khán giả của ông không phải là các giáo sĩ và lãnh đạo nhà thờ.
Michelle Snyder, Giám đốc của phong trào Soul Shop – một tổ chức được thành lập bởi Fe, chuyên huấn luyện giáo sĩ và giáo đoàn về các phong ngừa và giúp can thiệp những người muốn tự sát, nói với CNA: “Fe nói: Tôi đến những thị trấn này, họ đưa tôi vào một hội trường để tôi thuyết trình về tự tử.. Khoảng một trăm người trong một thị trấn nhỏ đã xuất hiện trong một thị trấn nhỏ, nhưng không ai trong số họ là  giáo sĩ.” Bây giờ Fe đã nghỉ hưu.
Michelle Snyder chia sẻ:
(Fe) nói ông có cảm giác như mọi người trong nhà thờ không kết nối vấn đề ngăn ngừa tự tử này với đức tin, và các mục sư không thể hiện tham gia vào vấn đề này như một vấn đề của đức tin.”
Đó là điều đã thúc đẩy Fe thành lập phong trào Soul Shop, một nhóm hiện đang đi khắp đất nước để tổ chức các hội thảo hướng dẫn cách trình bày về tự tử, cách ngăn chặn và những dấu hiệu cảnh báo về vấn đề này.
Snyder nói :
Tôi thường nói với một nhóm các nhà lãnh đạo cộng đồng đức tin, nếu bạn tự đặt câu hỏi là, có ai trong giáo xứ của tôi nghĩ về việc tự tử không? Bạn đang tự hỏi mình một câu hỏi sai. Bởi vì câu hỏi đúng là, ai là sáu người trong số một trăm người ở đây đang nghĩ về việc tự tử ngay bây giờ?”
Một phần của khóa đào tạo đơn giản chỉ bao gồm là nâng cao nhận thức của các giáo sĩ và lãnh đạo nhà thờ rằng có những người tuyệt vọng trong các cộng đoàn của chính họ có nguy cơ tự tử và cần được giúp đỡ. Snyder cho biết họ cũng huấn luyện các cộng đoàn về cách hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi tự tử của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè.
Ngoài ra, họ học hỏi những câu chuyện về tự tử, hay ý tưởng tự tử, được tìm thấy trong các đoạn Kinh thánh.
Cô nói :
“Có rất nhiều câu chuyện như thế… Chúng ta có Judas, câu chuyện về Judas và đó là một vụ tự sát. Nhưng bạn cũng có những câu chuyện như Elijah (người đã) cầu nguyện để được chết. Bạn đã có Saul, người đã tự mình dùng kiếm và tự sát … bạn đã có Gióp, người nói rằng cái chết sẽ tốt hơn những gì tôi đang trải qua. Bạn đã có rất nhiều anh hùng trong Kinh thánh nghĩ về (tự tử) hoặc cách khác chỉ nói, ‘Tôi đang rất đau khổ. Cái chết sẽ tốt hơn,’ nhưng người đó lại không tự tử. Vì vậy, bạn đã có rất nhiều vụ tự tử – bạn đã có những nỗ lực tự tử, bạn đã tự tử, bạn đã can thiệp tự tử.”
Họ cũng đào tạo các nhà lãnh đạo nhà thờ trong việc phát hiện ra một số dấu hiệu cảnh báo của một người có nguy cơ tự tử.
Tighe cho biết một số trong những dấu hiệu cảnh báo đó bao gồm những người bị trầm cảm đáng chú ý trong thời gian dài, luôn tránh né xã hội, nói về tự tử hoặc tự làm hại bản thân, hoặc cho đi đồ quý giá cá nhân, và nhiều những điều khác nữa.
Theo Tighe, m
ột dấu hiệu cảnh báo có vẻ kỳ lạ nữa là khi một người bị trầm cảm trong một thời gian dài đột nhiên vui vẻ trở lại một cách khó hiểu.
Tighe nói :
“Nếu một người nào đó cực kỳ chán nản và đột nhiên họ cảm thấy rất vui vẻ … điều đó khiến chúng tôi rất lo lắng, bởi vì đôi khi vì họ đã đưa ra quyết định như, vào thứ Sáu, tôi sẽ làm điều đó (tự tử). Và họ cảm thấy như một gánh nặng trút khỏi vai họ, bởi vì họ nhìn thấy một sự kết thúc.”
Tighe nói thêm, k
hi những yếu tố nguy cơ đó được phát hiện, đó là thời gian để hỏi cụ thể mọi người xem họ có đang cân nhắc tự tử hay không.
Snyder cho biết, t
rong các khóa đào tạo Soul Shop, nhóm thực hiện phương pháp tiếp cận sức khỏe cộng đồng về vấn đề tự sát, nghĩa là họ đào tạo các cộng đồng đức tin để chịu trách nhiệm chung cho sức khỏe của chính những tín hữu của họ.
Cô nói :
Chúng tôi dành cả ngày để trang bị cho các cộng đồng đức tin về cách trở thành cộng đồng đức tin liên quan đến vấn đề này.”
Theo Snyder, một trong những công cụ phòng ngừa tự tử lớn nhất mà cộng đồng đức tin có thể cung cấp là trở thành cộng đồng “an toàn tâm hồn” của đức tin, nơi mọi người cảm thấy được kết nối và có giá trị như một người trọn vẹn, và không chỉ vì một khía cạnh của bản sắc.
Snyder lưu ý, n
hững người kiên cường hơn để chống lại ý tưởng tự sát là những người không “bỏ tất cả trứng của họ trong một rổ”
Cô nói :
Nếu quả trứng nằm trong một rổ được nhận học bổng toàn phần cho bóng đá, và sau đó tôi bị chấn thương, thì đó là tất cả trứng đều nằm trong rổ đó. Nếu tôi không có Kế hoạch B, vậy thì điều đó trở thành rủi ro. Và để giúp mọi người trong cộng đồng, chúng ta phải trở thành những người có kỹ năng với cuộc sống đầy đủ, phong phú và đa dạng có thể là một người khởi xướng để ​​ngăn ngừa tự tử.”
Snyder chia sẻ: Soul Shop, các cộng đồng nhà thờ được đào tạo về nhận thức và phòng ngừa tự tử được gọi là “cộng đồng an toàn tâm hồn”  đó là những “cộng đồng mà mọi người cố gắng kết nối với nhau … cộng đồng mà nơi mọi người biết phải làm gì.  Những cộng đồng nơi chúng ta nhận thức được xu hướng muốn lẩn tránh khi chúng ta không thoải mái và bị thách thức không làm điều đó.”

Những điểu gì khác có thể thực hiện được?
Bên cạnh việc tổ chức Soul Shop, hoặc các khóa đào tạo ngăn ngừa tự tử khác, các linh mục và giáo xứ còn có thể làm gì khác để giúp ngăn ngừa tự tử?
Balke cho biết ông sẽ khuyến khích tất cả các linh mục gặp gỡ nhân viên và tình nguyện viên của họ thường xuyên để làm quen với các trung tâm phục vụ sức khỏe tâm thần sẵn có tại địa phương. Họ nên biết địa điểm, giờ làm việc và số điện thoại khẩn cấp của các phòng khám ấy để gọi khi cần.
Ông nói :
“Họ cần phải biết liên lạc nhanh chóng, để khi ai đó đến văn phòng của họ, hoặc sau một buổi học Kinh thánh, hoặc bất cứ điều gì khi cuộc trò chuyện như vậy xẩy ra, họ đã có sẵn trong điện thoại để gọi và họ không phải tìm kiếm nữa.”
Tighe cho biết ông đề nghị các giáo xứ có các “tờ bướm” (flyer) được dán trên bảng thông tin để chia sẻ các thông tin về sức khỏe tâm thần tại địa phương, cũng như các đường dây nóng tại địa phương để gọi điện, hoặc text (nhắn tin). Tại Hoa Kỳ, nhắn tin cho “741741” người sử dụng sẽ được kết nối  với một đường dây “nóng”.
Tighe nói:
Các đường dây “nóng” nhận được tỷ lệ phản hồi tuyệt vời, bởi vì “mọi người nghĩ, tôi sẽ nhắn tin, dễ dàng hơn. Và họ thật tuyệt vời. Chúng tôi nhận được những người đến phòng khám của chúng tôi và đang nghĩ “Tôi đang lái xe đến cầu, (vì đó là một điều rất phổ biến ở đây trong vùng Vịnh mà những người tự tử tìm đến), và vì bất kỳ lý do gì đã nhắn tin cho những người này và họ nói tôi đến phòng khám của bạn trước khi tôi đi.”
Theo Balke, c
ác linh mục và giáo sĩ cũng nên biến nó thành một điểm để xây dựng mối quan hệ cá nhân với các chuyên gia sức khỏe tâm thần trong cộng đồng của họ.
Balke chia sẻ:
“Đôi khi một người nào đó  có thể chỉ cần gọi điện thoại và nói, ‘Này, bạn nghĩ gì về điều này? Tôi nên làm gì trong tình huống này?“.  Tôi có một số linh mục và phó tế thường xuyên gọi điện cho tôi và nói, “Bạn biết đấy, có ai đó đã đến văn phòng của tôi và nói điều này, điều kia. Những gì đang xảy ra ở đây?‘”
Balke nói, linh mục và các nhà lãnh đạo khác trong giáo xứ cũng cần phải đối xử với các vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần với mức độ nghiêm trọng mà họ đáng được tiếp nhận.
Các mục sư và các nhà lãnh đạo khác trong nhà thờ cũng cần phải đối xử với các vấn đề tự tử và sức khỏe tâm thần với mức độ nghiêm trọng mà họ cần phải chú ý, và đừng coi họ là một vấn đề không nghiêm trọng, hoặc là điều có thể được giải quyết chỉ bằng cầu nguyện hoặc hướng dẫn tâm linh.
Snyder cho rằng:  “
Sức khỏe tâm thần trong Giáo hội thật sự là một vấn đề,   không nhất thiết phải được giải quyết với mức độ nghiêm trọng, từ cấp độ giáo xứ, nhưng nó đáng được quan tâm.  Chúng ta đang có những người tự tử tại các giáo xứ và trong các nhà thờ của mình.”
Snyder nói rằng cô tự tin rằng, nếu được đào tạo đúng cách, các nhà thờ và giáo xứ có một vai trò chính trong việc ngăn ngừa tự tử trong cộng đồng của họ.
Cô nói:
“Chúng ta nói rất nhiều về việc thắt dây an toàn, trước  khi tai nạn xảy ra. Và đó là những gì chúng tôi mô tả ở đây, là cách chúng ta làm điều đó trong các cộng đồng đức tin thật sớm trước khi khủng hoảng xảy ra.”

(Tóm lược và chuyển ngữ từ bài viết của Mary Farrow đăng trên CNA)